Quan điểm về chính sách công nghiệ p

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp của việt nam trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay (Trang 89 - 91)

I : Phương hướng mới của chính sách công nghiệp Việt

2: Quan điểm về chính sách công nghiệ p

Trong “Chính sách thương mại, chính sách công nghiệp” do Đảng, Nhà nước cùng Bộ công nghiệp đưa ra cũng nêu rõ các quan điểm về chính sách công nghiệp của Việt Nam như sau:

- Các chính sách công nghiệp phải nhằm phát triển công nghiệp và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Các chính sách này vừa phải đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế cao vừa đảm bảo nâng mặt bằng kinh tế và độ đồng đều để thực hiện công bằng xã hội, sự phát triển ổn định và bền vững.

- Các chính sách công nghiệp đưa ra phải mang tính khách quan, có căn cứ khoa học, dựa vào điều kiện và yêu cầu thực tế của đất nước và quốc tế. Chính sách công nghiệp cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác phải dựa vào năng lực nội sinh cũng như các yếu tố nguồn lực bên ngoài và phù hợp với

SV: Vũ Hải Yến Lớp Nhật 3 - K38 F 89

năng của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế có thể gặp phải thất bại vì nhiều lý do trong đó có lý do về

khả năng điều hành và quản lý của Chính phủ không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong bối cảnh mới, Nhà nước không thể không can thiệp mà sự can thiệp đó phải nhằm tạo điều kiện cho thị trường hoạt động nhiều hơn dựa trên việc tăng cường năng lực của Nhà nước bằng cách

đưa ra và thực hiện chính sách công nghiệp một cách trọng điểm và có lựa chọn. - Các chính sách công nghiệp phải nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải làm rõ và phát huy lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp, trên cơ sởđó nhanh chóng tạo ra và tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp trên thị trường quốc tế. Nhà nước không nên can thiệp quá mức vào thị trường, nếu những gì mà thị trường có thể làm được thì Nhà nước nên để thị trường tự điều tiết. Nhà nước cần duy trì tính cạnh tranh giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp trên thị trường nội địa và quốc tế ngay cả

khi Nhà nước ưu tiên phát triển một số ngành nhất định. Chính sách công nghiệp phải được thực hiện từng bước một phù hợp với các lợi thế so sánh. Nếu hiện tại, lợi thế so sánh của Việt Nam chỉ là các ngành sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản hay lao động thì việc tập trung các ngành công nghiệp công nghệ

cao sẽ không đem lại hiệu quả, vì vậy, có thể chỉ phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao để làm bàn đạp cho việc hình thành và phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao khác trong tương lai.

- Chính sách công nghiệp lấy con người làm chủ thể thực hiện và đối tượng phục vụ của mình. Chính sách công nghiệp không có mục đích tự thân, không phải phát triển để có trình độ công nghiệp cao, hay một cơ cấu công nghiệp tốt mà nhằm vào mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

SV: Vũ Hải Yến Lớp Nhật 3 - K38 F 90

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp của việt nam trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)