Tình hình công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 – kết quả đạt

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp của việt nam trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay (Trang 40 - 43)

I : Chính sách công nghiệp của một sốn ước Châ uÁ và bài học

2: Tình hình công nghiệp Việt Nam trước năm 1986 – kết quả đạt

Sau 10 năm tiến hành khôi phục và xây dựng đất nước, công nghiệp Việt Nam đã có được những kết quả đáng kể. Về quy mô, từ năm 1976 đến năm 1985, số xí nghiệp quốc doanh và công ty hợp doanh đâ tăng từ 1.913 lên 3.220 cơ sở. Trong đó, công nghiệp Trung Ương có 748 cơ sở, công nghiệp địa phương có 2472 cơ sở. Số lao động công nghiệp tăng từ 2,033 triệu người năm 1976 lên 2,250 triệu người năm 1980 và 2,577 triệu người năm 1985.

- Về tốc độ phát triển, nhìn chung sản xuất công nghiệp có xu hướng đi lên nhưng phát triển mạnh nhất chỉ vào những năm 1976 – 1978 đạt mức tăng

SV: Vũ Hải Yến Lớp Nhật 3 - K38 F 40

18,2% so với năm 1976 còn sau đó giảm sút dần. Mức tăng trong cả thời kỳ

1976 – 1980 là 0,6% năm. Đặc biệt, trong thời kỳ này, công nghiệp Trung Ương giảm sút mạnh, hàng năm giảm hơn 4% chủ yếu do thiếu nguyên vật liệu và yếu kém trong quản lý. Công nghiệp địa phương, nhất là tiểu thủ công nghiệp vẫn tăng trung bình 6,7%/ năm do khai thác được tiềm năng nguyên liệu tại chỗ.

- Về cơ cấu công nghiệp, năm 1985, công nghiệp nặng chiếm 32,7%, công ghiệp nhẹ chiếm 67,3%, công nghiệp Trung Ương 34%, công nghiệp địa phương 66%. Về cơ cấu ngành, điện năng chiếm 4.5% nhiên liệu 1,2%, luyện kim 1,3 %, cơ khí 14%, hoá chất 10,6%, vật liệu xây dựng 6,5%, khai thác chế biến gỗ

giấy 11,9%, sành sứ thuỷ tinh 1,6%, lương thực thực phẩm 27,4%, dệt da may mặc 16,7%, công nghiệp in 0,4%, công nghiệp khác 3,7%.

- Các ngành công nghiệp cũng có sự tăng trưởng chậm trong suốt thời kỳ

này.

+ Đối với ngành điện năng đã đạt được tổng công suất thiết kế năm 1985 tăng 26% so với năm 1976 với mức sản lượng là 5,23 tỷ KWH. Tuy nhiên, cho đến năm 1985, ngành điện mới chỉ đáp ứng được 75 – 80% nhu cầu, trong khi đó lượng than, dầu tiêu hao cho sản xuất điện ngày càng tăng, hiệu quả sản xuất ngày càng thấp.

+ Đối với ngành cơ khí, đến năm 1985 có 639 xí nghiệp, tăng 227 xí nghiệp so với năm 1976. Ngoài ra, ngành này còn có 941 hợp tác xã tiểu thủ

công với 183.200 lao động chuyên nghiệp. Năm 1985, ngành cơ khí sản xuất

được gần 15 tỷ đồng giá trị sản lượng và một số sản phẩm chủ yếu phục vụ nông nghiệp như động cơ điện, máy bơm nước thuỷ lợi, máy kéo bông sen, máy xay xát gạo, xe đạp, quạt máy… Tuy ngành này có năng lực lớn nhưng cũng chưa

đáp ứng được nhu cầu trong nước do quy hoạch và phân công sản xuất chưa hợp lý.

SV: Vũ Hải Yến Lớp Nhật 3 - K38 F 41

+ Công nghiệp hoá chất là ngành chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các ngành công nghiệp. Năm 1985, ngành hoá chất tạo ra được 11,2 tỷ đồng giá trị

sản lượng, chiếm 10,6% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp.

+ Ngành khai thác gỗ – lâm sản đạt sản lượng khai thác không ổn định và có chiều hướng giảm. Từ mức khai thác 1,74 triệu m3 năm 1979 xuống còn 1,35 triệu m3 năm 1981 và tăng lên được 1,44 triệu m3 năm 1985.

+ Công nghiệp điện tử bắt đầu được hình thành trong giai đoạn 1981 – 1985 và có tốc độ tăng trưởng khá 15%/năm. Đây là ngành rất được chú trọng phát triển khi đất nước thực hiện “đổi mới”.

Như vậy, với các biến động khách quan của lịch sử và các CSCN của Nhà nước, công nghiệp Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm và biến động lớn. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể trong vòng 10 năm sau khi thống nhất

đất nước nhưng nhìn chung, cho đến năm 1985, nền công nghiệp Việt Nam vẫn là một nước công nghiệp nhỏ bé, dàn trải, què quặt và thiếu mũi nhọn. Lao động trong công nghiệp chủ yếu là lao động thủ công, năng suất thấp. Các ngành công nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu và với kỹ thuật công nghệ cực kỳ lạc hậu. Nền công nghiệp về cơ bản mang tính tự cung tự cấp, khép kín, vừa thiếu nguyên liệu sản xuất vừa không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Các cơ sở, xí nghiệp công nghiệp thiếu năng động, mang tính chất hành chính, thiếu đồng bộ, xa lạ với các nguyên tắc của thị trường nên năng suất và hiệu quả không cao. Đến cuối năm 1985, nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng nghiêm trọng, thâm hụt ngân sách Nhà nước ở mức lớn vì phải bù giá cho các xí nghiệp quốc doanh, lạm phát lên tới các mức phi mã trên 300%, thị trường rối loạn, lương thực, thực phẩm sản xuất ra không đủ để đáp ứng nhu cầu, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Trước các yêu cầu cấp thiết phải đổi mới, nghiên cứu tình hình thực tiễn và rút ra các bài học kinh nghiệm, Đảng và Nhà

SV: Vũ Hải Yến Lớp Nhật 3 - K38 F 42

nước đã đưa ra những chiến lược thay đổi chính sách công nghiệp phù hợp với bối cảnh lịch sử mới.

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp của việt nam trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)