Kết quả tính các đặc trưng hình học vỏ tàu được tập họp một bản vẽ chung mang tên gọi các đưòng cong thủy tĩnh của tàu (Hình 2.13). Thuật ngữ chuyên ngành để chỉ đồ thị dạng này không giống nhau ở nhiều nước, trong đó có nước ta. Trong tài liệu chính thức của IMO, họ đường cong này mang tên gọi bằng tiếng Anh hydrostatic curves, có nghĩa các đường cong thuỷ tĩnh của tàu. Trong tài liệu này sẽ sử dụng tất cả cách gọi chưa thống nhất trên đây.
2.4.4. Biện pháp nâng cao độ chính xác của các phương pháp tích phân gần đúng tích phân gần đúng
2.4.4.1. Tính chính xác của các phương pháp tích phân gần đúng
Độ chính xác của các phương pháp tích phân gần đúng phụ thuộc chủ yếu vào số lượng các đường thẳng góc được dựng để tính toán diện tích. Số lượng càng nhiều mức độ chính xác càng cao. Nguyên tắc cơ bản để nâng cao độ chính xác của phương pháp tính là phải xác định số đường thẳng góc (số lượng các tung độ tính toán) như thế nào đó để các cung của đường cong dần biến thành các dây cung. Trong thực tế tính toán các yếu tố của
đường nước của tàu thường ta sử dụng 21 tọa độ có khoảng cách đều nhau. Ở đây độ chính xác sẽ còn phụ thuộc vào việc hiệu chỉnh giá trị tung độ ở hai đầu mút đường cong. Khi dùng hai mươi mốt đường thẳng góc để tính toán, độ chính xác đạt được xấp xỉ 0,5%.
Qui tắc thứ nhất của Símson khi sử dụng 21 đường thẳng góc sai số gặp phải xấp xỉ 0,1%. Thông thường có thể sử dụng 11 đường thẳng góc và ở hai đầu đường cong ta thêm các đường thẳng góc phụ nằm giữa các khoảng chia cũng đảm bảo được độ chính xác cần thiết.
Phương pháp Tre-bư-sev cũng được sử dụng khá phổ biến và rất thích hợp với tích phân hướng dọc. Khi dùng 9 tọa độ để tính toán diện tích theo phương pháp này sai số gặp phải xấp xỉ 0,3%, còn momen quán tính và hoành độ tâm đường nước gặp sai số xấp xỉ 2,7%.
Nhìn chung các phương pháp tích phân gần đúng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy trong tính toán ta cần căn cứ vào các điều kiện và đòi hỏi thực tế để lựa chọn phương pháp tính cho thích hợp.
2.4.4.2. Biện pháp nâng cao độ chính xác trong tính toán a) Sử dụng tọa độ phụ a) Sử dụng tọa độ phụ
Tại những vị trí đường cong có độ cong lớn hoặc thay đổi đột ngột hoặc có độ dốc lớn ta nên kẻ thêm những đường vuông góc phụ hoặc dùng máy đo diện tích để xác định diện tích cho riêng bộ phận đó. Ví dụ hai đầu mút đường nước ta thường thêm sườn phụ ở giữa khoảng cách các sườn, còn trên mặt cắt ngang diện tích phần hình phẳng gần ky đáy có thể xác định bằng máy đo diện tích.