1.8.1. Kinh nghiệm của Pháp
Tại Pháp, trách nhiệm kiểm soát thông tin đặc biệt được coi trọng trong trường hợp DN phát hành chứng khoán huy động vốn từ công chúng. Trừ một số trường hợp đặc biệt (như chào bán chứng khoán có tổng giá trị nhỏ hơn 100.000 Euro hoặc chào bán chứng khoán có giá trị từ 50.000 Euro cho mỗi nhà đầu tư…), còn lại DN buộc phải lập bản cáo
bạch. Trong đó, điểm khác biệt cơ bản so với DN Việt Nam là kiểm toán viên phải xác nhận cả những dự báo về lợi nhuận trong tương lai của DN (tại Việt Nam, chỉ kiểm toán những dữ
liệu quá khứ). Ông Bruno Gizard, Phó tổng thư ký Cơ quan Quản lý các thị trường tài chính Pháp (AMF) cho biết, để có thể xác nhận được dự báo lợi nhuận, kiểm toán viên phải tiếp cận và đối thoại nghiêm túc với lãnh đạo DN. Mặc dù không ai có thể khẳng định chắc chắn khoản lợi nhuận tương lai của DN, nhưng yêu cầu này đòi hỏi kiểm toán viên và lãnh đạo DN phải trung thực, thẳng thắn trong cách đánh giá về tương lai của DN. Xác nhận của kiểm toán viên về mức độ tin cậy trong dự báo lợi nhuận DN sẽ được chuyển đến cơ quan giám sát TTCK và nhà đầu tư. Đây là một chỉ báo quan trọng cho nhà đầu tư tại Pháp, bởi thực tế
nhà đầu tư mua cổ phiếu là mua tương lai DN.
Điểm khác biệt đáng chú ý thứ hai tại Pháp liên quan đến việc cho phép DN huy động vốn từ công chúng là AMF sẽ giám sát tất cả thông tin quảng cáo của DN liên quan đến hoạt
động chào bán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công bố bản cáo bạch. Các thông tin quảng cáo này đều phải nói rõ rằng, hồ sơ cáo bạch của DN đã hoặc sẽ được công bố trong thời gian tới và chỉ rõ nơi nhà đầu tư có thểđến lấy cáo bạch. Theo ông Bruno, tại Pháp cũng có nhiều trường hợp DN sử dụng phương tiện thông tin đại chúng chỉđể truyền tải những thông tin tốt cho mình (tương tự như tại Việt Nam hiện nay), vì thế AMF có trách nhiệm phải giám sát thông tin của DN, đểđảm bảo nhà đầu tưđược nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước khi DN được phép phát hành chứng khoán huy động vốn.
Điểm khác biệt thứ ba trong hồ sơ huy động vốn của DN Pháp là DN phải lập bản cáo bạch tóm tắt dưới 2.500 chữđể giúp những người ít thời gian vẫn có thể tiếp cận thông tin chính yếu về DN. Tại Pháp, nhiều DN có cáo bạch dài tới 500 trang, nên việc yêu cầu phải có 1 bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản tóm tắt này phải chịu trách nhiệm dân sự nếu tóm tắt có nội dung lừa dối, không chính xác hoặc mâu thuẫn với các phần khác của cáo bạch.
Đểđảm bảo tính chuẩn mực của cáo bạch, AMF quy định bản cáo bạch của DN phải có 3 đối tượng cùng liên đới chịu trách nhiệm, gồm người công bố thông tin (thông thường là lãnh đạo DN); kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư. Ngoài ra, AMF cũng phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện ra những sai sót cơ bản trong bản cáo bạch của DN mà đáng ra phải phát hiện được. Trong trường hợp này, thẩm phán sẽ có một quy
một DN được thông qua cáo bạch tại Pháp hay một nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), DN có quyền huy động vốn tại bất kỳ thị trường nào thuộc EU. Đây là một lợi thế rất lớn cho DN thuộc EU. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, DN Pháp cũng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm. Những báo cáo này phải được gửi đồng thời đến cơ quan quản lý và nhà đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Theo ông Bruno, với nhà đầu tư thì sẽ là tốt nhất nếu DN thực hiện công bố thông tin hàng ngày. Tuy nhiên, với DN, việc yêu cầu thông tin với họ quá liên tục hoặc chi tiết là rất nguy hiểm, bởi khi đó người lãnh đạo sẽ chỉ chú ý đến kết quả trước mắt mà không tập trung lo cho tương lai dài hạn của DN
1.8.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, cơ chế giám sát các doanh nghiệp về
công bố thông tin khi phát hành cổ phiếu được thực hiện chặt chẽ. Cơ quan quản lý đã thành lập Ủy ban điều tra có trách nhiệm thẩm tra toàn bộ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mới niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc phát hành bản chính và bản tóm tắt về tình hình hoạt động của doanh nghiệp phải được niêm yết trên báo chí có chỉđịnh và phải công bố trên mạng Internet.
Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu phải công bố thông tin liên tục hoặc đột xuất nếu doanh nghiệp có những thay đổi về quản lý, về thị trường hay thay đổi về các dự án và lĩnh vực đầu tư. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin, thì căn cứ vào kết luận điều tra của Ủy ban thẩm tra, sẽđưa ra mức xử phạt nhẹ nhất là thông báo trong nội bộ ngành, cảnh báo và phạt tiền, nặng nhất là cấm doanh nghiệp tham gia thị
trường chứng khoán.
1.8.3. Kinh nghiệm của Mỹ
Tại thị trường chứng khoán Mỹ, nhằm minh bạch hóa thông tin, Mỹđã có những quy
định rất chặt chẽ về công bố thông tin bởi nếu thông tin là dối trá, nhà đầu tư sẽ mua phải một cổ phiếu mà không biết đồng tiền họ trả là thật nhưng giá trị cổ phiếu họ đang cầm là
ảo.
Ngay sau cuộc khủng hoảng “Ngày thứ hai đen tối” năm 1929, nhìn thấy được tình trạng thật giả lẫn lộn về thông tin, với mong muốn giảm thiểu rủi ro và bảo vệ những nhà
đầu tư nhỏ lẻ, Mỹđã quyết định cho ra đời SEC (Securities and Exchange Commission) - Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ. Sau đó SEC đã công bố Luật Chứng khoán Liên bang
(Federal Securities Act) trong đó bắt buộc những công ty niêm yết phải chỉ rõ trong bản cáo bạch của mình những rủi ro trong hoạt động của công ty và công bố rõ ràng đến công chúng. Những rủi ro đó bao gồm các khoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu, những tranh chấp pháp lý liên quan đến công ty (nếu có). Và báo cáo tài chính của công ty phải được một công ty kiểm toán trung lập kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin. Bộ luật này cũng nghiêm cấm tuyệt đối việc bán cổ phiếu trước khi đăng ký. Tiếp sau đó, SEC cũng đã đưa ra Luật mua bán chứng khoán (Securities Exchange Act). Đạo luật này ghi rõ việc phải công khai hóa những khoản chi thưởng, tăng lương đồng thời thể
hiện quyền làm chủ của cổ đông qua việc phải có ý kiến cổ đông trong những quyết định quan trọng của công ty
1.8.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu các bài học kinh nghiệm minh bạch thông tin trên thị
trường chứng khoán của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thích hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam hiện nay như sau:
(i) Trong công tác kiểm toán tại Doanh nghiệp, kiểm toán viên cần phải xác nhận cả
những dự báo về lợi nhuận trong tương lai của DN thay vì chỉ kiểm toán những dữ liệu quá khứ
(ii) Doanh nghiệp huy động vốn từ công chúng, UBCKNN hay SGDCKTP.HCM sẽ
giám sát tất cả thông tin quảng cáo của DN liên quan đến hoạt động chào bán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công bố bản cáo bạch. Các thông tin quảng cáo này đều phải nói rõ rằng, hồ sơ cáo bạch của DN đã hoặc sẽđược công bố trong thời gian tới và chỉ rõ nơi nhà đầu tư
có thểđến lấy cáo bạch. UBCKNN hay SGDCK có trách nhiệm phải giám sát thông tin của DN, để đảm bảo nhà đầu tư được nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước khi DN được phép phát hành chứng khoán huy động vốn.
(iii) Cần phải có một bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản tóm tắt này phải chịu trách nhiệm dân sự nếu tóm tắt có nội dung lừa dối, không chính xác hoặc mâu thuẫn với các phần khác của cáo bạch.
(iv) Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin, thì căn cứ
bộ ngành, cảnh báo và phạt tiền, nặng nhất là cấm doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
(v) Doanh nghiệp niêm yết phải chỉ rõ trong bản cáo bạch của mình những rủi ro trong hoạt động của công ty và công bố rõ ràng đến công chúng. Những rủi ro đó bao gồm các khoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu, những tranh chấp pháp lý liên quan
đến công ty (nếu có). Và báo cáo tài chính của công ty phải được một công ty kiểm toán trung lập kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin.
(vi)Để đảm bảo tính chuẩn mực của cáo bạch, UBCKNN nên quy định bản cáo bạch của DN phải có 3 đối tượng cùng liên đới chịu trách nhiệm, gồm người công bố thông tin (thông thường là lãnh đạo DN); kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụđầu tư.
1.9.Kết luận chương I.
Chương này trình bày cơ sở lý luận về tính minh bạch thông tin trong bối cảnh kinh tế
của một quốc gia, trên cơ sở đó nêu ra những đặc điểm sở dĩ vốn có của tính minh bạch thông tin như khả năng tiếp cận thông tin, tính liên quan, chất lượng và độ tin cậy của thông tin, những khó khăn trong việc đo lường cũng như hạn chếđối với tính minh bạch.
Từ cơ sở lý luận về tính minh bạch thông tin trong bối cảnh kinh tế, thứ nhất chương này trình bày những lợi ích của minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán như : bảo vệ nhà đầu tư, tính thanh khoản, thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường …, thứ hai đưa ra khái niệm về minh bạch thông tin doanh nghiệp và các yếu tố quyết định đến minh bạch doanh nghiệp như các yếu tố về quản trị và tài chính; thứ ba nêu lên các ảnh hưởng của minh bạch thông tin đối với doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung.
Chương tiếp theo sẽ trình bày khái quát về SGDCK TP.HCM và các công ty niêm yết trên Sở, yêu cầu pháp lý và thuận lợi khó khăn, tình hình công bố thông tin của các công ty niêm yết.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM 2.1.1 Quá trình hình thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM 2.1.1 Quá trình hình thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt
động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước.
Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy
động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ
thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ
cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ
thông tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ban quản lý Dự án).
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, tiền thân là Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 559/QĐ/TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.Ngày 7/1/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty TNHH Một thành viên cho Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).Công ty TNHH Một thành viên này có địa chỉ trụ sở chính 45-47 Bến Chương Dương, Phường Thái Bình, quận 1, Tp.HCM. Công ty có vốn điều lệ
1.000 tỷđồng (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp do Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chuyển giao và vốn bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động), ngoài ra còn có nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công ty này hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hình1.3 Biểu đồ quy mô giao dịch – Cổ phiếu 01/01 đến 30/06
KL giao dịch 136.208.620,000 15.909.495,000 152.118.115,000
GT giao dịch(tỉ VND) 4.053,335 646,667 4.700,003
Hình 1.4. Biểu đồ tình hình giao dịch thị trường từ 07/2007 đến 06/2008
2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM
Chức năng hoạt động của Công ty bao gồm: tổ chức thị trường giao dịch cho chứng khoán của các tổ chức phát hành đủđiều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật, giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
-Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. -Tên giao dịch quốc tế :Hochiminh stock exchange - Tên viết tắt: HOSE.
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:
2.1.2.1. Quyền hạn
- Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố
thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; - Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư; - Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
- Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết; - Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;
- Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.