PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nâng cao tối đa hiệu suất trích ly của cà phê, (Trang 112 - 113)

Qua những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Tỉ lệ cơ chất tối ưu cho chế phẩm là 2 phần bột mì và 1 phần bột sắn.

2. Thời gian ủ chế phẩm 30 giờ là tối ưu cho sinh tổng hợp pectinase và cellulase.

3. Chế phẩm Biocoffee-1 có hiệu quả tốt trong lên men ba loại cà phê phổ biến ở Việt Nam (cà phê Bi, Sẻ và Mokka). Cà phê sau lên men có độ hòa tan và khối lượng chất tan thu được tăng rõ rệt so với cà phê không được lên men.

4. Ngâm hạt cà phê trước khi lên men trong 1 giờ là thời gian ngâm thích hợp giúp thu được nhiều chất hòa tan nhất.

5. Thời gian lên men tối ưu là 16 giờ.

6. Tỉ lệ chế phẩm sử dụng là 0,16% thì hiệu suất trích ly đạt tối đa, thu được lượng chất hòa tan cao nhất.

7. pH dịch trích chất tan giảm dần theo thời gian lên men và cũng giảm dần theo sự gia tăng của hàm lượng chế phẩm.

8. Trọng lượng khối ủ giảm dần theo sự gia tăng của hàm lượng chế phẩm. Theo thời gian lên men thì trọng lượng khối ủ giảm dần, về sau lại tăng nhẹ.

9. Nhiệt độ khối ủ đạt cao nhất sau khi lên men 8 giờ.

Vì giới hạn về thời gian và một số điều kiện, đề tài của chúng tôi chưa khảo sát được một số khía cạnh có liên quan nên chúng tôi có một số đề nghị sau:

1. Tạo loại chế phẩm sinh học mới với thành phần là một số nguồn tinh bột khác và với tỉ lệ phối trộn khác.

2. Tạo loại chế phẩm sinh học mới từ các nguồn vi sinh vật khác. 3. Khảo sát các thành phần trong hạt cà phê sau lên men.

4. Tiến hành cảm quan cà phê thành phẩm sau lên men.

5. Khảo sát quá trình lên men đối với một số loại cà phê khác. 6. Sử dụng enzyme tinh khiết cho quá trình lên men cà phê.

Một phần của tài liệu nâng cao tối đa hiệu suất trích ly của cà phê, (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)