Những thành tựu hợp tác ASEAN+3 trong những năm vừa qua :

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa việt nam và asean.doc (Trang 55 - 56)

IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối :

b.Những thành tựu hợp tác ASEAN+3 trong những năm vừa qua :

Về chính trị, các hội nghị thường đỉnh của ASEAN + 3 đã giúp các nhà lãnh đạo trong khu vực có cơ hội gặp gỡ nhau thường xuyên và trao đội các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Từ đó giúp họ hiểu biết nhau nhiều hơn., tiến tới việc hình thành những lập trường chung về các vấn đề quốc tế. Thêm nữa là lòng tin giữa các quốc gia Đông Á được xây dựng và củng cố.

Về an ninh, Hợp tác ASEAN+3 được tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,…). Tháng 6/2003 ở Hà Nội lần đầu tiên Cuộc tham khảo của các quan chức cao cấp ASEAN+3 về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC+3). Tiếp đó vào ngày 10/1/2004 tại Băng Cốc hội nghị cấp bộ về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3, các bộ trưởng ASEAN+3 đã thông qua kế hoạcch hướng dẫn để đối phó với tội phạm xuyên quốc gia trong 8 lĩnh vực bao gồm : chủ nghĩa khũng bố , vận chuyển ma túy bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm tin học.

Về tài chính tiền tệ, Sáng kiến Chieng Mai được coi là thành tựu nổi bật nhất của hợp tác ASEAN + 3. Đến cuối tháng 6/2006 đã có 16 hiệp định hoán đổi song phương BSA được ký kết giữa các nước Đông Á với tổng số tiền hơn 75 tỷ USD. Sáng kiến Chieng Mai đã cung cấp cơ sở pháp lý cho hợp tác tài chính tiền tệ giữa các nước ASEAN + 3 từ đó giúp các nước trong khu vực giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài đặc biệt là từ Mỹ và Liên minh Châu Âu.

Về kinh tế thương mại, hợp tác ASEAN + 3 đã thúc đẩy buôn bán nội khối trong khu vực tăng lên nhanh chóng. Năm 2003, thương mại nội khối ASEAN + 3 đạt mức 54% cao hơn hẳn 24% của ASEAN và 25,8% của Đông Bắc Á,cao hơn mức 46% của NAFTA. Tỷ trọng của ASEAN+3 trong trao đổi thương mại của từng nước thành viên cũng rất cao cao nhất là Lào (71,5%) và thấp nhất là Trung Quốc (32,4%). Nhờ vào buôn bán nội khối các nước ASEAN+3 cũng đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (Tây Âu, Mỹ).

Nhờ vào sự tăng trưởng của các nước ASEAN+3 và liên kết ngày càng chặt chẽ trong khu vực đã làm cho khu vực ASEAN+3 trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Về du lịch, du lịch của các nước ASEAN+3 đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2006, các nước ASEAN+3 đã đón nhận 89,3 triệu du khách du khách đến từ trong và ngoài khu vực ( tăng 6,8% so với năm 2005 ), trong đó du lịch nội khối chiếm 58% tổng số khách du lịch tới các nước trong khu vực. Cũng trong năm 2006, 8,26 triệu du khách từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tới du lịch tại các nước ASEAN, và ngược lại có khoảng 4,4 triệu du khách từ ASEAN đã tới thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hợp tác ASEAN+3 không những đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình ổn định, thắt chặt các mối liên kết trong khu vực, mà còn góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển của các quốc gia trong khu vực này trong suốt hơn một thập kỉ qua

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa việt nam và asean.doc (Trang 55 - 56)