Khuyến khích phát triển các công ty cổ phần đại chúng

Một phần của tài liệu Quyền chọn thị trường chứng khoán và một số giải pháp làm tăng khả năng áp dụng công cụ này vào thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46)

Về nguyên lý, các công ty cổ phần nói chung là một trong những thành phần chủ lực tham gia vào quá trình cung ứng hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, xét về mức độ cung cho thị trường, có thể phân biệt thành 2 loại: công ty cổ phần nội bộ và công ty cổ phần đại chúng.

Đối với công ty cổ phần nội bộ, cổ phiếu chỉ được phát hành ở mức độ giới hạn, chủ yếu trong phạm vi những thành viên sáng lập. Thông thường số lượng cổ phiếu ít nhưng mệnh giá lại rất cao. Trái lại, đối với công ty cổ phần đại chúng, cổ phiếu được phát hành rộng rãi trong công chúng với số lượng lớn và mệnh giá thấp. Do đó, nếu số lượng công ty cổ phần đại chúng càng nhiều thì số lượng và chủng loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán sẽ càng tăng và đa dạng hơn. Trong điều kiện đó, người đầu tư chứng khoán sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn và phân tán rủi ro trong đầu tư. Việc gia tăng số lượng công ty cổ phần đại chúng có thể được tiến hành theo hai hướng: thành lập mới công ty cổ phần đại chúng và công chúng hóa các công ty cổ phần nội bộ.

3.3.3. Khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết lên niêm yết tại thị trường tập trung:

Có một số kiến nghị đã được nhiều tổ chức niêm yết và các ban ngành đề xuất liên quan đến thuế như kéo dài thời hạn ưu đãi thuế và giảm thuế suất cho các tổ chức niêm yết. Điều này chứng tỏ những ưu đãi hiện nay chưa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp. Chính phủ cần xem xét nghiêm túc đề nghị này từ phía các doanh nghiệp và cân đối các nguồn thu chi từ thuế để giải quyết triệt để. Theo chúng tôi, với số lượng công ty niêm yết ít ỏi như hiện nay với quy mô hoạt động không quá lớn thì những ưu đãi trên sẽ không giảm đáng kể nguồn thu từ thuế của Nhà nước, trái lại về lâu dài, khi nền kinh tế được kích thích phát triển thì nguồn thu này sẽ tăng nhanh. Cẩn trọng hơn thì việc nới lỏng các ưu đãi về thuế này nên xem xét song song với kế hoạch tăng số lượng công ty niêm yết để đảm bảo chủ động trong chi tiêu ngân sách.

Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn của việc niêm yết, nên chăng chúng ta cần có ưu đãi về vay ngân hàng cho các tổ chức niêm yết. Đành rằng các công ty niêm yết có kênh huy động vốn dài hạn dễ dàng hơn các công ty chưa niêm yết thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng trên thị trường tiền tệ, các công ty này lại chưa có thuận lợi gì hơn các doanh nghiệp chưa niêm yết, trong khi điều kiện tài chính của họ minh bạch hơn hẳn. Các ngân hàng thương mại quốc doanh nên được chỉ đạo từ Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức niêm yết với thủ tục dễ dàng và nhanh chóng nhất. Đây cũng là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp nghĩ đến quyết định niêm yết chứng khoán của công ty mình.

3.2. Kích cầu trên thị trường chứng khoán:

3.2.1. Tạo nhận thức về sản phẩm mới – quyền chọn chứng khoán:

Đây là việc làm tương tự ta đem viên ngọc chưa được mài dũa và ở trong bóng tối lâu ngày ra lau chùi dưới ánh sáng và giới thiệu nó cho mọi người biết. Đây là việc làm nhằm tạo nhu cầu và khát vọng về sản phẩm mới. Sản phẩm mới không chỉ liên quan đến người tiêu dùng, nhà sản xuất, mà còn liên quan đến người quản lý thị trường giao dịch sản phẩm đó. Do đó, việc tạo nhận thức phải đồng bộ ở cả 3 đối tượng này bằng các biện pháp thiết thực như: hội thảo, giáo dục học đường, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một khi có nhận thức đầy đủ về sản phẩm thì họ sẽ tự nguyện tham gia thị trường mà không cần thúc ép.

3.2.2. Nâng cao trình độ quản lý và hiểu biết chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các thành phần tham gia thị trường: trường chứng khoán của các thành phần tham gia thị trường:

− Nhân lực quản lý thị trường:

Để có thể đảm đương được vai trò quản lý của mình, nhân lực này cần được Nhà nước đầu tư thích đáng, cụ thể:

(i) Một là duyệt chỉ tiêu biên chế cho các cơ quan quản lý (Sở Giao dịch, Trung tâm Giao dịch) trên cơ sở xem xét tính hợp lý của các yêu cầu của các đơn vị.

(ii) Hai là quan tâm hơn nữa đến tuyển dụng nhân sự. Nhân sự tại các phòng ban chuyên môn nhất định phải qua thi tuyển, nhưng quan trọng là ở chất lượng các cuộc sát hạch. Thông báo tuyển dụng phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua nhiều vòng thi khó để thực sự tìm được người tài. (iii) Ba là có chính sách tiền lương thỏa đáng để chiêu mộ và níu giữ nhân tài. Việc tuyển dụng chỉ thực sự thành công khi hậu tuyển dụng thật hấp dẫn, trước

nhất là ở vấn đề lương bổng. Tiền lương phải dư sống thì mới không có tiêu cực xảy ra. Nên chăng Nhà nước cần khoán thu chi hoàn toàn cho Sở/ Trung tâm.

(iv) Bốn là có chương trình, kế hoạch đào tạo lâu dài cho nhân viên Sở/ Trung tâm, có thể luân phiên cử nhân viên đi học trung và dài hạn (từ 2 năm trở lên) ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển (Anh, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,…).

(v) Năm là mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, Sở Giao dịch các nước để tranh thủ và học tập kinh nghiệm của họ để vận dụng cho thực tế trong nước.

− Nhân lực quản trị công ty:

Các tổ chức phát hành phải chuẩn bị chu đáo và tích cực các điều kiện để nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh thông qua chiến lược đổi mới công nghệ, chiến lược đầu tư và hơn cả là cách thức quản trị công ty. Thực ra, nền kinh tế thị trường sẽ dần dà đào thải những cá nhân kém năng lực, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khi đa số các công ty cổ phần lớn đều do nhà nước nắm cổ phần chi phối, việc nâng cao trình độ quản lý cho đối tượng này là điều rất cần thiết, bởi vì đa số người điều hành công ty cổ phần (vốn là người điều hành doanh nghiệp nhà nước trước đây) là những người có năng lực quản lý kém.

− Nhân lực môi giới:

Việc nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân các công ty, mà còn có sự quan tâm của các cấp quản lý ở các mặt sau:

(ii) Nghiêm khắc hơn trong xử lý vi phạm của các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán để đảm bảo pháp luật được tuân thủ;

(iii) Củng cố hoạt động của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các tổ chức trung gian để trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng tác nghiệp.

− Nhà đầu tư:

Về vấn đề nâng cao hiểu biết của dân chúng về thị trường chứng khoán, ngoài khía cạnh tuyên truyền, giáo dục cũng là khía cạnh quan trọng. Các trường đại học nên nghiên cứu thành lập thêm khoa thị trường chứng khoán. Sự ra đời của khoa này sẽ giúp đào tạo lớp người đầu tư mới có kiến thức căn bản hơn về lĩnh vực mới mẻ này.

Đã có kiến thức căn bản về thị trường, hơn ai hết, người đầu tư rất cần một môi trường để thực hành. Môi trường này phải thực sự an toàn vì họ thực hành bằng đồng tiền thực của mình. Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở Giao dịch chứng khoán là nơi an toàn nhất cho họ. Nếu chúng ta muốn thu hút nhiều nhà đầu tư đến với thị trường tập trung thì chất lượng hàng hóa phải thật cao với một số lượng đủ lớn, đủ sức hấp dẫn số đông. Chúng ta không thể trông chờ một khối lượng giao dịch thật lớn khi mà có ít người có hàng để bán và cũng ít người muốn mua. Vậy giải pháp tiếp theo chắc chắn sẽ liên quan đến hàng hóa.

3.2.3. Mở rộng hoạt động của các quỹ đầu tư trên thị trường tài chính:

Việc mở rộng này nên theo hai hướng: mở rộng hoạt động quỹ đầu tư bảo hiểm và thành lập các quỹ đầu tư.

Quỹ bảo hiểm thực sự trở thành một định chế tài chính trung gian quan trọng trong thị trường chứng khoán. Ở các quốc gia trên thế giới các quỹ bảo hiểm hoạt

động mạnh đến mức không thể khống chế giới hạn đầu tư vào một loại chứng khoán. Đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy còn hết sức non trẻ song những lý thuyết và thực tiễn đã khẳng định rằng công ty bảo hiểm nhân thọ là tác nhân quan trọng trên thị trường trái phiếu. Chúng không chỉ tham gia trên thị trường phát hành để mua và nắm giữ trái phiếu mà còn tác động trên thị trường thứ cấp để tạo sự sôi động trên thị trường . Đến lượt nó, thị trường trái phiếu sẽ tạo ra mảnh đất không cẵn cỗi để các doanh nghiệp này tối đa hóa lợi ích bằng danh mục đầu tư trái phiếu. Mối quan hệ giữa thị trường trái phiếu với các công ty bảo hiểm nhân thọ là mối quan hệ tương hỗ về lực. Vậy chúng ta phải làm gì để làm tốt vai trò quan trọng của các nhà đầu tư bảo hiểm nhân thọ được khẳng định đối với sự phát triển thị trường trái phiếu, cần có những biện pháp đồng bộ từ nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện các yếu tố cơ sở của thị trường này.

Một trong những biện pháp là phải đa dạng hóa về loại trái phiếu về thời hạn, lãi suất, các trả thưởng, sự chuyển đổi và loại tiền. Như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư tương thích được với nguồn vốn.

Để nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện để quyền chọn được nhanh chóng đưa vào thị trường thì hiện nay Chính phủ Việt Nam nên cải thiện môi trường pháp lý, cho phép thành lập các quỹ đầu tư như:

• Quỹ đầu tư cổ phiếu: là dạng quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào một loại cổ phiếu thường là những công ty có uy tín trên thị trường. Hoặc chuyên đầu tư vào một ngành kỹ nghệ nhất định như: Cổ phiếu ngành điện tử tin học, cổ phiếu ngành địa ốc, cổ phiếu của ngành xăng dầu...Muốn như vậy ngay từ bây giờ phải có các định hướng cụ thể của chính phủ để phát hành các cổ phiếu của

từng ngành, thúc đẩy các ngành này trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm.

• Quỹ đầu tư trái phiếu: là loại quỹ chuyên đầu tư vào một loại trái phiếu nào đó trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị...

• Quỹ đầu tư hỗn hợp: Đầu tư vào bất kỳ trái phiếu nào nếu xét thấy có hiệu quả. Đây là loại quỹ dung hòa trong đầu tư: một phần vốn đầu tư vào những loại chứng khoán an toàn , một phần vốn đầu tư vào nbững loại sẵn sàng chấp nhận rủi ro để hy vọng có lãi cao (ví dụ như đầu tư vào các công ty nhỏ nhưng có triển vọng trong tương lai).

• Quỹ đầu tư lãnh thổ: Loại quỹ chuyên đầu tư vào một vùng, hay một địa phương nào đó.

• Quỹ chuyên mua bán các hợp đồng về quyền chọn: Đây là loại quỹ đầu tư hết sức cần thiết để hướng dẫn các nhà đầu tư khi quyền chọn được thực hiện tại Việt Nam.

3.2.4. Chính phủ cần có một cái nhìn khác về các nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán: chứng khoán:

Các nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận cao (và đương nhiên là phải đương đầu với những khoản lỗ lớn) bị hấp dẫn bởi lực đòn bẩy do các chứng khoán phái sinh tạo ra. Bằng cách này, họ không phải trước tiền vốn và đương nhiên lợi nhuận hoặc thiệt hại sẽ gấp nhiều lần hơn đầu tư ban đầu. Hành vi đầu cơ dù không có nhiều mặt tích cực nhưng muốn một thị trường có các loại chứng khoán phái sinh được hoạt động thành công, cần thiết phải có các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tạo ra các khoản đệm phòng ngừa rủi ro.

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn non trẻ, chắc chắn các nhà quản lý cần thận trọng hơn trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, một khi thị trường tài chính đã cuốn trong vòng xoáy hội nhập kinh tế quốc tế thì việc các nhà đầu cơ xuất hiện là điều không tránh khỏi. Lúc đó, việc cần làm là biết chấp nhận sự tồn tại của họ và tìm cách phát huy được ưu điểm của thành phần này để làm thị trường sôi động hơn.

3.3. Hoàn thiện khung pháp lý:

Đây là giải pháp được nhắc đến trước tiên nhằm tạo tiền đề về mặt pháp lý vững chắc cho các bước đi tiếp theo của thị trường.

Chính phủ cần khẩn trương hoàn chỉnh khung pháp lý, cụ thể ở những điểm sau:

(i) Sớm cho ra đời Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, chuẩn mực kế toán mới phù hợp thông lệ quốc tế: tạo cơ sở cho thị trường phát triển bền vững và thu hẹp dần những khoảng cách biệt với thế giới. Cụ thể cho trường hợp đưa công cụ tài chính mới vào giao dịch, Nhà nước cần sớm ban hành một hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh quan hệ mới này.

(ii) Đơn giản hóa thủ tục chỉnh sửa các văn bản pháp quy để rút ngắn thời gian chờ sửa đổi, đặc biệt lưu ý đến thời hạn của các chính sách (phải ổn định ở mức tối thiểu là 5 năm).

(iii) Xóa dần những chính sách ưu đãi giữa các đối tượng, các thành phần, tạo sân chơi bình đẳng phù hợp với quá trình hội nhập.

Đây là giải pháp không thể thiếu trong bất kỳ nhóm giải pháp nào. Nó không chỉ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển các giao dịch trong nước, đặc biệt giao dịch loại sản phẩm cao cấp như quyền chọn chứng khoán, mà còn đảm bảo được việc niêm yết và giao dịch chéo với các Sở giao dịch trong khu vực và trên thế giới, phù hợp quá trình hội nhập quốc tế. Việc làm này dĩ nhiên không thể một sớm một chiều, mà phải từng bước chậm mà chắc, tránh gây lãnh phí – điều rất dễ xảy ra cho những quốc gia nghèo như Việt Nam.

3.5. Các giải pháp khác:

3.5.1. Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển thị trường:

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu khởi động nên hàng hóa hiện nay còn khá đơn điệu về chủng loại (chưa có các chứng khoán phái sinh), nhưng một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến – như đã đề cập ở phần trên – là sự chưa tự tin từ cấp quản lý do hạn chế về trình độ. Việc nghiên cứu phát triển của người quản lý phải đi trước một bước so với sự phát triển tự phát của thị trường, tuy nhiên, công tác này lâu nay chưa được coi trọng tại Việt Nam. Chính phủ cần dành một phần ngân sách cho công tác chiến lược này.

Việc nghiên cứu phát triển thị trường không thiên về một bên nào cả, mà phải ở cả hai thị trường: tập trung và OTC. Lâu nay, đa số các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành đều nhấn trọng tâm vào thị trường tập trung nên thị trường OTC cần được quan tâm hơn nữa. Hiện nay, internet đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Ở nhiều nước trên thế giới, internet là một công cụ giúp con người kinh doanh kiếm lợi rất hữu hiệu như bán hàng qua mạng, kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ, quảng cáo sản phẩm,…Chúng ta cần phát huy lợi ích của mạng toàn

Một phần của tài liệu Quyền chọn thị trường chứng khoán và một số giải pháp làm tăng khả năng áp dụng công cụ này vào thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)