Những khoản nợ dưới chuẩn hoạt động như thế nào?

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 37 - 40)

3. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CẦM CỐ DƯỚI CHUẨN

3.3.Những khoản nợ dưới chuẩn hoạt động như thế nào?

Bảng 15 cung cấp số liệu giao dịch GSAMP 2006-NC2 hoạt động trong tháng 8/2007. Ba cột đầu là phần trăm các khoản vay thế chấp đã quá hạn 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày trong quỹ vốn chung. Cột thứ tư trình bày phần trăm những khoản vay thế chấp bị tịch thu trong tổng quỹ cho vay (foreclosure). Cột thứ sáu là những khoản vay mà ngân hàng có giấy xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản (REO). Cột thứ bảy trình bày số liệu những khoản lỗ lũy kế thực tế (Cum Loss). Cột cuối cùng đưa ra số liệu phần nợ gốc còn lại trong quỹ vốn chung.

Những con số này ngụ ý gì cho những hoạt động được mong đợi của quỹ vay thế chấp? UBS (6/2007) phác thảo ra một phương pháp để sử dụng hoạt động giao dịch thực tế nhằm ước lượng những khoản lỗ vĩnh viễn. Bằng việc sử dụng dữ liệu quá khứ của những khoản vay trong điều kiện giá nhà bị đánh giá thấp (nhỏ hơn 5%), UBS đã chứng minh được rằng xấp xỉ 70% các khoản vay trong 60 ngày, 90 ngày và những hạng mục vỡ nợ cuối cùng cũng không trả được nợ đúng kỳ hạn, và sẽ bị tịch thu tài sản để thế nợ. Một điều thú vị là chỉ khoảng 60-70% những khoản vay không có khả năng trả nợ đúng hạn thật sự quịt nợ. Điều này một phần là do thời gian chuyển tiếp đến khi tài sản bị tịch thu để thế nợ mất khoảng 4 tháng.

Nợ không có khả năng thu hồi tính trên nợ gốc còn lại (Pipeline default) chuyển tiếp tới 4 tháng sau được tính toán như sau:

Pipeline default = 0.7 x (60-day + 90-day + bankruptcy) + (foreclosure + real- estate owned)

Theo GSAMP 2006-NC2, nợ không có khả năng thu hồi chuyển tiếp vào tháng 8/2007 là 15.45%. Điều này có nghĩa là 15.45% của nợ gốc còn lại trong quỹ có khả năng không thu hồi được trong 4 tháng tới.

Tổng nợ không có khả năng thu hồi (Total default) được tính toán bằng cách kết hợp % vỡ nợ chuyển tiếp (pipeline default) với % nợ gốc trong quỹ (fraction of loans remaining), % những khoản nợ lũy kế thực tế tới hạn (Cum loss), và một giả định về tính nghiêm trọng của khoản lỗ (loss severity). Trong nghiên cứu của UBS, tác giả giả định % tính nghiêm trọng của khoản lỗ là 37%.

Total default = pipeline default (fraction of loans remaining) + (Cum loss)/ (loss severity)

Theo GSAMP 2006-NC2, con số này là 11.88%, có nghĩa là 11.88% của vốn gốc sẽ không trả được nợ trong 4 tháng.

Tóm lại, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu quá khứ để ước lượng phần trăm của tổng nợ không thu hồi được.

Lũy kế nợ thanh toán không đúng kỳ hạn được dự kiến = Tổng nợ không thanh toán đúng kỳ hạn / nhân tố điều chỉnh thời gian nợ không trả đúng kỳ hạn.

Quỹ New Century được hình thành vào tháng 5/2006 và sẽ đáo hạn sau 16 tháng vào cuối tháng 8/2007. Nhân tố điều chỉnh thời gian nợ không trả đúng kỳ hạn cho 20 tháng là 51.2%, phải được sử dụng kể từ khi các khoản nợ không trả đúng kỳ hạn được dự đoán kéo dài suốt 4 tháng trong tương lai. Do vậy lũy kế nợ thanh toán không đúng kỳ hạn được dự kiến trên quỹ vay thế chấp này là 23.19%. Sử dụng một tổn thất nghiêm trọng trên quỹ vay thế chấp là 37% đưa tới kết quả lỗ vĩnh viễn được mong đợi trên quỹ này là 8.58%.

Tuy nhiên phương pháp này có nhiều hạn chế tiềm ẩn. Trước tiên, sự thật là phương pháp này đã lỗi thời và về cơ bản đã bỏ qua yếu tố quan trọng nhất là việc điều chỉnh tăng khoản thanh toán hàng tháng tiền vay. Cụ thể, do điều chỉnh tăng mức thanh toán hàng tháng, các khoản tổn thất có khả năng cao hơn ở giai đoạn cuối so với đường cong quá khứ đã sử dụng ở trên. Điều này ngụ ý phần trăm các khoản lỗ vĩnh viễn đã quan sát được cho đến thời điểm này có khả năng quá nhỏ, dẫn đến các ước lượng lỗ vĩnh viễn quá nhỏ. Để định vị vấn đề này, vào ngày 23/12/2007, UBS đã phát triển một mô hình ngừng hoạt động kinh doanh tạm thời để đưa sự mất khả năng tái đầu tư từ những khoản phải thanh toán cao hơn hàng tháng của những người đi vay vào tài khoản. Trong khoản

mục đó, các nhà phân tích ước lượng tốc độ trả trước chậm hơn kết hợp với áp lực tái đầu tư sẽ làm gia tăng trung bình 50% các khoản lỗ. Ngoài ra, các nhà phân tích cũng đã nghiên cứu được rằng những tổn thất nghiêm trọng sẽ cao hơn tỷ lệ 37% đã sử dụng ở trên, và được giả định ở mức 45%. Kết hợp những giả định này cho thấy một quan điểm thận trọng hơn trên những khoản lỗ sẽ được so sánh với số liệu từ mô hình dự báo lỗ ở trên với tỷ lệ khoản lỗ vĩnh viễn trên quỹ mẫu (quỹ tương đương) là 17.16%.

Phần 2

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 37 - 40)