Bài học kinh nghiệm từ thực trạng thu hút dòng vốn FPI ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 31)

Trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngày cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 - 1998, Thái Lan đã kiên trì thực hiện chính sách tự do hoá tài chính của mình và không có những chính sách điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển của các dòng vốn nước ngoài trong đó có dòng vốn FPI. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, Thái Lan cũng đã thực hiện một số biện pháp về quản lý ngoại hối và can thiệp vô hiệu đối với dòng vốn vào nhưng những biện pháp này đã không mang lại kết quả vì không có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng như không thực hiện cùng với việc giám sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa.

Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan còn cho thấy, để có được sự độc lập trong chính sách tiền tệ và tự do hoá sự di chuyển vốn, một chế độ tỷ giá hối

đoái linh hoạt hơn cần được áp dụng. Ngược lại, nếu muốn di trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định và sự độc lập của chính sách tiền tệ, cần thực hiện những biện pháp điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển vốn. Việc không tôn trọng quy luật này đã khiến cho Thái Lan bị tác động mạnh của hiệu ứng rủi ro tháo chạy của các nhà đầu tư và rơi vào khủng hoảng.

1.4.2. Trung Quốc thành công trong việc điều tiết sự di chuyển dòng vốn FPI (phụ lục số 05)

Trung Quốc điều tiết sự di chuyển dòng vốn FPI hướng đến các mục tiêu:

- Đảm bảo ổn định tài chính, tính cạnh tranh của tỷ giá hối đoái, tính độc lập của chính sách tiền tệ và tránh sự lây lan của khủng hoảng từ bên ngoài.

- Thay đổi cơ cấu của dòng vốn nước ngoài vào trong nước thông qua việc

khuyến khích dòng vốn dài hạn và hạn chế dòng vốn ngắn hạn.

- Đảm bảo sự độc lập về chính trị.

- Trợ giúp chính sách công nghiệp, thực hiện quá trình tự do hoá từ từ và có thể kiểm soát được, tăng tiết kiệm nội địa và dự trữ ngoại tệ.

™ Nhận xét

Những biện pháp điều tiết sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài nói chung và dòng vốn FPI nói riêng vào Trung Quốc được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp hành chính chứ không dựa trên yếu tố thị trường (market based). Mục đích là khuyến khích sự chảy vào của dòng vốn dài hạn và hạn chế sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn. Những biện pháp điều tiết này trong một nghĩa nào đó mang tính lưỡng cực: tài khoản vốn được kiểm soát chặt chẽ hơn so với tài khoản vãng lai; tự do hóa sự di chuyển của dòng vốn FPI đối với một số lĩnh vực đồng thời kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển của dòng vốn này đối với một số lĩnh vực khác như: ngân hàng, bảo hiểm, TTCK…;

Mặc dù còn những hạn chế nhất định song những chính sách này được coi là thành công vì chúng đã giúp cho Trung Quốc ổn định kinh tế vĩ mô (trong đó có ổn định tỷ giá); bảo vệ khu vực nội địa trước sức ép cạnh tranh của các nhà ĐTNN; đảm bảo được tính độc lập của chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng (thông qua việc khuyến khích đầu tư và tăng cường khả năng cạnh tranh của xuất khẩu) và bảo

vệ nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính từ bên ngoài.

Thành công của những biện pháp điều tiết kể trên được quyết định bởi các nhân tố sau:

- Chính sách điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI nói riêng và dòng vốn nước ngoài nói chung được đặt trong chiến lược phát triển chung của nền kinh tế. Chúng được thực hiện một cách khá triệt để và nhất quán nhưng cũng khá linh hoạt và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế bên trong cũng như bên ngoài;

- Quá trình điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài được tiến hành trong điều kiện Trung Quốc thực hiện tự do hóa nền kinh tế một cách từ từ với những khác biệt so với trình tự tự do hóa mà nhiều nước đang phát triển khác đã thực hiện. Thông thường, quá trình tự do hóa được bắt đầu từ tự do hóa thương mại, sau đó là nới lỏng những hạn chế về quản lý ngoại hối, tiếp theo là tự do hóa dòng vốn dài hạn và cuối cùng là tự do hóa dòng vốn ngắn hạn. Quá trình tự do hóa ở Trung Quốc được thực hiện một cách có lựa chọn, trên cơ sở thử nghiệm, thậm chí đảo ngược khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)