Ngân hàng thương mại tham gia vào thịtrường chứng khoán với tư cách là chủ

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 40)

II/ Hoạt động cua NHTM trên thi trườngchứng khoán ở Việt Nam

2.2.Ngân hàng thương mại tham gia vào thịtrường chứng khoán với tư cách là chủ

2. Sự tham gia của Ngân hàng thương mại trên Thịtrường chứng khoán

2.2.Ngân hàng thương mại tham gia vào thịtrường chứng khoán với tư cách là chủ

chủ thể phát hành chứng khoán

Các ngân hàng tham gia hoạt động với tư cách là người phát hành và bán cổ phiếu của mình (ngân hàng thương mại cổ phần). Các ngân hàng phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung thêm trong quá trình hoạt động.

Nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, nhu cầu vốn dài hạn thông qua phát hành trái phiếu của các NHTM là rất lớn. Cho đến nay, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM chưa phải là hoạt động thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, đợt phát hành trái phiếu tăng vốn vừa qua của Ngân hành Ngoại thương (NHNT) đã chứng tỏ mối quan tâm lớn của thị trường đối với trái phiếu ngân hàng, đặc biệt là các NHTM hoạt động tốt có uy tín. Nhằm phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, yêu cầu về mở rộng quy mô vốn của các NHTM càng đặt ra bức thiết. Việc các NHTM phát hành trái phiếu có ý nghĩa quan trọng: một mặt, nó góp phần tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán, mặt khác nó là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các NHTM cho mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán sốt nóng, cổ phiếu ngân hàng luôn là hàng được săn đón nhiều nhất trên sàn tập trung cũng như OTC. Một số nhà băng nhân cơ hội hiếm có đang tăng vốn ồ ạt bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Thực tế các ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta trong thời gian vừa qua đã tạo ra cho Thị trường chứng khoán một khối lượng hàng hóa không nhỏ.

Đặc biệt trước áp lực huy động vốn phù hợp với quy định tại Nghị định 141/2006/ NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, chỉ trong gần 2 tháng qua, các ngân hàng đã thực hiện hàng loạt kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Chẳng hạn, Maritime Bank chuẩn bị phát hành 200 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng, với giá phát hành 13.000 đồng/cổ phiếu và sẽ hoàn tất kế hoạch này trong tháng 10/2010.

Cũng trong tháng 10/2010, HDBank tăng vốn điều lệ từ 1.550 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Lộ trình tăng vốn của HDBank sẽ gồm hai đợt. Đợt đầu, HDBank phát hành cổ

phiếu tăng vốn từ 1.550 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng thông qua việc bán 45 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu và CBNV Ngân hàng. Đợt hai, HDBank sẽ tăng vốn từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng thông qua việc phát hành 155 triệu cổ phần, trong đó, HDBank chào bán riêng lẻ 50 triệu cổ phần cho cổ đông chiến lược trong và ngoài nước, phần còn lại vẫn ưu tiên dành cho cổ đông hiện hữu và CBNV. Giá chào bán (cho cổ đông hiện hữu và CBNV) là 10.000 đồng/cổ phần...

Nhiều ngân hàng cho biết, ngoài việc đáp ứng lộ trình tăng vốn theo quy định tại Nghị định trên, tăng vốn điều lệ là yêu cầu tất yếu để nâng cao năng lực tài chính trong bối cảnh hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đa dạng sản phẩm dịch vu... Mặt khác, đây cũng là điều kiện để thu hút khách hàng, giúp các ngân hàng đứng vững trước rủi ro, tăng trưởng nhanh hơn về quy mô kinh doanh và khả năng sinh lời. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường hiện nay, để thực hiện được mục tiêu trên là bài toán "hóc búa" đối các nhiều ngân hàng.

Lượng cổ phiếu được các nhà băng phát hành ra thị trường trong năm nay khá lớn, cộng với diễn biến không mấy thuận lợi của TTCK đã khiến nguồn cung cổ phiếu ngân hàng trở nên áp đảo cầu. Giá cổ phiếu ngân hàng từ đó khó có thể được cải thiện, thậm chí sụt giảm và mờ nhạt dần trong danh mục chọn đầu tư của nhà đầu tư.

Đáng chú ý, một số nhà băng có cổ đông là các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước chi phối đang phải đối mặt với việc "thoái vốn" của các cổ đông này. Đơn cử như Navibank, có cổ đông lớn là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tập đoàn này đã quyết định thoái vốn tại Ngân hàng. Vì thế, dù đã nhanh chóng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX), nhưng việc gọi vốn đủ để đáp ứng lộ trình của Nghị định 141 vẫn có khó khăn nhất định đối với Ngân hàng.

Giá cổ phiếu ngân hàng không những khó được cải thiện mà còn sụt giảm dần trong 3 tháng qua kể từ khi TTCK trở nên ảm đảm do tác động các chính sách tài chính – tiền tệ thắt chặt mà cụ thể là các quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

Vì vậy, giá cổ phiếu ngân hàng phát hành mới dù chỉ được niêm yết bằng mệnh giá (ở nhà băng nhỏ) và cao hơn một chút tại một số ngân hàng lớn, nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa quan tâm bỏ vốn mua trước diễn biến của TTCK hiện nay. Hiện giá cổ phiếu của những ngân hàng quy mô vừa và nhỏ như OCB, HDBank, Navibank, WesternBank, VietA Bank,... giao dịch chỉ bằng mệnh giá.

2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 40)