Mô hình ảo có quy tắc và bất quy tắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu IP trên nền các mạng quang WDM và kỹ thuật lưu lượng IPWDM.doc (Trang 53 - 54)

Mô hình có quy tắc tức là mô hình có các kết nối node theo một kiểu xác định rõ ràng trong khi mô hình bất quy tắc thường được xây dựng động để tối ưu hoá các ma trận hiệu năng nhất định. Mô hình có quy tắc được xây dựng và tồn tại dựa trên các nghiên cứu có tính hệ thống và các khái niệm được chấp nhận rộng rãi. Định tuyến và quản lí trong mô hình có quy tắc thường đơn giản nhưng bổ sung hoặc loại bỏ một node bất kì trong một mô hình có kiến trúc (trong khi vẫn duy trì mô hình đó) là rất khó khăn. Một số ví dụ của mô hình có quy tắc là:

• Ring

• Shuffle-Net

• Manhattan Street Network (MSN hay 2D Torus)

• GEMNet

• HyperCube

• deBruijn Graph

Các mô hình có quy tắc trên thường có độ phức tạp định tuyến thấp và là đối xứng trong khi sự khác biệt của chúng nằm ở số lượng các bộ thu phát cần thiết, khả năng mở rộng và khả năng chấp nhận lỗi. Ví dụ như một mạng n–aray hypercube với N node cần (n-1)lognN bộ thu phát cho mỗi node và sẽ có khoảng cách hop trung bình là lognN và đường kính mạng là lognN. So với nó thì một MSN chỉ cần hai bộ thu phát cho một node nhưng cả khoảng cách hop trung bình và đường kính mạng đều bằng N . Mô hình Shuffle-Net cũng có khoảng cách hop trung bình nhỏ hơn MSN vì với một bước sóng cho trước, nó có nhiều đường lựa chọn hơn từ node một đầu cuối tới một node đầu cuối bất kì khác. Tuy nhiên, nó cần nhiều bộ thu phát cho một node hơn. Cụ thể trong trường hợp này là n cho một node. Trong phần còn lại, các mô hình bất quy tắc sẽ được xem

xét cụ thể vì chúng có thể được tối ưu hoá để hỗ trợ các kiểu lưu lượng đồng dạng và không đồng dạng nhất định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu IP trên nền các mạng quang WDM và kỹ thuật lưu lượng IPWDM.doc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w