QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU
2.4.4. Hàng hoá cho TTCK và thị trường quyền chọn còn nghèo nàn và đơn điệu: Phát triển TTCK là m ột trong hai nhiệm vụ c ơ bản của cơ quan quản lý
ngành chứng khoán nhưng không thể tách rời quá trình đổi mới và chuyển đổi nền
kinh tế nước ta. Những thành tựu kinh tế đạt được trong những năm qua là kết quả
của việc thi hành chính sách đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để xây dựng TTCK ở Việt Nam – kênh quan trọng huy động vốn dài hạn cho phát
triển kinh tế, góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính Việt Nam, tăng thêm các khả năng lựa chọn về tiết kiệm và đầu tư cho dân chúng. Để phát triển TTCK, điều thiết
yếu là cần phát triển cung và cầu hàng hoá cho thị trường. Trong đó cung hàng hoá thực chất liên quan tới hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán của các tổ
chức kinh tế trên thị trường.
Tháng 6/2006, Quốc hội đã ban hành Luật chứng khoán với những quy định rất mới
về công ty đại chúng và chào bán chứng khoán ra công chúng h ướng theo chuẩn
mực quốc tế. Những chính sách và luật pháp nêu trên đã cơ bản chấm dứt việc cổ
phần hoá khép kín, hạn chế việc bao cấp vốn cho các DNNN. Từ đó thúc đẩy các
doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá qua TTCK một cách minh bạch h ơn và ngày
càng nhiều doanh nghiệp mong muốn thông qua thị tr ường để huy động vốn đầu t ư,
phát triển vốn và tăng cường uy tín cũng như hìnhảnh của doanh nghiệp mình.
Nói chung hàng hoá trên thị trường chứng khoán trong mấy năm qua phát triển đáng
kể song số lượng và chất lượng của hàng hoá trên thị trường cần phải được nâng cao, và đặc biệt là phải có chính sách phát triển rõ ràng của Chính phủ thì thị trường
quyền chọn mới có thể hình thành được.