Hợp tác kinh tế :

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa việt nam và asean.doc (Trang 66 - 70)

V. HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN.

3. Hợp tác kinh tế :

Sau 14 năm kể từ ngày 28 tháng 7 năm 1995, ngày Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước thành viên khác trong Hiệp hội không ngừng phát triển sâu rộng, góp phần thúc đẩy tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .

Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực chủ động tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi của đất nước. Từ năm 1995 đến năm 2000, Việt Nam đã đưa vào danh sách CEPT 4.233 mặt hàng, chiếm 67% trong tổng số 6.332 mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi MFN.

Tháng 2/2001, Chính phủ Việt Nam đã công bố lịch trình tổng thể cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT cho đến 1/1/2006 là thời điểm hội nhập đầy đủ vào AFTA. Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước khác ngoài ASEAN và năm 2020.

Việt Nam tham gia ký và thực hiện khá tốt Hiệp định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN (AFAS), về “Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN" (AICO), về "Sáng kiến hội nhập" (IAI), đã chủ động đưa ra và tích cực thực hiện Chương trình hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), trong đó có dự án xây dựng các hành lang kinh tế, nhất là hành lang kinh tế Đông-Tây, hành lang lưu thông Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng..

Một số thành tựu về FDI, Thương mại :

i. Đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam :

Ngay từ trước khi gia nhập khối ASEAN, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) với nhiều nước ASEAN khác. Tuy nhiên, chỉ sau khi trở thành thành viên của ASEAN, đặc biệt là sự hồi phục của kinh tế khu vực sau khủng hoảng tài chính 1997-1998, ĐTTTNN từ các nước ASEAN chảy vào Việt Nam mới thật sự trở nên mạnh mẽ.

Nếu chỉ tính các dự án FDI còn hoạt động , thì đến ngày 22/9/2007 còn 8058 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đăng kí là 72,869 tỷ USD. Có 83 nước đầu tư vào Việt Nam trong đó có các nước ASEAN.

Nước đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định

1. Singapore 525 9,653,969,313 3,484,068,443 2. Malaysia 230 1,819,421,518 849,355,234 3. Thái Lan 160 1,561,556,926 605,116,448 4. Philippines 32 247,378,899 125,157,336 5. Indonesia 16 141,892,000 75,905,600 6. Brunei 39 128,881,421 53,161,421 7. Lào 8 23,353,528 15,613,527

8. Campuchia 5 5,200,000 3,390,000 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM

(1988-2007) ĐVT: USD Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư

Như vậy, ngoại trừ Mianma, đất nước còn gặp khó khăn về chính trị, kinh tế xã hội lại bị cấm vận của Hoa Kì thì 8 nước ASEAN còn lại đều có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nếu như đến tháng 6 năm 2004, số dự án là 611, tổng vốn đầu tư là trên 10,8 tỷ USD, vốn thực hiện là 4,888 tỷ USD, thì đến 22/9/2007 tổng số dự án đã lên tới 1015 dự án, với tổng số vốn đăng kí hơn 13 tỷ USD. Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu khu vực với 525 dự án và hơn 9 tỷ USD vốn đăng ký, Malaysia đứng thứ hai với 230 dự án, tiếp theo là Thái Lan với 160 dự án. Đây đồng thời là ba nước liên tục nằm trong số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về ĐTTTNN tại Việt Nam trong những năm gần đây.Đặc biệt, Singapore đứng thứ 2 sau Hàn Quốc đầu tư nhiều và thành công tại Việt Nam. Hiện có khoảng 900 dự án của các nước ASEAN đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút hàng vạn lao động, trong đó những dự án phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thu được lợi nhuận đáng kể.

Các nước ASEAN có vốn đầu tư trong mọi lĩnh vực, nhưng tập trung vào công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Trong công nghiệp, các ngành được quan tâm là công nghiệp dầu khí, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, công nghiệp thực phẩm và xây dựng; trong nông, lâm, ngư nghiệp là nông-lâm nghiệp, thủy sản; trong dịch vụ là giao thông vận tải-bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính- ngân hàng, văn hóa-y tế-giáo dục, xây dựng khu đô thị mới, văn phòng-căn hộ, hạ tầng khu công nghiệp-khu chế xuất,... Trong đó, nổi bật là Sigapo với xây dựng, kinh doanh khách sạn-du lịch, xây dựng văn phòng căn hộ, khu đô thị mới và công nghiệp thực phẩm; Malaixia với thăm dò-khai thác dầu khí; Thái Lan tập trung vào nông nghiệp; Inđônêxia với tài chính-ngân hàng; Philippin với sản xuất ô tô.

ii. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào ASEAN :

Song song với việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước thành viên ASEAN, mấy năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có một số dự án đầu tư tại một số nước thành viên, như tại Lào, Singapo, Campuchia, Thái Lan. Tuy quy mô đầu tư của những dự án chưa lớn, nhưng đã góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước. Đến ngày 22/6/2007 Việt Nam đã có 217 dự án đầu tư vào 33 nước và khu vực lãnh thổ của thế giới , với số vốn đăng kí là 1,179 tỷ USD và vốn thực hiện là 64,869,416 USD.

TÊN NƯỚC SỐ DỰ ÁN VỐN ĐĂNG KÝ VỐN THỰC HIỆN 1. Lào 76 555,473,766 7,511,733 2. Campuchia 22 80,788,619 1,394,014 3. Singapore 15 27,008,807 2,450,000 4. Malaysia 4 18,746,615 6,576,840 5. Indonesia 2 9,400,000 3,240,000 6. Thái Lan 2 305,200 - TỔNG CỘNG 121 691,722,807 21,172,587

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (1989-06/2007). ĐVT : USD

Nguồn: cục đầu tư nước ngoài

Như vậy, ASEAN là thị trường đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 55,76% số dự án ; 58,67% tổng vốn đăng kí và 32,64% vốn thực hiện. Nhiều dự án của các nhà đầu tư vào các nước ASEAN đang phát triển khả quan , đặc biệt các dự án tại Lào và Campuchia . Các dự án góp phần củng cố vai trò và sự ảnh hưởng của Việt Nam đến nền kinh tế của khu vực.

iii. Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và ASEAN:

Đi đôi với quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng phát triển. Thị trường ASEAN hiện chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó Singapore, Philipin, Thái Lan và Inđônêxia là những khách hàng lớn. Thị trường ASEAN là nơi tiêu thụ khối lượng lớn nông sản, nhất là gạo của Việt Nam, đồng thời là nơi cung cấp nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu, đặc biệt là xăng dầu cho Việt Nam. So với năm 1994, năm trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay đã gấp hàng chục lần.

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN 1995-2007 (ĐVT: USD) Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN còn thể hiện trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, mà nổi bật là thị trường lao động Malaixia đã mở cửa đón một số lượng lớn lao động Việt Nam. Ngoài ra còn

nhiều hoạt động khác như hợp tác về khoa học và công nghệ, về bảo vệ môi trường, về y tế giáo dục, văn hóa nghệ thuật và thể thao..

Một phần của tài liệu Hợp tác giữa việt nam và asean.doc (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w