KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và tạo việc làm của lao động nông thôn (Trang 49 - 55)

- Loại 2: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn là một xu hướng rất quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế ở huyện Nam Sách. Hiện nay, quá trình chuyển đổi này đang diễn ra theo đúng hướng và tác động tích cực đến kinh tế của tỉnh. Xu hướng chuyển đổi này làm hoàn thiện cơ cấu kinh tế xã hội. Đặc biệt là những chuyển đổi trong cơ cấu nghề nghiệp cũng tác động đến đời sống của người dân huyện Nam Sách.

hội mặt khác chỉ ra những nguyên nhân và những yếu tố tác động, ảnh hưởng cũng như việc dự báo xu hướng vận động và biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp trong giai đoạn mới. Đây là cơ sở cho việc quản lý và hoạch các chính sách xã hội của chính quyền địa phương.

Về cơ bản cơ cấu nghề nghiệp của huyện Nam Sách trong quá trình đô thị hóa chuyển đổi theo chiều hướng tích cực là giảm nghề nông tăng ngành nghề công nghiệp dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ diễn ra tương đối chậm. Song chúng ta cần khẳng định rằng sự chuyển đổi đó bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau như chính sách kinh tế xã hội, tính năng động của các hộ gia đình, người lao động hay áp lực dân số, đất đai. Các nhân tố này tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu nghề nghiệp. Công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta đang diễn ra mạnh mẽ đi đôi với nó là quá trình đô thị hóa. Việc thu hẹp diện tích đất canh tác trong nông nghiệp buộc người lao động trong khu vực nông nghiệp phải chuyển sang khu vực công nghiệp và các ngành nghề khác. Do ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Hơn nữa, người lao động có xu hướng định hướng nghề nghiệp cho con vào các ngành phi nông nghiệp.

Hầu hết các đề tài đều đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát ở huyện Nam Sách về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động nông thôn, nhóm nghiêm cứu thấy rằng bên cạnh nhũng tích cực của quá trình này thì còn rất nhiều vấn đề nan giải, hạn chế, những tồn tại. Đây là cái một phát hiện quan trọng vì thông qua nó chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về tính hai mặt của một vấn đề. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp khách quan cụ thể để giải quyết những bất cập đang diễn ra.

Đề tài nghiên cứu cũng đưa một số các khuyến nghị đối với các cấp chính quyền địa phương nhằm khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những mặt tích cực. Những giải pháp giúp cho người lao động nông thôn hòa nhập với thế giới việc làm, vừa đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nông thôn ngày càng phát triển và văn minh hơn, phát triển nông thôn bền vững.

Tóm lại, với đề tài nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa ta có thể khẳng định rằng nghề nghiệp của người lao động đang chuyển từ lao động nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp. Hơn nữa với sự chuyển đổi này góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Và thay đổi bộ mặt nông thôn trên nhiều bình diện.

Qua đề tài nhóm nghiên cứu đã đi kiểm định hai giả thuyết: Cơ cấu nghề nghiệp của người lao động đang chuyển từ ngành nghề nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp; Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động. Hai giả thuyết này đã được kiểm chứng và nhóm nghiên cứu thấy hai giả thuyết này là đúng với thực tế của địa bàn nghiên cứu. Do điều kiện thời gian có hạn cùng với đó là trình độ nhận thức vấn đề còn nhiều điểm hạn chế nên đề tài còn rất nhiều điểm khiếm khuyết, các vấn đề còn rất nhiều khía cạnh có thể khai thác được. Đề tài mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo cho những người nghiên cứu muốn nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp, góp phần làm cho vấn đề sáng tỏ một cách sâu sắc hơn.

 Trước hết, Nhà nước phải có chính sách phát triển nông thôn toàn diện, không phải chỉ tập trung vào nông nghiệp. Việc phát triển nông thôn là công việc của hầu hết các bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cần có chính sách đầu tư đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là cơ sở hạ tầng nông thôn.. Nhà nước phải hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho các cộng đồng nông thôn để nông dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn, xây dựng các thể chế nông thôn dựa vào cộng đồng: hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân.

Người lao động

Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu của công việc đạt ra.

Tích cực, chủ động, linh hoạt tạo ra việc làm.

3. Giải pháp

 Kinh tế

Tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ gia đình để họ phát triển kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi thực tế có nhiều lao động, hộ gia đình hiện nay đang rất thiếu vốn, kinh nghiệm, cơ chế chính sách mở giúp họ mở rộng làm giàu nâng cao chất lượng cuộc sống. Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn.

Mở rộng và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm thu hút lao động nhất là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Có

như vậy mới phù hợp với nguồn nhân lực hiện nay để từng bước rút dần lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp.

Phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành nghề thủ công nghiệp. Đây là mô hình nếu phát triển được thì sẽ giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, hơn nữa các ngành nghề này có nhu cấu lao động lớn.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

 Đào tạo nghề

Lao động nông thôn rất cần được đào tạo, dạy nghề, họ cần có trình độ chuyên môn và cập nhập kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương trong quá trình đô thị hóa. Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đầu tư giáo dục ở nông thôn. Cần được thường xuyên bổ xung và cập nhập các kiến thức thực tế về nghề nghiệp và giáo dục pháp luật cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là cơ sở cho các em sau này bước vào cánh cửa người lao động. Do vậy điều cần làm ngay lúc này là:

- Mở rộng và phát triển các loại hình đào tạo dạy nghề cho người lao động nhằm gia tăng số lượng cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động vừa thiếu vừa kém cùng với tư tưởng tiểu nông. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề nghiệp cùng với đó là phát triển hệ thống dạy nghề chính quy cần khuyến khích các cá nhân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp cùng tham gia. Đào tạo lao động theo nhu cầu của thị trường lao động muốn vậy thì cần có những tìm hiểu về những biến động của thị trường lao động dự báo xu

- Huy động các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề bằng cách tăng cường ngân sách Nhà nước đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề. Huy động nguồn vốn nước ngoài thông qua các dự án đào tạo nghề.

- Bên cạnh việc đào tạo kiến thức chuyên môn thì cũng cần chú ý, quan tâm tới các kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng, phát triển bản thân còn nhiều khiếm khuyết. Người lao động nói chung đặc biệt là tầng lớp thanh niên nói riêng dạy nghề thôi chưa đủ mà cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy giúp họ có được tác phong làm việc nghiên túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có tinh thần tập thể khi làm việc dù ở bất cứ môi trường nào. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu và đưa ra giải pháp cho nguồn lao động nhưng các đề tài chỉ đưa ra vấn đề làm thế nào để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp mà ít chú ý quan tâm tới vấn đề giáo dục phẩm chất cho người lao động.

Xã hội.

Xuất pháp từ sự phức tạp trong nguồn gốc dân cư, các cấp chính quyền cần tạo ra môi trường xã hội an toàn, ổn định lành mạnh trong dân cư để họ yên tâm sản xuất, đầu tư làm ăn. Đồng thời thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, các chương trình cho vay vốn trợ cấp đối với người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng và phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với người lao động. Các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh niên chung tay cùng chính quyền địa phương định hướng nghề nghiệp cho người lao động. Tạo việc làm cho người lao động tăng thu nhập cải thiện cuộc sống.

- Như vẫn biết xuất khẩu lao động hiện nay đang là xu thế của các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là giải pháp cho phép người lao động có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và cải thiện thu nhập. Đây là một thị trường tiềm năng và đang khai thác có hiệu quả. Nhưng vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, kỷ luật lao động… của lao động nói chung hay lao động nông thôn nói riêng là một trở ngại cho việc tuyển dụng lao động. Vì vậy, giải pháp xuất khẩu lao động là một giải pháp khả thi song để phát huy hiệu quả thật sự thì cần chú ý đến các vấn đề nêu trên…

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và tạo việc làm của lao động nông thôn (Trang 49 - 55)