Quan điểm phát triển khuyến nông-khuyến ngư

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ GIAI ĐOẠN 1993 2008 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2009 2020 (Trang 30 - 31)

1/. Xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông KN Việt Nam ngày càng năng động, vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phát triển nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.

2/ Tăng cường mối liên kết giữa hệ thống khuyến nông KN nhà nước và các tổ chức khuyến nông KN ngoài nhà nước nhằm huy động và sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho khuyến nông theo phương châm xã hội hoá, thiết thực và hiệu quả.

3/. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ và các dịch vụ kỹ thuật khác nhằm tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

4/. Xây dựng kế hoạch chiến lược và giải pháp cụ thể trong công tác khuyến nông - khuyến ngư phục vụ đa mục tiêu với các đối tượng hưởng lợi, các vùng miền khác, đặc biệt đối với chương trình “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" và "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo".

IV/ Mục tiêu

1). Người dân được cập nhật kịp thời và nắm rõ các chủ trương, đường lối, chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Đảng và Nhà nước.

2). Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông và nông dân để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn một cách hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

3). Dịch vụ khuyến nông KN được cung cấp kịp thời, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng nông dân.

4). Huy động tối đa các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia thúc đẩy phát triển bền vững các hoạt động khuyến nông - khuyến ngư.

V/. Nội dung

1/. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách và quản lý của hệ thống khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương

- Hoàn thiện hệ thống khuyến nông KN để có sự chỉ đạo và quản lý thống nhất các hoạt động từ TW đến địa phương (tất cả các huyện đều có trạm khuyến nông và mỗi xã có ít nhất 01 khuyến nông viên hưởng lương Nhà nước, khuyến khích và phát triển mạnh đội ngũ cộng tác viên khuyến nông).

- Bổ sung, kiện toàn hệ thống văn bản quản lý, cơ chế chính sách khuyến nông KN cho từng vùng, từng đối tượng, từng ngành hàng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, tuân thủ theo quy định của WTO.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ khuyến nông KN làm việc lâu dài, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng bộ máy tổ chức và phương thức quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng/miền.

2./ Mở rộng và cải tiến các kênh thông tin tuyên truyền để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết đến với người dân.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ GIAI ĐOẠN 1993 2008 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2009 2020 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w