Kích thích các gói trợ giúp hoạt động: việc mua tài sản và vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 47 - 49)

3. ĐẠO LUẬT ỔN ĐỊNH KINH TẾ KHẨN CẤP (EESA) VÀ VIỆC TÁI VỐN HÓA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

3.2Kích thích các gói trợ giúp hoạt động: việc mua tài sản và vốn chủ sở hữu

hữu

Quốc hội Mỹ đã thực hiện kế hoạch vực dậy nền kinh tế thông qua việc ban hành đạo luật ổn định kinh tế khẩn cấp 2008 (EESA). Một trong những mục tiêu của kế hoạch này là chấm dứt những khủng hoảng trước mắt trên thị trường cho vay liên ngân hàng.

Chỉ số chứng khoán Dow Jones vẫn tiếp tục sụt giảm một lượng lớn hằng ngày từ khi đạo luật EESA được ban hành. Chỉ số TED spread đo lường sự chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu chính phủ trong ngắn hạn và lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng (LIBOR). Đây là một chỉ số được chấp nhận rộng rãi trong việc đánh giá rủi ro trên lĩnh

vực tài chính. Nhiều năm qua, chỉ số này thường dao động vào khoảng 50 điểm cơ bản hay nửa điểm phần trăm. Điều này nói lên rằng việc cho các tổ chức tài chính vay có mức độ an toàn tương đương với việc mua các trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng vọt lên 2.4 điểm phần trăm vào tháng 7 năm 2007 khi khủng hoảng bùng nổ và tiếp tục biến động mạnh vào những tháng sau đó. Sau khi đạo luật EESA được thông qua, chỉ số TED spread thậm chí còn biến động mạnh hơn, đạt 3.8 điểm phần trăm vào ngày 7 tháng 10 và chạm mức 4 điểm phần trăm vào ngày 8 tháng 10. Đơn giản là vì các tổ chức tài chính không còn tin tưởng vào khả năng tín dụng của nhau nữa. Thị trường bất ổn dĩ nhiên một phần do sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu nhưng rõ ràng cũng một phần là do bản thân kế hoạch khôi phục nền kinh tế đã không thực sự có hiệu quả.

Mục tiêu thứ hai của kế hoạch này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính, nhưng cách diễn đạt của luật vẫn còn quá mờ nhạt không rõ ràng. Trong khi mục đích của Đạo luật ổn định khẩn cấp nền kinh tế là phục hồi tính thanh khoản và sự ổn định của hệ thống tài chính thì các điều luật lại quy định rằng Bộ Tài chính cần ngăn chặn việc làm giàu không chính đáng của các tổ chức tài chính có tham gia vào chương trình mua lại tài sản. Vẫn chưa biết rõ Bộ tài chính sẽ chọn tái cấu trúc các ngân hàng bằng việc mua lại tài sản của chính các ngân hàng đó với giá cao hơn giá trị mà ngân hàng và những người bán khác đã định ra hay đơn giản Bộ tài chính sẽ sử dụng việc mua lại những tài sản này nhằm ổn định giá cho các chứng khoán và từ đó tạo tính thanh khoản cho thị trường, dù việc này có thể khiến giá trị của chúng sụt giảm hơn nữa.

Bất kể Quốc hội dự định sẽ định giá các tài sản có vấn đề này như thế nào đi nữa, Quốc hội cũng cho phép một cách trực tiếp hơn để tái cấu trúc hệ thống tài chính và đặc biệt là những ngân hàng yếu kém, đó là việc Bộ tài chính sẽ trực tiếp mua lại những chứng khoán do các tổ chức riêng lẻ phát hành để tạo vốn cho hoạt động của mình. Dĩ nhiên trong những thời kỳ ổn định, việc làm này là không cần thiết vì trước hết những tổ chức tài chính sẽ huy động vốn từ các nguồn nội bộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thời kỳ ổn định.

Nếu mục đích chính của đạo luật ổn định khẩn cấp kinh tế là đem lại sự tin tưởng lẫn nhau giữa các ngân hàng thì việc tạo điều kiện cho Bộ Tài chính trực tiếp hỗ trợ vị thế vốn của các ngân hàng cần nhiều vốn hơn có thể sẽ là một cách hữu hiệu hơn để tái thiết lòng tin đối với thị trường liên ngân hàng. Theo đó, chúng tôi sẽ trình bày sơ lược ở đây một kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng bổ sung khả thi mà chúng tôi tin rằng Bộ tài chính sẽ thực hiện, cùng lúc với việc mua lại các tài sản đang gặp rắc rối. Trong phần này, chúng

tôi cung cấp cả một phân tích nguyên nhân cho việc thực hiện kế hoạch này và một vài đề nghị cụ thể giải thích cho việc kế hoạch này sẽ có hiệu quả như thế nào. Ngoại trừ những việc đã làm, chúng tôi không ủng hộ việc quốc hữu hóa thêm nữa hệ thống ngân hàng nhưng chúng tôi tin rằng khủng hoảng sẽ ngày càng trầm trọng hơn đến độ kế hoạch mua lại tài sản sẽ không còn đủ sức để xoay đổi tình thế. Nguồn vốn bổ sung thì rất cần và có thể được cấp thông qua việc Bộ tài chính mua lại các cổ phần thiểu số, không có quyền biểu quyết.

Chúng tôi tin rằng, Bộ tài chính có thể điều tiết được một kế hoạch tái cấu trúc có hệ thống với mức ngân sách đã được ấn định (ban đầu là 350 tỷ đô la và 350 tỷ đô khác sau khi thỉnh cầu quốc hội (trừ khi quốc hội không tán thành) bằng việc tiết lộ những thông tin về các khoản mua tài sản của mình như là một cách để thúc đẩy việc định giá và mua bán các chứng khoán này của khu vực tư nhân. Điều này chắc chắn sẽ duy trì được các nguồn vốn của Bộ Tài chính mà Bộ lẽ ra có thể sử dụng cho việc mua tài sản, và do đó tạo nguồn cung vốn để trực tiếp tái vốn hóa các ngân hàng yếu kém một cách có trật tự, như chúng tôi mô tả dưới đây.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ chứng khoán hóa và những vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay (Trang 47 - 49)