Các nước được xem xét đã áp dụng đa dạng các biện pháp để điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài:
- Kiểm soát dòng vốn vào thông qua các biện pháp mang tính thị trường (bằng cách đánh thuế dòng vốn vào) hoặc mang tính hành chính (bằng cách phân tách thị trường vốn thành hai thị trường độc lập dành riêng cho các nhà đầu tư nội địa và ĐTNN ở Trung Quốc).
- Kiểm soát dòng vốn ra bằng các biện pháp điều tiết động: từ những biện pháp mang tính hành chính chuyển sang các biện pháp mang tính thị trường.
- Can thiệp vô hiệu và thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt.
- Thực hiện việc điều tiết và giám sát thận trọng đối với hệ thống tài chính trong nước.
Thay đổi được cơ cấu và thời hạn của dòng vốn vào trong nước theo hướng tăng vốn dài hạn và giảm vốn ngắn hạn; đảm bảo được sự ổn định tài chính và tránh được nguy cơ lây lan của khủng hoảng; đảm bảo được sự độc lập của chính sách tiền tệ.
Hạn chế những tác động tiêu cực của khủng hoảng, trợ giúp cho chính sách công nghiệp và chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, tăng tiết kiệm nội địa.
Thành công của những chính sách điều tiết của trung Quốc được quyết định bởi những nhân tố:
- Chính phủ có năng lực và quyết tâm trong việc thực hiện chính sách.
- Các chính sách điều tiết được thiết kế kỹ càng và được thực hiện một cách nhất quán nhưng mềm dẻo theo sự thay đổi của tình hình thực tế.
- Các nền tảng kinh tế vĩ mô lành mạnh.
- Các Chính phủ có kinh nghiệm trong việc điều tiết nền kinh tế, tự do hoá kinh tế được tiến hành từ từ.
Một số hạn chế trong việc áp dụng các chính sách điều tiết:
- Tăng chi phí vốn cho nền kinh tế, đặc biệt đối với các công ty vừa và nhỏ. - Khuyến khích tình trạng tham nhũng và móc ngoặc.
- Hạn chế sự phát triển của khu vực tài chính góp phần làm tăng những khoản cho vay không hiệu quả của hệ thống ngân hàng.
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997-1998 ở Thái Lan cho thấy:
Nước này đã không thực hiện việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài một cách thận trọng và do đó họ đã thất bại (những biện pháp điều tiết của Thái Lan đã được thực hiện mà không có sự phối hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô khác); quá trình tự do hoá tài khoản vốn ở Thái Lan đã diễn ra quá nhanh và không được tiến hành cùng quá trình giám sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa, đặc biệt là hệ thống ngân hàng; Chính phủ Thái Lan đã đứng ra bảo lãnh cho hoạt động của hệ thống tài chính và điều đó đã dẫn tới hiệu ứng “rủi ro đạo đức”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua kinh nghiệm thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở một số nước trên thế giới, đề tài rút ra một số nhận xét sau:
Dòng vốn gián tiếp nước ngoài chảy vào các thị trường đang nổi có những đặc điểm cơ bản: tính thanh khoản cao, ngắn hạn, bất ổn dễ bị đảo ngược cũng như tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp.
Thái Lan đã không thành công trong việc thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài, do nước này đã không thực hiện việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài một cách thận trọng và do đó họ đã thất bại (những biện pháp điều tiết của Thái Lan đã được thực hiện mà không có sự phối hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô khác; quá trình tự do hoá tài khoản vốn ở Thái Lan đã diễn ra quá nhanh và không được tiến hành cùng quá tình giám sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa, đặc biệt là hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó Trung Quốc lại thành công trong việc thu hút dòng vốn FPI do Trung Quốc có những chính sách điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển của các dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn FPI. Qua đó cho thấy dòng vốn gián tiếp nước ngoài có tính bất ổn cao dễ bị đảo ngược.
Để thành công, Việt Nam cần thận trọng, linh hoạt trong việc sử dụng các chính sách nhằm thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài. Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập là thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài nhưng phải có sự kiểm soát nhằm hạn chế sự đảo ngược dòng vốn giống Thái Lan.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN TTCK VIỆT NAM THỜI GIAN QUA