NHỮNG KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Thị trường hàng điện tử Việt Nam,thực trạng và giải pháp trong hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 26 - 31)

1.Những mặt tích cực,cơ hội

-Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh với số vốn đầu tư lớn,là cơ hội rất tốt để nền công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển,dần dần từng bước theo kịp các nước trên thế giới

- Việc các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào sản xuất linh kiện điện tử là cơ hội để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp điện tử của mình

-Các nhà phân phối lớn của Việt Nam đã có những bước chuẩn bị trước khi thị trường mở cửa,các nhà bán lẻ nước ngoài được phép vào Việt Nam

2.Những hạn chế,nguy cơ

-Kim ngạch XK chủ yếu do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, doanh nghiệp (DN) trong nước chiếm nhỏ giọt, do vậy lợi nhuận thu về rất thấp.

-Ngành sản xuất linh kiện,phụ kiên chưa phát triển kịp với các dự án trong nước,ngành điện tử của VN gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận hầu như không còn, nên GTGT của sản phẩm điện tử VN theo TT&PH chỉ đạt 5%-10%. Theo các quan chức của hiệp hội, mới đây để phục vụ cho sản xuất máy in, Canon đã khảo sát chất lượng ốc vít của 26 DN trong nước nhưng cuối cùng không có DN nào đạt chất lượng, Canon phải nhập từ nước ngoài. Tại hội thảo, đại diện Fujitsu VN cho biết, nhập linh kiện từ nước ngoài làm tăng chi phí đáng kể. Thông thường Fujitsu VN phải chịu phí 1%-2% cho những DN làm dịch vụ xuất nhập khẩu. Mỗi năm Fujitsu xuất khẩu khoảng 500 triệu USD nên kim ngạch nhập khẩu các linh kiện, chi tiết sản phẩm rất lớn, phải tốn nhiều chi phí trung gian.

-Một thách thức khác, theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, là nguồn nhân lực. Việt Nam dù được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn đứng thứ tư trên thế giới (sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc) nhưng nguồn nhân lực cho ngành này đang rất thiếu và chưa chuyên nghiệp. Hiện tại, theo GfK, chỉ khoảng 5% nhân sự

của ngành bán lẻ có qua trường lớp đào tạo chuyên môn, vì thế các doanh nghiệp đang đứng trước những khó khăn lớn về con người, nhất là trước thềm năm 2009, thời điểm thị trường bán lẻ mở cửa hoàn toàn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, môi trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn.

-Đội ngũ cán bộ kĩ thuật vừa thiếu vừa yếu,không đáp ứng được các yêu cầu về nhân lực của các hang đầu tư

Việc phát triển nhân lực CNTT hiện nay chưa đáp ứng được với yêu cầu cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu phát triển của ngành CNTT và đòi hỏi của xã hội. Điều này xuất phát do thực tế đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực còn tồn tại khoảng cách lớn. Đây cũng là nhận định chung của các DN sử dụng nguồn nhân lực CNTT.

Những năm trở lại đây, hệ thống trường đào tạo về CNTT đã tăng lên đáng kể. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng lớn trên cả nước đã có chuyên ngành đào tạo về CNTT. Một số lượng lớn các trung tâm, đào tạo CNTT phát triển theo hướng dịch vụ đã đóng góp một phần lớn cho sự tăng trưởng nhân lực CNTT hàng năm.

Với hơn 26.000 chuyên viên phần mềm và lượng tăng trưởng chỉ đạt khoảng 20%/năm. Con số này là rất khiêm tốn so với lượng đào tạo đạt đến hơn 35.000 học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo CNTT hàng năm.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực CNTT vẫn bị thiếu hụt trầm trọng, nhất là nhân lực chất lượng cao có khả năng lập trình tốt. Đây có thể được coi là hệ quả của việc đào tạo còn nhiều bất cập so với nhu cầu thực tế sử dụng.

Hiện nay, số lượng sản phẩm trực tiếp trong ngành CNTT không lớn nhưng chủ yếu là các sản phẩm gia công (outsourcing) cho nước ngoài. Yếu tố này bắt nguồn từ việc thiếu nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong ngành lập trình. Đa số các lập trình viên không thành thạo

những ngôn ngữ lập trình cụ thể nên khó khăn nhanh chóng việc bắt nhịp với công việc.

Trước những tư tưởng trái chiều hiện nay, việc đào tạo CNTT hiện nay chủ yếu theo 2 xu hướng chính. Cách đào tạo trong nước theo những quy chuẩn chung, quá cứng nhắc. Sinh viên phải học quá nhiều môn hầu như không liên quan đến công việc thực tế. Việc đào tạo này làm lãng phí một thời gian rất lớn của sinh viên theo học các chương trình chính quy.

Một thực tế cần nhận định đúng là thời gian đào tạo nhân lực IT của các nước phát triển thường ngắn hơn của Việt Nam. Nhưng sau khi hoàn thành khóa học, kiến thức chuyên môn của họ rất tốt. Đó là nhờ việc sắp đặt chương trình học hợp lí và đòi hỏi học viên phải thực hiện nhiều bài tập như là những sản phẩm thực tế tại nhà. Thời gian thực hành và làm những sản phẩm cụ thể giúp học viên tiếp cận với công việc thực tế.

So với những trường đào tạo CNTT trong nước, các trung tâm đào tạo là cơ sở của các trung tâm đào tạo danh tiếng hoặc có hợp tác với nước ngoài được nhiều học viên từ những gia đình có kinh tế khá giả ưu tiên lựa chọn.

Nhân lực CNTT: Vẫn thiếu nhiều kĩ năng

Sau khi được tuyển dụng, các nhân sự CNTT thường phải trải qua những khóa đào tạo nhất định để có thể thích ứng và bắt nhịp được với nhịp độ công việc đặc thù của công ty.

Thời gian này kéo dài từ ít nhất 1 đến 2 tháng thậm chí có thể kéo dài đến 6 tháng cho những kiến thức đáp ứng được nhu cầu đặc thù của công việc. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những khóa học để giúp các nhân sự này bước đầu làm quen với những công việc đặc thù của DN. Bên việc tích lũy những kiến thức này, các kĩ năng mềm của nhân sự CNTT cũng rất cần được coi trọng.

Ông Phan Quang Minh, đại diện công ty CP CNTT Tinh Vân, thẳng thắn cho biết: “Ngay từ lúc tuyển dụng, tùy vào hướng phát triển công nghệ mà chúng tôi lựa chọn những ứng viên thích hợp. Sau đó, các nhân sự này sẽ được đào tạo theo quy trình riêng để nắm bắt được đặc thù công nghệ của công ty.”

“Điều đặc biệt quan trọng là chuyên môn chính của họ là lập trình thì vẫn kém. Bởi trong trường, họ chỉ được đào tạo sơ sài. Tuy các SV đều được đào tạo về ngôn ngữ lập trình, quy trình sản xuất phần mềm hay phân tích hệ thống,… nhưng khả năng ứng dụng để làm việc thì lại yếu, thậm chí là không đáp ứng được yêu cầu”, ông Quang Minh cho biết thêm.

Viết tài liệu, kĩ năng nói chuyện, thương thuyết và trình bày,… là những kĩ năng mềm mà đại đa số các SV mới tốt nghiệp đều thiếu. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố rất quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công của công việc. Các học viên dù được đào tạo tại các trường, các trung tâm CNTT chính quy và rất bài bản, tuy nhiên các kĩ năng mềm (soft-skill) thì hoàn toàn không được chú ý. Đây là điều làm đau đầu các DN tuyển dụng. Việc rèn luyện kĩ năng này thường chỉ “trông mong” vào quá trình tự trải nghiệm của mỗi cá nhân mà thiếu đi sự đào tạo một cách quy chuẩn.

Hiện nay, nhiều tập đoàn nước ngoài sẵn sàng tiếp nhận những ứng viên CNTT có đủ điều kiện vào làm việc. Tuy nhiên, những hạn chế về trình độ làm cho những nhà tuyển dụng e ngại. Kéo dài tình trạng này, ngành CNTT của Việt Nam đến khi nào mới thực sự cất cánh?

-nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển,không phục vụ được các dự án đầu tư nên các dự án này chủ yếu phải nhập khẩu,nên giá giạ gia tăng không cao,chỉ khoảng từ 5-10%

-Cơ cấu sản phẩm điện tử của Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng khi hàng điện tử dân dụng chiếm tới 80% còn điện tử chuyên dụng, CNTT chỉ khiêm tốn ở mức 20%.

Đó là đánh giá của ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tại Hội thảo CNTT và điện tử tiêu dùng Việt Nam 2008 khai mạc ngày (8/4) ở Hà Nội. Theo ông Hùng, ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ này phải hoán đổi cho nhau

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Thị trường hàng điện tử Việt Nam,thực trạng và giải pháp trong hội nhập kinh tế quốc tế.DOC (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w