NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG THU HÚT FDI Ở TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI tại Trung quốc và kinh nghiệm đối với Việt nam (Trang 35 - 38)

cơn sốt đầu tư. Chẳng hạn như giai đoạn 1992 - 1993, do quá coi trọng việc đưa tiền vốn bên ngoài vào, các địa phương đua nhau theo đuổi tiền vốn nước ngoài, thậm chí đem việc thu hút FDI đánh đồng với phát triển kinh tế. Họ đua nhau miễn giảm thuế thu nhập, hạ thấp giá cả sử dụng đất đai, hình thành nên những “cơn sốt” cổ phiếu, nhà đất, khu khai phát, lợi dụng vốn ngân hàng...trên khắp cả nước. Một hậu quả trực tiếp mà những cơn sốt đem lại chính là đầu tư quá nóng. Đầu tư quá nóng ảnh hưởng làm kinh tế quá nóng. Lạm phát tăng cao trong hai năm liền, năm 1993 là 13,2%, 1994 là 21,7%.

Thu hút FDI nghiêng nhiều về ngành bất động sản. Quy mô đầu tư vào ngành này quá lớn: các dự án xây dựng quá nhiều đã làm tăng nhu cầu về vật liệu xây dựng. Do vậy ở một mức độ nhất định việc cung ứng vật liệu xây dựng bị căng thẳng, nó đã mở rộng khoảng cách giữa cung và cầu, thúc đẩy vật giá gia tăng. Ngành bất động sản phát triển mạnh còn nảy sinh hoạt động đầu cơ bất động sản buôn đất, buôn nhà làm cho giá các khâu chuyển nhượng vượt qua hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần giá nhượng bán đất gây nên sự bất ổn định của tiền tệ.

II. NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG THU HÚT FDI Ở TRUNG QUỐC TRUNG QUỐC

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9 36

Trước khi tiến hành cải cách, nền kinh tế Trung Quốc cũng lâm vào tình trạng suy thoái toàn diện, nên khi thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tất cả các địa phương, các ngành đều đứng trước nhu cầu thiếu gay gắt về vốn. Tuy nhiên, vì mỗi vùng có trình độ phát triển khác nhau nên không thể cùng một lúc mở cửa tất cả các vùng. Với phương châm “dò đá qua sông”, vừa làm thử vừa rút kinh nghiệm, Trung Quốc đã ưu tiên mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các vùng có điều kiện thuận lợi phát triển trước.

1.1. Xây dựng các đặc khu kinh tế (Special Economic Zones)

Khu vực ven biển Đông Nam của Trung Quốc có một ưu thế đặc biệt, đó là truyền thống kinh doanh buôn bán lâu đời và vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương quốc tế. Nếu vùng này có thể đi vào thị trường quốc tế để tỏ rõ thế mạnh, tìm ra lối thoát để chuyển sang quỹ đạo hướng ra bên ngoài, tạo một cái nhìn tốt về nền kinh tế Trung Hoa thì chẳng những kinh tế vùng đó phát triển mà còn làm bàn đạp cho sự phát triển của cả miền Trung và miền Tây. Xuất phát từ ý nghĩ đó, năm 1980, Trung Quốc chính thức thành lập tại khu vực này bốn đặc khu kinh tế (ĐKKT): Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến. Đến năm 1988, để đáp ứng nhu cầu mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh đã trở thành đặc khu kinh tế thứ năm khiến cho quy mô các đặc khu ngày càng mở rộng.

Với phương châm “mượn gà đẻ trứng”: sử dụng vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước và chỉ rõ “những con gà cần mượn”, Trung Quốc đã không nhầm khi xác định các đối tượng đầu tư của chính sách thu hút vốn đầu tư bên ngoài: hơn ai hết, chính là 57 triệu người Hoa hải ngoại, là Đài Loan, là Hồng Kông, Ma Cao. Tiếp sau là tất cả những ai có khả năng cung cấp công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Điều này lý giải tại sao Trung Quốc lại lựa chọn thành lập các đặc khu kinh tế ở những vị trí rất đắc địa:

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9 37

Thứ nhất, các đặc khu đều nằm sát các thị trường tư bản: Thâm Quyến tiếp giáp với Hồng Kông, Chu Hải nằm cạnh Ma Cao, Sán Đầu và Hạ Môn đối diện với Đài Loan, giao thông đường biển, đường không thuận tiện với bên ngoài, là cầu nối của Trung Quốc với các trung tâm công nghiệp và thương mại trên thế giới, tạo cơ hội cho Trung Quốc du nhập vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài.

Thứ hai, các đặc khu là quê hương của hàng chục triệu người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài. Họ có vốn, có kỹ năng quản lý hiện đại, có kinh nghiệm ngân hàng, có kiến thức tiếp thị. Cộng đồng người Hoa ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế tài chính khổng lồ sẽ là lợi thế cho Trung Quốc khai thác vốn đầu tư.

Ngay từ khi bắt đầu xây dựng, Trung Quốc đã định các đặc khu kinh tế phải hoàn thành nhiệm vụ “bốn cửa sổ” là cửa sổ kỹ thuật, cửa sổ quản lý, cửa sổ tri thức và cửa sổ chính sách đối ngoại. Một mặt có nhiệm vụ làm ra số của cải vật chất ngày càng nhiều, dẫn đầu cả nước trong việc làm giàu. Mặt khác phải cung cấp cho nội địa những khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng nhanh tiến trình 4 hiện đại hoá của đất nước.

Các đặc khu được xây dựng phần nào dựa trên mẫu các khu chế xuất, tức là cũng được thành lập để thu hút FDI, áp dụng và chuyển giao công nghệ mới và kỹ năng quản lý, mở rộng xuất khẩu và thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên mục tiêu của các đặc khu không chỉ dừng lại ở hướng về xuất khẩu như các khu chế xuất mà phải thực hiện nhiệm vụ kép bao gồm “ngoại diên”, tức là đưa đầu tư và kỹ thuật từ nước ngoài vào và “nội liên”, tức là thiết lập các mối quan hệ với các xí nghiệp nội địa Trung Quốc. Những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý du nhập ở nước ngoài thông qua tiêu hoá và hấp thụ, truyền đạt, được chuyển vào nội địa theo mô hình hướng ra bên ngoài. Do vậy, ĐKKT của Trung Quốc ngoài chế biến xuất khẩu còn khuyến khích các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn khu chế xuất như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...

HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

NguyÔn thÞ thu h¶o, A1 CN9 38

Để thu hút FDI vào các đặc khu, Trung Quốc đã áp dụng một loạt các chính sách linh hoạt hợp lý.

Thứ nhất, áp dụng “dịch vụ một cửa”, Trung Quốc mạnh dạn phân quyền cho các đặc khu. Trung Ương chỉ thống nhất quản lý vĩ mô, từ bỏ việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế của địa phương. Tính toán quản lý các thông số kinh tế cụ thể do địa phương hoàn toàn quyết định. Trung Ương cho phép các ĐKKT quyền hành chính, lập pháp và quản lý kinh tế ngang cấp tỉnh. Được đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc phê chuẩn, các ĐKKT có quyền ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong phạm vi đặc khu, tuỳ theo yêu cầu thực tế và mức độ cần thiết hợp với đánh giá của đặc khu. Các ĐKKT hoàn toàn đủ thẩm quyền phê chuẩn các dự án có mức vốn đầu tư dưới 30 triệu USD với điều kiện không thuộc danh sách các hạng mục cần kiểm soát của nhà nước. Việc phân cấp quản lý này vừa có tác dụng rất tích cực trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong thu hút FDI, vừa giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, tăng cường sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, các chính sách ưu đãi áp dụng tại các đặc khu tỏ ra rất mạnh bạo. Mặc dù đã có ưu thế về lao động rẻ và phí sử dụng đất thấp, mức ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong đặc khu vẫn cao hơn nhiều so với ngoài đặc khu, cụ thể là:

Một phần của tài liệu Thu hút vốn FDI tại Trung quốc và kinh nghiệm đối với Việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)