Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.DOC (Trang 46 - 51)

2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động tự doanh của CTCK Habubank chưa phát triển, cụ thể là:

Thứ nhât, quy mô đầu tư còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động tự doanh. Quy mô vốn còn hạn chế đồng thời với việc nguồn vốn lại bị

phân tán dưới dạng phân chia hạn mức đầu tư cho các cán bộ tự doanh, nên các cán bộ tự doanh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Thứ hai, danh mục đầu tư của công ty chưa đa dạng hóa được. Danh

mục đầu của công ty chủ yếu bao gồm cổ phiếu của các công ty lớn còn cổ phiếu của các doanh nghiệp nhỏ chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba, phương thức đầu tư đơn điệu. Điều này một phần cũng do thị

trường chưa phát triển nên chưa có các hoạt động như tạo lập thị trường, đầu cơ xuống giá, chứng khoán phái sinh... Vì vậy mặc dù công ty đầu tư cả trên

thị trường niêm yết và chưa nên yết song mục tiêu chủ yếu của hoạt động tự doanh là kinh doanh nhằm hưởng chênh lệch giá và cổ tức. Điều này đã làm giảm sự linh hoạt trong đầu tư của công ty.

Thứ tư, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến kinh doanh và đầu tư chứng

khoán của công ty chưa đa dạng trong đó hoạt động repo là một ví dụ. Mặc dù

hoạt động giao dịch kỳ hạn repo đối với trái phiếu của HBBS đã phát triển song hoạt động repo về cổ phiếu thì lại chưa được thực hiện. Trong khi đó ở các CTCK khác thì hoạt động repo cổ phiếu là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho công ty, đồng thời hỗ trợ đắc lực trong việc triển khai mạng lưới khách hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

• Nguyên nhân chủ quan

- Về yếu tố nhân lực:

Nhân lực là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong hoạt động của các doanh nghiệp và yếu tố này càng được chú trọng trong các CTCK. Mọi hoạt động của CTCK đều cần có những cán bộ không những phải có trình độ chuyên môn mà còn phải có sự nhạy bén trong nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Do những yêu cầu đặc trưng của ngành nghề như vậy mà việc bổ sung thêm cán bộ tự doanh của công ty còn rất hạn chế. Với một khối lượng công việc không nhỏ vậy mà hiện tại hoạt động tự doanh của CTCK chỉ do 4 nhân viên đảm nhiệm dưới sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng tự doanh. Những cán bộ tự doanh đều là những người có trình độ, năng động, nhậy bén song họ đều là những người còn khá trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề. Bên cạnh đó là việc thiếu nhân lực chất lượng cao là hiện tượng phổ biến ở thị trường đã phần nào gây khó khăn cho hoạt động này cũng như CTCK Habubank.

- Quy trình tự doanh còn nhiều bất cập:

Theo quy trình tự doanh của CTCK Habubank hiện nay, cán bộ tự doanh được toàn quyền đưa ra các quyết định đầu tư trong hạn mức của mình, có trách nhiệm báo cáo các giao dịch phát sinh hàng ngày cho trưởng phòng.

Trong trường hợp cán bộ tự doanh đưa ra các phương án tự doanh vượt quá hạn mức cho phép thì phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty. Sự bất cập trong quy trình tự doanh được thể hiện ở một số điểm sau:

+ Có thể các quyết định của các cán bộ tự doanh xung đột lẫn nhau do họ có toàn quyền đưa ra các quyết định trong hạn mức của mình, và trong quy trình tự doanh không quy định cụ thể những loại chứng khoán mà cán bộ tự doanh được thực hiện giao dịch.

+ Trách nhiệm quá lớn tập trung vào Giám đốc

+ Việc phải chờ đợi quyết định của Hội đồng đầu tư khi dự án vượt quá hạn mức có thể sẽ dẫn đến mất cơ hội đầu tư.

+ Việc chia hạn mức như vậy rất khó cho công tác kiểm tra, kiểm soát danh mục đầu tư của công ty

+ Thủ tục còn rườm rà

- Quy mô nguồn vốn

Quy mô vốn đầu tư ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư của CTCK. Mặc dù quy mô đầu tư không tỷ lệ thuận với lợi nhuận song khi lượng vốn đầu tư càng lớn thì công ty càng có nhiều cơ hội giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư lớn cũng góp phần giúp công ty chiếm ưu thế hơn so với các công ty khác. Mặc dù HBBS được nhận sự hậu thuẫn rất lớn từ ngân hàng mẹ Habubank song so với các đối thủ cạnh tranh khác thì số vốn đầu tư đó còn khá khiêm tốn. Chính điều đó đôi khi đã làm mất cơ hội đầu tư của công ty khi đó hiệu quả đầu tư không cao so với các đối thủ cạnh tranh.

- Công tác phân tích còn nhiều vướng mắc

Trên thực tế, hoạt động tự doanh là một hoạt động phân tích đầu tư do đó các cán bộ tự doanh cũng là những nhà phân tích. Các kết quả phân tích của họ không chỉ phục vụ cho các quyết định đầu tư của chính họ mà còn để tham chiếu cho các bộ phận khác của công ty. Ví dụ, khi nhân viên môi giới thực hiện tư vấn đầu tư cho khách hàng, ngoài những nhận định riêng về thị

trường, về công ty nào đó... họ còn có thể tham khảo những kết quả phân tích do phòng tự doanh cung cấp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn. Hiện nay, hoạt động tự doanh chứng khoán của HBBS đang gặp nhiều vướng mắc bởi chiến lược đầu tư ma công ty đặt ra dễ bị xáo trộn giữa chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

- Công nghệ thông tin:

Không chỉ đối với phòng tự doanh mà đối với tất cả các nghiệp vụ của công ty thì trang thiết bị và công nghệ là rất cần thiết. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của TTCK và các CTCK nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể nói là chưa anh toàn đã gây nên những khó khăn cho hoạt động tự doanh chứng khoán.

• Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đến ngày 01/01/02007 Luật chứng khoán mới có hiệu lực áp dụng. Đây cũng là một trong những lý do khiến hàng loạt các CTCK đua nhau thành lập vào cuối năm 2006. Luật chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007 song trên thực tế hành lang pháp lý cho hoạt động của CTCK nói chung và hoạt động tự doanh nói riêng vẫn chưa đầy đủ và vững chắc. Ngoài ra, hoạt động của CTCK còn chịu sự chi phối của nhiều bộ luật như Luật ngân hàng tài chính, Luật doanh nghiệp, Luật thuế... Trong điều kiện các bộ luật đang quá trình hoàn thiện, do đó, khó khăn đối với CTCK là rất lớn. Vì vậy, đa số các CTCK đều phải tự xây dựng quy chuẩn hạn mức và điều chỉnh theo sự phát triển của công ty và thị trường.

- Thị trường chưa thực sự phát triển

So với TTCK của các nước trong khu vực và trên thế giới thì thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ. Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, tính đến hết năm 2007 tổng số công ty niêm yết trên toàn thị trường là 253 công ty và 3 chứng chỉ quỹ, mức vốn hóa thị trường chứng khoán tương đương 43%.

Sự phát triển của thị trường không chỉ thể hiện ở số lượng và chất lượng hàng hóa trên thị trường mà còn thể hiện ở trình độ hiểu biết của công chúng đầu tư về TTCK. Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch về thông tin là một vấn đề đáng quan tâm. Đó là sự thiếu minh bạch về khả năng thực tế của các công ty, mập mờ trong tổng vốn đầu tư thực tế và tổng trị giá tài sản vô hình cũng như hữu hình, thông tin thất thiệt về khả năng tài chính cũng như sản xuất có lợi cho công ty niêm yết và nguy hại cho nhà đầu tư. Ngoài ra sự kém phát triển của thị trường còn được thể hiện ở trình độ hiểu biết của công chúng đầu tư. Bên cạnh một số ít những nhà đầu tư có khả năng phân tích và am hiểu thị trường một cách sâu sắc còn lại đa số công chúng đầu tư trên TTCK Việt Nam còn chưa nắm bắt được bản chất của thị trường, tâm lý đầu tư theo số đông còn rất phổ biến. Bên cạnh đó còn phải kể đến những rủi ro do thị trường kém phát triển gây ra như rủi ro về thị trường lớn, rủi ro chính sách còn ở mức cao. Rủi ro chính sách được thể hiện thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của TTCK tiêu biểu là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước (nay được thay bằng Quyết định 03) được ban hành một cách đột ngột, không tổ chức lấy ý kiến hoặc định hướng đầu tư để giới đầu tư có thể chuẩn bị ứng phó. Và gần đây nhất là quyết định phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước bất ngờ được công bố, tạo ra một áp lực lớn lên TTCK. Nền kinh tế của chúng ta nói chung và TTCK nói riêng dễ thương tổn, chưa đủ tiềm lực và kinh nghiệm đối phó với những khủng hoảng. Đối với một thị trường bậc cao như TTCK, sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đối với cái gọi là “rủi ro chính sách” là một vấn đề nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường.

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HABUBANK 3.1.Định hướng phát triển hoạt động tự doanh chứng khoán Habubank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại công ty chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.DOC (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w