Tại TTGDCK TP. HCM các quy định về thanh toán và thanh toán bù trừ cũng là một nhân tố cần thiết trong quá trình quản lý sự phát triển của thị tr−ờng chứng khoán nhằm giảm thiểu rủi ro giao dịch và thanh toán, chủ yếu dựa vào số lần giao dịch. Tất nhiên, cơ chế thanh toán cần phải có thể điều tiết tình trạng đi xuống và luồng các giao dịch trên thị tr−ờng chứng khoán để đạt tới các mục tiêu huy động tiết kiệm và phân bổ tín dụng. Thậm chí, cơ chế thanh toán đóng một vai trò quan trọng hơn nữa đối với hệ thống tài chính khi xảy ra khủng hoảng tài chính và rủi ro hệ thống. Khả năng quản lý các giao dịch theo danh mục một cách nhanh chóng và có hiệu quả và điều chỉnh vị thế của các thành viên tham gia thị tr−ờng là hết sức cần thiết để giảm nhẹ áp lực thị tr−ờng và giảm thiểu rủi ro.
a.) Rủi ro giao dịch
Về rủi ro giao dịch tại TTGDCK TP. HCM đ−ợc đề cập đến là các rủi ro gặp phải khi các giao dịch, mua hoặc bán chứng khoán, đ−ợc thực hiện thay mặt các nhà đầu t− với hy vọng sau khi các giao dịch đ−ợc hoàn tất, các nhà đầu t− sẽ không mất khả năng thanh toán. Nếu nh− nhà đầu t− mất khả năng thanh toán sau khi giao dịch đ−ợc hoàn tất, công ty cần phải tìm một nhà đầu t− khác sẵn sàng mua các chứng khoán đó. Khi đó, sẽ phát sinh chi phí thay thế bởi vì công ty đã nghĩ là có thể bán chứng khoán cho một bên nh−ng nay phải tìm một ng−ời mua mới. Và khi một giao dịch phải mất một thời gian dài để thực hiện, giá chứng khoán có thể thay đổi. Nếu giá chứng khoán thay đổi theo h−ớng bất lợi cho công ty chứng khoán, công ty sẽ bị thua lỗ khi phải tìm kiếm khách hàng mới.
Do vậy, rủi ro giao dịch về cơ bản chính là rủi ro chi phí thay thế. Giá cả có thể thay đổi khi các giao dịch đang đ−ợc thực hiện, đặc biệt khi nó cần 4-5 ngày và vì thế, cần phải tìm cách cắt giảm thời gian thực hiện giao dịch.
Tại TTGDCK TP. HCM hiện nay quy trình giao dịch đ−ợc thực hiện là T+3,
muốn giảm bớt rủi ro trong giao dịch thì cũng cần phải giảm quy trình giao dịch. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng tại TTGDCK TP. HCM để giúp cho thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam phát triển và thu hút các nhà đầu t−
n−ớc ngoài.
Rủi ro giao dịch cần đ−ợc phân biệt với khái niệm rủi ro thanh toán. Rủi ro thanh toán là rủi ro xảy ra khi công ty không nhận đ−ợc tiền thanh toán cho chứng khoán. Rủi ro giao dịch hoàn toàn khác với rủi ro thanh toán bởi vì nó quan tâm tới độ dài thời gian của giao dịch tr−ớc khi các cổ phiếu đ−ợc chuyển tới nhà đầu t−: công ty ch−a nhận đ−ợc tiền trên tài khoản ngân hàng của mình trong một khoản thời gian xác định, do đó sẽ có một sự
không nhất quán về giữa thời điểm chứng khoán đ−ợc chuyển tới cho nhà
đầu t− và thời điểm việc thanh toán đ−ợc thực hiện.
Tại thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam, rủi ro thanh toán mang ý nghĩa rất quan trọng. Công ty chuyển giao chứng khoán song không nhận đ−ợc tiền thanh toán, sự mất hay thiếu khả năng thanh toán của các bên tham gia hợp
đồng. Đối với TTGDCK TP. HCM hiện nay, các nhà quản lý thị tr−ờng cần
phải đầu t− các công nghệ mới để cải thiện hệ thống thanh toán giảm thiểu tối đa m−c độ rủi ro trong thanh toán. Trong t−ơng lai, khi thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam phát triển, với khối l−ợng tiền, chứng khoán lớn giao dịch qua TTGDCK, nhất thiết phải sử dụng hệ thống thanh toán “chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền”.
Tr−ớc đây, các nhà quản lý thị tr−ờng không quan tâm đến rủi ro nh−
hiện nay bởi rủi ro hệ thống không đ−ợc nhìn nhận là một vấn đề quá quan trọng. Nh−ng trong t−ơng lai do các ngân hàng và nhà môi giới lớn có thể bị phá sản và gây tác hại nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống tài chính trong nền kinh tế nên các nhà quản lý cần phải kiểm soát rủi ro thanh toán, đây là tác động của sự cạnh tranh và các luồng vốn ngày càng gia tăng. Các quản lý thị tr−ờng muốn thu lợi từ một hệ thống cạnh tranh và luồng vốn vận động tự do hơn mang tính quốc tế nh−ng cũng thấy tr−ớc các tình huống phá sản có thể xảy ra trong hệ thống này. Vì vậy, những rủi ro xảy ra cho hệ thống tài chính có liên quan tới thanh toán cần phải đ−ợc hạn chế.