B-1 Phương pháp hình thang

Một phần của tài liệu Tin học trong tự động hóa thiết kế tàu thủy ppt (Trang 32 - 34)

Giả sử mặt cắt ngang có hình dáng như trên hình 2.14a. Qua điểm A kẻ một đường thẳng sao cho hai phần hình phẳng được gạch chéo có diện tích xấp xỉ bằng nhau, đường thẳng như vậy sẽ cắt trục hoành tại điểm B trên hình 2.14a và cắt đường thẳng vuông góc với trục hoành trên hình 2.14b . Độ dài đoạn thẳng OB chính là giá trị hiệu chỉnh của tung độ mút đường cong ta ký hiệu y0.

Ta cần tiến hành hiệu chỉnh tung độ tính toán mút đường cong trong trường hợp đường cong mặt cắt ngang hoặc mặt đường nước vượt quá hoặc chưa tới nút tính toán (ví dụ: vị trí sườn để tính cho đường nước; vị trí đường nước để tính cho đường sườn).

Trên hình 2.15.a mút đường cong mặt cắt ngang vượt ra quá đường ước số 1 nhưng chưa đến đường nước số 0. Trong trường hợp này ta tiến hành điều chỉnh như sau: Từ B kẻ đường thẳng BD sao cho hai phần diện tích gạch chéo bằng nhau. Nối B với điểm O. Qua D kẻ DE song song với BO. Đoạn thẳng EO trên đường sườn mới là trị số hiệu chỉnh y’

0. Giá trị này mang dấu âm trong bảng tính toán.

Hình 2.14b Hiệu chỉnh đường cong mặt đường nước

Nếu đường cong vượt chưa quá nửa khoảng sườn tính toán thì cần hiệu chỉnh tung độ mút đường cong về sườn đầu mút. Trên hình 2.15 b tiến hành hiệu chỉnh tung độ mút đường cong mặt diện tích đường nước. Trình tự như sau: Nối A với B, dựng AC sao cho hai phần diện tích gạch chéo bằng nhau, qua C kẻ CN song song với AB. Đoạn thẳng AN là giá trị tung độ mút đướng cong sau khi hiệu chỉnh ký hiệu là y/

0.

Hình 2.15 b. Hiệu chỉnh đường cong mặt đường nước

Một phần của tài liệu Tin học trong tự động hóa thiết kế tàu thủy ppt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w