Một trường hợp thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu IP trên nền các mạng quang WDM và kỹ thuật lưu lượng IPWDM.doc (Trang 67 - 69)

Trước khi đi vào thuật toán dựa trên kinh nghiệm, hãy xem xét một ví dụ để thể hiện các ý tưởng cơ bản của thuật toán. Hình 3.3 chỉ ra một mạng WDM ví dụ, với một mô hình ring có 6 node. Trong hình, các đường liền biểu diễn các sợi quang, mỗi đường như vậy hỗ trợ hai bước sóng. Hình 3.3(b) miêu tả mô hình đường đi ngắn nhất tương ứng.

A F E D C B A F E D C B

(a) Mô hình vật lí (b) Mô hình ảo

(c) Mô hình dư thừa A F E D C B A F E D C B

(d) Mô hình dư thừa sau tái cấu hình

Hình 3.3 Sử dụng tái cấu hình đường đi ngắn nhất để tạo thêm LSP

Tại một thời điểm node C cần thiết lập một LSP mới tới node F, và mô hình đường đi ngắn nhất dư thừa mà node C thấy tại thời điểm nó đang cố gắng thiết lập LSP mới đó được biểu diễn trên hình 3.3(c). Rõ ràng là, các tài nguyên hiện có sẵn cho node C là không đủ để hỗ trợ LSP đang yêu cầu. Bây giờ câu hỏi đặt ra là liệu có khả năng tái cấu hình một số đường đi ngắn nhất để chứa được LSP mới đó không. Câu trả lời là có thể có. Tuy nhiên, một câu trả lời chắc chắn chỉ có sau một vài các bước kiểm tra. Bước kiểm tra đầu tiên là xem liệu tồn tại một giải pháp tái cấu hình có thể kết nối hai thành phần chưa được kết nối lại với nhau không. Bước kiểm tra tiếp theo là kiểm tra xem liệu các LSP đang tồn tại có bị tác động và LSP đang được yêu cầu có thể được đáp ứng bởi giải pháp mới hay không. Trong ví dụ này, một giải pháp (và chỉ một giải pháp) có thể vượt qua được bước kiểm tra thứ nhất để tái cấu hình kết nối đường đi ngắn nhất giữa node B và node D. Một đặc tính có liên quan quan trọng của đường đi ngắn nhất này là các đầu cuối của nó thuộc một thành phần và đường đi vật lí của đường đi ngắn nhất này vượt qua thành phần khác. Do vậy, một giải pháp tái cấu hình mềm dẻo là phá vỡ đường đi ngắn nhất ở thành phần thứ hai. Có thể chọn để phá vỡ đường đi ngắn nhất tại node F để đường đi ngắn nhất BD ban đầu trở thành hai đường đi ngắn nhất BF và FD. Khi đó mô hình đường đi ngắn nhất dư thừa sau khi tái cấu hình sẽ như hình 3.3(d).

Ảnh hưởng lên tất cả các LSP đang tồn tại do sự tái cấu hình này gây ra là rất nhỏ. Đặc biệt chỉ các LSP đang sử dụng đường đi ngắn nhất BD trước khi tái cấu hình là chịu một số tác động nhất định. Sau khi tái cấu hình, mỗi một trong các LSP sẽ đi thêm một node và không LSP hiện có nào được định tuyến lại trên một tuyến đi khác. Hơn thế, nhiều khả năng các LSP hiện có sẽ vẫn đi theo các tuyến ban đầu. Điều này sẽ đảm bảo cho bước kiểm tra thứ hai được thoả mãn. Bây giờ thì việc thiết lập LSP vừa được yêu cầu giữa node C và node F được tiến hành bình thường. Ví dụ này loại bỏ tính hướng của các LSP để làm giảm tính phức tạp của sự giải thích. Nếu xem xét đến tính hướng thì kết quả cũng hoàn toàn không thay đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu IP trên nền các mạng quang WDM và kỹ thuật lưu lượng IPWDM.doc (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w