đến tận người nông dân.
3./ Tăng cường năng lực cho cán bộ khuyến nông - khuyến ngư
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho hệ thống khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn hỗ trợ của các dự án: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), các dự án hỗ trợ song phương (Đan Mạch, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Điển, Bỉ…).
- Củng cố công tác đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt cần tăng cường năng lực cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở là người địa phương, dân tộc nhằm lôi cuốn được nhiều bà con dân tộc và người nghèo tham gia các chương trình khuyến nông.
- Tuyển dụng cán bộ khuyến nông có trình độ chuyên môn và kỹ năng khuyến nông, ưu tiên sử dụng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khuyến nông và phát triển nông thôn.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống khuyến nông KN từ trung ương đến địa phương. Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc và tạo cơ hội phát triển cho các cán bộ khuyến nông KN trẻ.
- Đào tạo tăng cường năng lực cho mạng lưới khuyến nông KN về hỗ trợ và thúc đẩy nâng cao chuỗi giá trị về nông sản, bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường và quản lý nông trại.
- Xây dựng chương trình đào tạo từ xa cho cán bộ khuyến nông - khuyến ngư các cấp qua hệ thống đài phát thanh, đài truyền hình và mạng internet.
4/. Xây dựng các chương trình khuyến nông - khuyến ngư phù hợp với chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhu cầu của nông dân và thị trường.
Các mô hình trình diễn khuyến nông - khuyến ngư trong thời gian tới cần được nghiên cứu, xem xét, đánh giá và triển khai để phù hợp hơn với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước và với điều kiện, trình độ người nông dân, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với mục tiêu đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì các chương trình khuyến nông - khuyến ngư cần tập trung vào các nội dug sau:
4.1/. Chương trình khuyến nông trồng trọt:
- Chuyển giao TBKT để nâng cao năng suất, chất lượng lúa lai, lúa thuần, lúa chất lượng cao và một số cây lương thực khác để đảm bảo kế hoạch xuất khẩu gạo và an ninh lương thực quốc gia.
- Xây dựng các mô hình áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn để tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá có khả năng xuất khẩu lúa gạo, cà phê, chè, điều, tiêu, cây ăn quả...
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng các giống rau, cây ăn quả có năng suất chất lượng cao và áp dụng quy trình sản xuất tốt (GAP) để sản xuất rau, quả an toàn, cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
- Thúc đẩy chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp và hiệu quả thông qua tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng, đổi mới giống cho từng vùng, từng