- Điện thế ngược tối đa
PHỤ LỤC 6.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH CCS
6.1.1 KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN, HẰNG VÀ MẢNG 1 KIỂU DỮ LIỆU
6.1.1.1 KIỂU DỮ LIỆU
Là tập hợp những giá trị mà một biến, hằng số có thể nhận được. Kiểu số nguyên :
char: kiểu ký tự, có giá trị từ 0 đến 255. Mỗi biến chiếm một byte int8: có giá trị từ -128 đến 127. Mỗi biến chiếm một byte
int16: có giá trị từ -32768 đến 32767. Mỗi biến chiếm 2 byte. long int: hơn 1 tỉ. Mỗi biến chiếm 4 byte
Kiểu số thực :
Float: là các số thực có giá trị lên đến hàng tỉ. Lưu ý định dạng:
Theo hệ thập phân: viết bình thường, vd: 123, 25
Theo hệ nhị phân: viết 0b ở đầu, vd: 0b01001010, 0b11111111
Theo hệ thập lục phân: viết 0x ở đầu, vd: 0x10 (hiểu là 16), 0xa0 (hiêu là 160)
6.1.1.2 BIẾN
Là một đối tượng có tên cụ thể, kiểu dữ liệu cụ thể, có giá trị thay đổi được. Khai báo biến
Kiểu dữ liệu tên biến 1, tên biến 2,…;
VD: int8 a,b;
a,b là hai biến kiểu số nguyên 1 byte, a,b chỉ có thể nhận giá trị từ -128 đến 127. float mang[5]={1.2, 2.0, 3.5, 23,20.4}; một mảng 5 biến số thực gồm:
mang[0] = 1.2 mang[1] = 2.0 mảng[2] = 3.5 mang[3] = 23.0 mang[4] = 20.4 6.1.1.3 HẰNG
Giá trị không đổi trong suốt chương trình, hằng có tên riêng. Có thể khai báo mảng hằng, đây là khai báo thường dùng trong CCS vì có thể tiết kiệm bộ nhớ thay vì khai báo mảng biến.
Khai báo hằng
const kiểu dữ liệu tên biến = giá trị hằng;
VD: const int16 sodem=100;//kể từ đây, sodem được hiểu là 100 const char kytu[10]={0,1,2,3,4,5,6,7,8,9};
6.1.1.4 HÀM
Hàm là một đoạn chương trình thực thi một việc nào đó. Hàm có tên riêng, hàm có thể được lưu thành file và được khai báo để sử dụng bằng thủ tục include. Hàm có thể trả về một giá trị, có thể không trả về giá trị, lúc này ta dùng từ khóa void ( kiểu không kiểu).
Khai báo hàm.
Kiểu dữ liệu trả về tên hàm(kiểu dữ liệu đối số);
Định nghĩa hàm.
Kiểu dữ liệu trả về tên hàm(kiểu dữ liệu đối số tên đối số) { thân hàm; return (trị trả về cho hàm); } 6.1.2 CÁC CẤU TRÚC CƠ BẢN 6.1.2.1 CẤU TRÚC IF…ELSE Dạng 1: