- Loại 2: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp.
N ĐH ĐH Từ 100.000 dưới 500.000 53,3 50.0 28,1 5,6 0 0
2.2.2.4. Sự năng động của các hộ gia đình và người lao động.
Đây là nhân tố rất quan trọng chi phối sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động nông thôn. Nó là nhân tố chủ quan thể hiện sự nhạy bén, năng động trước tình hình mà ở đây là bối cảnh của quá trình đô thị hóa. Nhân tố này chi phối cách thức lựa chọn nghề nghiệp, làm ăn và hiệu quả của việc thực hiện công việc đó. Điều này lý giải vì sao mà cùng sống trong một môi trường, điều kiện giống nhau mà mỗi hộ gia đình hay mỗi người lao động lại có sự lựa chọn khác nhau. Tại sao lại có hộ giàu lên nhanh chóng, lại có hộ vẫn không biết làm công việc gì? Hay tại sao có người tìm được việc phù hợp lương cao mà vấn có nhiều người thất nghiệp. Hoạt động kinh tế trên địa bàn được mở rộng, phát triển đa dạng, sôi nổi. Các hộ gia đình không chỉ tham gia hoạt động nông nghiệp mà tham gia vào các lĩnh vực khác: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ xây dựng… Nếu như trước đây nghề nông với hoạt động trồng trọt, chăn nuôi được coi như là một nghề phụ. Hiện nay thì ngoài nông nghiệp thì các gia đình còn làm các nghề phụ: “Ngoài sản xuất nông nghiệp gia đình tôi còn buôn bán, kinh doanh các vật liệu xây dựng” (biên bản phỏng vấn sâu số 1). Mục đích làm nghề phụ nhằm tăng thêm thu nhập bởi vì “Trông vào mấy sào ruộng thì làm sao đủ sống được” (biên bản phỏng vấn số 2). Trước sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với những chủ trương, chính sách của Nhà nước các gia đình đã đi lên làm giàu bằng các nghề phi nông nghiệp. Các hộ gia đình
cửa hàng, xí nghiệp tạo thu nhập cho gia đình đồng thời giải quyết việc làm cho một số bộ phận lao động trên địa bàn.
Theo số liệu điều tra xã hội học ở xã Nam Sách về nghề nghiệp của lao động do đâu ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3
Đơn vị (%)
Do đâu Tần suất Tỷ lệ
Chính quyền địa phương 32 21,3
Bạn bè 25 16,7
Tự tìm việc 80 53,3
Họ hàng 13 8,7
Tổng 150 100
(Nguồn: điểu tra xã hội học)
Sự thay đổi nghề nghiệp của người lao động hay các hộ gia đình có những nguồn gốc khác nhau. Có tới 53,3% nghề nghiệp tìm được là do tự tìm, 16,7 % là do chính quyền địa phương, còn lại là bạn bè (16,7%), họ hàng (8,7%). Như vậy là ta có thể thấy rằng sự năng động của các hộ gia đình hay người lao động đã tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu lao động nghề nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế đang còn tồn tại đó là bên cạnh những hộ năng động làm ăn hiệu quả ngày càng giàu lên thì vẫn còn một số hộ gia đình nghèo. Mà nguyên nhân dẫn đến cũng một phần là do họ chậm thích ứng với tình hình mới. Hơn nữa, lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của người nông dân trong sản xuất, kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường lao động. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương là phải có chính sách cụ thể xóa đói giảm nghèo để các hộ trong xã hòa nhập vào sự phát triển chung của địa phương. Làm được như vậy thì mới được coi là phát triển nông thôn bền vững.