Giải pháp từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý chức năng 2.2.1.1/ Về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 83 - 86)

IV/ Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế của các quỹ đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt nam

2/ Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tớ

2.2.1/ Giải pháp từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý chức năng 2.2.1.1/ Về phía Chính phủ

2.2.1.1/ Về phía Chính phủ

™ Nâng cao chất lượng tăng trưởng và đảm bảo sựổn định của nền kinh tế.

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cấp thiết sau

- Thứ nhất, nhanh chóng xoá bỏ các yếu tố kìm hãm của cơ chế cũ mà điển hình là trục tam giác “xin cho – độc quyền Doanh nghiệp Nhà nước – bảo hộ Nhà nước”

đang chi phối quá trình phân phối nguồn lực trong khu vực kinh tế chủ đạo – kinh tế

Nhà nước làm cho việc phân phối và sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả.

- Thứ hai, phát triển các thể chế thị trường một cách đồng bộ theo đúng lộ trình khách quan, theo đúng trật tự và bước đi tất yếu. Cụ thể là trên cơ sở xây dựng và phát triển đầy đủ các thị trường hàng hoá và thị trường các yếu tố sản xuất cơ bản (đất đai, lao động và công nghệ) để từng bước xây dựng và phát triển các thị trường bậc cao (thị

trường tiền tệ, thị trường vốn và TTCK). Việc phát triển các thể chế thị trường một cách đồng bộ và theo đúng lôgic sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Thứ ba, nâng cao chất lượng của quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phù hợp với cơ chế thị trường để thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư và các hoạt động kinhh doanh khác phát triển theo đúng định hướng và đạt hiệu quả cao.

- Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách Bộ máy Nhà nước mà trọng tâm là cải cách hành chính theo cả bốn nội dung: cải cách thể chế hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công.

- Thứ năm, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học – ngành học mà trước hết là giáo dục Đại học bằng cách tăng đầu tư cho giáo dục, đẩy mạnh cải

cách giáo dục để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho giai đoạn phát triển trong thời gian tới.

- Thứ sáu, đổi mới cơ chế quản lý khoa học – công nghệđể tạo sự gắn kết các hoạt động khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế – xã hội. Tạo động lực thực sự

và nguồn lực dồi dào cho hoạt động khoa học – công nghệ phát triển, từng bước nâng cao năng lực công nghệ và khả năng sáng tạo công nghệ.

- Thứ bảy, thực hiện chiến lược dân sốđúng đắn để kìm chế tình trạng gia tăng dân số đi đôi với việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trường sinh thái. Nâng cao chất lượng các chương trình kinh tế – xã hội như xoá

đói, giảm nghèo, tạo việc làm, chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng và

địa phương chưa phát triển.

™ Đảm bảo thực hiện lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ các Công ty Nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 cũng nhưđảm bảo quá trình cổ phần hoá DNNN cần phải quán triệt một số vấn đề có tính chất nguyên tắc sau

- Một là, khẳng định tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hoá DNNN, nhưng cũng cần phải lưu ý rằng cổ phần hoá không phải là con đường duy nhất để đổi mới, sắp xếp lại DNNN ở Việt Nam. Cần tránh rơi vào khuynh hướng quá đề cao cổ phần hoá, coi cổ phần hoá là con đường duy nhất để đưa các DNNN thoát khỏi tình trạng yếu kém. Từ đó, dẫn đến cổ phần hoá theo kiểu phong trào, hình thức, chạy theo số

lượng. Bên cạnh đó, cần coi trọng các nội dung khác của quá trình sắp xếp lại DNNN như vấn đề xây dựng các tập đoàn kinh tế, vấn đề chuyển hoạt động của các Tổng Công ty, Công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, vấn đề giao bán khoán kinh doanh và cho thuê DNNN.

- Hai là, cần có sự chỉ đạo quá trình cổ phần hoá một cách quyết liệt hơn đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra. Cần nghiên cứu sửa đổi Nghị định 187 theo hướng nới lỏng hơn nữa các quy định về bán cổ phần ra ngoài Doanh nghiệp và tỷ lệ cổ

hoá theo hướng giảm dần. Để hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá cần có sự thông suốt và phối hợp chặt chẽ từ trung ương tới địa phương, từ các bộ ngành tới ban lãnh đạo và tập thể người lao động trong Doanh nghiệp.

- Ba là, cần mở rộng đối tượng thực hiện cổ phần hoá, giảm dần tỷ lệ vốn nhà nước trong các Doanh nghiệp cổ phần hoá. Hiện nay, đối tượng cổ phần hoá chưa bao quát đối với Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con và Công ty TNHH một thành viên không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn. Việc triển khai cổ phần hoá các Tổng Công ty và các NHTM còn rất chậm. Đặc biệt, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại các Doanh nghiệp cổ phần hoá là quá cao. Cần giảm dần tỷ lệ vốn Nhà nước tại các Công ty cổ phần và giảm bớt tỷ lệ Công ty cổ phần mà Nhà nước giữ cổ

phần chi phối.

- Bốn là, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện để các Công ty cổ

phần tiến hành các hoạt động một cách thuận lợi đạt hiệu quả cao. Cần xoá bỏ sự can thiệp không đúng Luật của các cơ quan quản lý Nhà nước vào công việc nội bộ của Công ty, phát huy vai trò của Đại hội đồng cổđông và Hội đồng quản trị trong quản lý Công ty theo các thông lệ quản trị Doanh nghiệp tốt nhất. Gắn cổ phần hoá với việc niêm yết trên TTCK.

™ Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc,

được quản lý giám sát bởi Nhà nước và có khả năng liên kết với các thị trường trong khu vực và quốc tế

- Sớm hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt để tạo kênh huy động vốn, nghiên cứu hình thành – phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh, thị trường chứng khoán hoá các khoản cho vay trung dài hạn của Ngân hàng.

- Phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ đểđáp ứng nhu cầu phát hành cổ phiếu, niêm yết, giao dịch của nhiều loại hình Doanh nghiệp và đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước.

- Chuyển TTGDCK thành SGDCK hoạt động theo mô hình Công ty từ tháng 06/2008 theo tinh thần của Luật Chứng khoán. Nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của thị trường đảm bảo khả năng liên kết với thị trường các nước trong khu vực.

™ Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường

- Thúc đẩy việc tăng số lượng, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý quỹ, Công ty đầu tư chứng khoán… Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng cung cấp dịch vụ.

- Nghiên cứu thành lập các tổ chức Định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số Tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động

định mức tín nhiệm ở Việt Nam.

™ Phát triển hệ thống đầu tư trong và ngoài nước

- Khuyến khích các định chếđầu tư chuyên nghiệp (Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm…) tham gia đầu tư trên thị trường. Đa dạng hoá các loại hình quỹđầu tư để

thu hút vốn dân cư tham gia đầu tư, khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.

™ Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý và giám sát của Nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộđáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường của khu vực và quốc tế. Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế, đẩy mạnh thanh tra – kiểm tra – giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường, tăng cường năng lực giám sát – cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)