Tăng cường công tác nghiên cứu phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Quyền chọn thị trường chứng khoán và một số giải pháp làm tăng khả năng áp dụng công cụ này vào thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54)

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu khởi động nên hàng hóa hiện nay còn khá đơn điệu về chủng loại (chưa có các chứng khoán phái sinh), nhưng một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến – như đã đề cập ở phần trên – là sự chưa tự tin từ cấp quản lý do hạn chế về trình độ. Việc nghiên cứu phát triển của người quản lý phải đi trước một bước so với sự phát triển tự phát của thị trường, tuy nhiên, công tác này lâu nay chưa được coi trọng tại Việt Nam. Chính phủ cần dành một phần ngân sách cho công tác chiến lược này.

Việc nghiên cứu phát triển thị trường không thiên về một bên nào cả, mà phải ở cả hai thị trường: tập trung và OTC. Lâu nay, đa số các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành đều nhấn trọng tâm vào thị trường tập trung nên thị trường OTC cần được quan tâm hơn nữa. Hiện nay, internet đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Ở nhiều nước trên thế giới, internet là một công cụ giúp con người kinh doanh kiếm lợi rất hữu hiệu như bán hàng qua mạng, kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ, quảng cáo sản phẩm,…Chúng ta cần phát huy lợi ích của mạng toàn cầu này. Xây dựng thị trường OTC sẽ giúp các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà

cả nước ngoài có thể tiếp cận với thị trường chứng khoán Việt Nam nhanh hơn, thu hút được nhiều hơn nữa vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

3.5.2. Tăng cường hợp tác quốc tế:

Giải pháp này nhằm tận dụng thuận lợi sẵn có của nền kinh tế nước ta: đang hòa trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới. Các hình thức thực hiện phải bao quát ở tầm vĩ mô (có chính sách hợp tác phát triển kinh tế với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế,…) lẫn vi mô (tổ chức các buổi hội thảo học tập kinh nghiệm của các tổ chức nước ngoài, tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài, tìm kiếm nguồn tài trợ cho từng dự án khả thi,…). Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý làm sao để hòa nhập không lẫn lộn với hòa tan, làm mất dần đi đặc trưng vốn có của nền kinh tế, thậm chí mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mọi vấn đề luôn có giải pháp của nó; giải pháp thì lúc nào cũng có, chỉ có điều ta đã tìm ra nó hay chưa. Với mong muốn việc giao dịch quyền chọn chứng khoán mau chóng xuất hiện tại Việt Nam và chứng minh câu nói trên, trong chương này, người viết đưa ra một số giải pháp cho là khái quát nhất, đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản cho việc phát triển thị trường giao dịch quyền chọn chứng khoán được trình bày ở cuối chương trước. Hy vọng các giải pháp trên gợi ý phần nào cho các cấp quản lý tìm ra giải pháp hợp lý nhất cho vấn đề mà đề tài đã đặt ra.

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

Dù là một đề tài mới, ít được nhiều người quan tâm nghiên cứu trước đây, nhưng dựa vào lợi thế của người hoạt động trong ngành chứng khoán và nhận thấy giá trị thực tiễn của nó mang lại cho nền kinh tế, tác giả đã quyết định chọn Đề tài “Quyền chọn chứng khoán và một số giải pháp làm tăng khả năng áp dụng công cụ này vào thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.

Đề tài giúp người đọc nhận thức được tính hấp dẫn, ưu việt của quyền chọn chứng khoán trên cơ sở đưa ra những khái niệm liên quan và nêu bật vai trò của quyền chọn chứng khoán đối với thị trường chứng khoán, đồng thời phân tích sự cần thiết và đánh giá tính khả thi của việc áp dụng công cụ tài chính mới này vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng hơn cả, mục đích của Đề tài là đề xuất một số giải pháp để sớm biến tính khả thi trên thành hiện thực.

Các giải pháp được đưa ra có thể chưa thật đầy đủ và chuyên sâu, nhưng nó bao quát ở những mặt quan trọng như cung – cầu, kiến trúc thượng tầng – cơ sở hạ tầng và hướng tới thỏa mãn 3 yêu cầu cơ bản trong việc phát triển quyền chọn chứng khoán. Tác giả hy vọng không chỉ có các nhà quản lý và những người đang hoạt động trong ngành chứng khoán quan tâm đến đề tài, mà cả những đối tượng còn lại cũng tìm thấy ở đó sự gợi mở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán, góp phần sôi động hóa thị trường, giúp thị trường chứng khoán phát huy tối đa vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS.Bùi Lệ Hà và tập thể các tác giả (2000), Giới thiệu về thị trường Future

và option, Nhà xuất thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. TS. Trần Đắc Sinh (2002), Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam – Mô hình và

bước đi, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

3. TS. Trần Đắc Sinh (2004), Huy động vốn đầu tư hạ tầng qua thị trường chứng

khoán, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí

Minh.

4. PGS.TS. Lê Văn Tư (1997), Thị trường chứng khoán, Nhà xuất thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2001, 2002, 2003), Báo cáo thường niên, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Báo cáo

tổng kết hoạt động, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. New York Stock Exchange, Inc (1996), Pass Trak Series 7, general securities

representative principles & practices – 9th edition, Dearborn Financial

PHỤ LỤC 1. Lịch sử hình thành các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới

Vào khoảng giữa thế kỷ XV ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa (nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá động sản...). Điểm đặc biệt là trong những cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hóa, ngoại tệ, khoáng động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các “hợp đồng” mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng thực hiện vào thời điểm 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau.

Những cuộc trao đổi này, lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng lên. Đến cuối thời Trung cổ, phiên chợ riêng này trở thành một “ thị trường” và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên họp chợ này, họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành.

Buổi họp đầu tiên của giai đoạn này xảy ra năm 1453 trong một lữ quán của gia đình Vanber tại Bruges ( Bỉ) . Trước lữ quán này, có một bảng hiệu vẽ hình 3 túi da với một từ tiếng Pháp “Bourse”, tức là “mậu dịch trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”.

“Mậu dịch trường” là một bảng hiệu chung, ba túi da tượng trưng cho 3 nội dung của mậu dịch trường: mậu dịch trường hàng hóa, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trường giá khoáng động sản.

Đến năm 1547, mậu dịch trường tại thành phố Bruges bị suy sụp khi Bruges mất hẳn sự phồn vinh vì eo biển dẫn tàu vào thị trấn bị lấp mất.

Thị trường được dời đến hải cảng Auvers ( Bỉ). Mậu dịch trường Auvers phát triển nhanh và từ kinh nghiệm của nó, các mậu dịch trường ở các nước bắt đầu phát triển. Tại London, vào giữa thế kỷ 18, một mậu dịch trường đã được thiết lập theo mẫu mậu dịch trường Auvers gọi là Stock Exchange, nơi mà sau này gọi là Sở Giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Ý, Đức, và Bắc Âu, với ít nhiều cải tiến, thay đổi tùy theo những điều kiện tại mỗi quốc gia.

Sau một thời gian hoạt động mậu dịch trường không còn phù hợp và không đủ sức cho các giao dịch với 3 nội dung hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, giao dịch hàng hóa được tách ra thành khu thương mại, giao dịch ngoại tệ tách ra thành thị trường hối đoái, giao dịch giá khoáng động sản tách ra thành thị trường chứng khoán, và các giao dịch hợp đồng cho tương lai được tách ra thành các “ Thị trường tương lai”.

Như vậy, thị trường chứng khoán được xuất hiện từ thế kỷ 15. Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và các thị trường khác.

Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Nhưng đến ngày 29-10-1929 ngày được gọi là “ ngày thứ năm đen tối”, “ tức là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán New York và các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu, và Nhật Bản khủng hoảng. Sau thế chiến thứ hai, các thị trường chứng khoán phục hồi, phát triển mạnh. Nhưng rồi ”cuộc khủng hoảng tài chính“ năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ. Lần này, hậu quả của nó rất lớn và nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929, nhưng chỉ sau 2 năm thị trường chứng khoán thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.

PHỤ LỤC 3. Quyền chọn chứng khoán dành cho nhân viên (ESOs)

Khái niệm về ESOs:

Như ta đã biết, một quyền chọn chứng khoán cung cấp cho người nắm giữ nó một quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, mua hoặc bán chứng khoán. Cũng giống như quyền chọn chứng khoán, employee stock option (thường được viết tắt là ESOs) do các công ty phát hành thưởng cho các nhân viên của mình. ESOs cho phép nhân viên của công ty được mua chứng khoán của công ty tại một mức giá xác định được xác lập trước (gọi là giá thực hiện) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là vài năm). Mức giá thực hiện thường được, nhưng không phải là luôn luôn, thiết lập gần với giá trên thị trường của chứng khoán vào ngày quyền chọn được phát hành. Khi người nhân viên muốn thực hiện quyền chọn đúng theo những điều khoản trong hợp đồng, công ty phải đảm bảo chắc chắn có sẵn số lượng cổ phiếu đã hứa để bán

cho anh ta hoặc cô ta. Người nhân viên sau đó sẽ tự quyết định nên bán cổ phiếu ra thị trường hay là giữ lại số cổ phiếu đó. Có thể nói ESOs là một trong số những cách mà công ty cho phép nhân viên có được cổ phiếu của mình.

Ví dụ: Công ty Microsoft có thể thưởng cho nhân viên của mình quyền chọn mua một số lượng cổ phiếu của công ty tại mức giá $50/cổ phiếu (giả định rằng $50 là giá của cổ phiếu Microsoft trên thị trường vào ngày quyền chọn được phát hành) trong thời hạn hiệu lực là 3 năm. Quyền chọn này có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào.

Ơû các nước có thị trường chứng khoán phát triển, ESOs là công cụ hay nhất mà các công ty cổ phần có thể sử dụng để thu hút và giữ lại những nhân viên giỏi cho riêng mình. Không chỉ riêng công ty mà các nhân viên cũng thích có được loại quyền chọn này vì chúng thể hiện một sự phát triển, một sự đảm bảo tốt trong tương lai cũng như các điều khoản thuế đặc biệt đối với loại quyền chọn này.

Đặc điểm của ESOs:

Tuy giống với các quyền chọn thôn gthường nhưng ESOs có một số đặc diểm riêng khác biệt, bao gồm:

CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT QUYỀN CHỌN THÔNG THƯỜNG ESOs Mục đích phát hành quyền chọn

Cung cấp cho những người có nhu cầu:

- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá, giá cả hàng hóa, chứng khoán, chỉ số chứng khoán...

- Kinh doanh chênh lệch trên các vị thế.

Phục vụ một mục tiêu, kế hoạch kinh doanh nào đó của công ty.

Người phát hành Các ngân hàng, Công ty chứng

khoán,... Công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng ESOs Người mua quyền Tất cả mọi người đều có thể Chỉ những nhân viên trong công ty

chọn mua. được hội đồng quản trị đồng ý cho mua mới được mua.

Các điều khoản trong hợp đồng quyền chọn

Là sự thỏa thuận giữa hai bên

mua và bán. Do hội đồng quản trị công ty hoặc một hội đồng khác được hội đồng quản trị chỉ định soạn thảo, lập ra. Thời gian hiệu lực Thường là ngắn hạn: 3 tháng, 6

tháng, 9 tháng,...

Dài hạn, thường kéo dài khoảng > 3 năm

Thời gian quyền chọn được thực hiện

Đối với quyền chọn kiểu Mỹ thì có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào kể từ khi ký kết xong hợp đồng đến lúc hợp đồng đáo hạn; quyền chọn Châu Aâu chỉ được thực hiện khi đến thời điểm đáo hạn.

Người nhân viên được thưởng quyền chọn phải giữ quyền chọn trong một khoảng thời gian và chờ cho đến khi quyền chọn được xem xét thực hiện. Nếu như người nhân viên rời khỏi công ty trước khi ESOs được xem xét thực hiện thì sẽ bị mất đi những lợi ích gia tăng mà quyền chọn đem lại.

Tính thanh khoản Có thể được mua đi bán lại trên thị trường một cách tự do.

Không được giao dịch trên thị trường.

Những mốc thời gian cần lưu ý trong hợp đồng ESOs:

- Ngày phát hành (Grant date): Là ngày quyền chọn được thưởng cho nhân viên, ngày này do hội đồng quản trị hoặc hội đồng khen thưởng, bồi thường được ủy nhiệm của hội đồng quản trị quyết định.

- Ngày quyền chọn được bắt đầu thực hiện (Vesting date): Là ngày quyền chọn bắt đầu có hiệu lực. Người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện được một phần hay toàn bộ quyền chọn tùy thuộc vào những điều khoản trong quyền chọn mà nhân viên được nhận từ công ty. Ngày quyền chọn bắt đầu được thực hiện là một mốc thời gian rất quan trọng, nếu người nhân viên nghỉ việc trước ngày này thì quyền chọn coi như không có hiệu lực;

- Ngày thực hiện quyền chọn (Exercise date): Là ngày mà người nắm giữ quyền chọn quyết định thực hiện quyền mua cổ phiếu công ty của mình; - Ngày đáo hạn (Expiration date): Là ngày cuối cùng quyền chọn có thể được thực hiện, nếu qua ngày này mà quyền chọn không được thực hiện thì coi như quyền chọn không còn hiệu lực.

Grant

date Vesting date Exercise date Expiration date

Để hiểu rõ hơn, ta hãy xem xét ví dụ sau:

Công ty eBay thưởng cho nhân viên của mình là Becky quyền chọn mua 100 cổ phiếu vào ngày 1/1/2004, quyền chọn này có giá thực hiện là $50/cổ phiếu và có thời hạn hiệu lực là 10 năm (nghĩa là ngày đáo hạn của hợp đồng là 1/1/1014). Giá thị trường cổ phiếu của công ty vào ngày 1/1/2004 là $60/cổ phiếu. Theo quy định của eBay, Becky chỉ được thực hiện việc mua cổ phiếu bắt đầu từ ngày 1/1/2005. Vào ngày 15/2/2005, giá cổ phiếu của công ty eBay trên thị trường là $100, Becky quyết định thực hiện toàn bộ quyền chọn của mình. Cô mua 100 cổ phiếu công ty với giá $50 và bán ra ngoài thị trường với giá $100. Kết quả của việc kinh doanh này, Becky thu được một khoảng lợi nhuận là:

100 cổ phiếu x ($100-$50) = $5000 Grant date 1/1/2004 Vesting date 1/1/2005 Exercise date 15/2/2005 Expiration date 1/1/2014

Phân loại ESOs:

Nếu dựa theo số lượng quyền chọn được thực hiện vào ngày Vesting date, ta

Một phần của tài liệu Quyền chọn thị trường chứng khoán và một số giải pháp làm tăng khả năng áp dụng công cụ này vào thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)