PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẮP TỚI CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè giai đoạn 2000 - 2011.pdf (Trang 42)

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cái Bè xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm 2008 như sau:

+ Nguồn vốn huy động nội tệ tăng 20% hay tăng so với cuối năm 2007 (tức

đạt được 324.200 triệu đồng). Trong đó chú trọng việc huy động tiền gởi không kỳ hạn, vốn có kỳ hạn <12 tháng để nâng cao năng lực tài chính vì đây là nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp có thể hạ chi phí sử dụng vốn. Riêng vốn huy động ngoại tệ quy đổi VNĐ tăng trưởng 40%, để cuối năm 2008 đạt 8.275 triệu đồng. + Tỷ trọng tiền gởi dân cư trên tổng nguồn vốn huy động chiếm trên 83%. + Tỷ trọng dư nợ thông thường tăng trưởng 15% (hay tăng 84.000 triệu

đồng) so với cuối năm 2007. Tổng dư nợ thông thường của Ngân hàng đến cuối năm 2008 đạt 649.000 triệu đồng.

+ Tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn chiếm 40% trong tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu đạt thấp hơn 4,5% tổng dư nợ.

+ Chênh lệch thu nhập, chi phí chưa lương: phải đạt 18.000 triệu đồng đủ

sức đảm bảo an toàn cho tình hình tài chính và đủ chi lương theo mức cho phép. + Thu dịch vụ ngoài tín dụng: phấn đấu đạt 2,2% tổng thu nhập ròng. + Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào: 0,4%/tháng.

Mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chi nhánh là không ngừng tăng thu nhập, năm sau cao hơn năm trước và đảm bảo sao cho quỹ thu nhập đủ chi lương kinh doanh ở mức Ngân hàng nông nghiệp cho phép. Muốn tăng thu nhập thì trước hết Ngân hàng phải tăng vốn tự lực tại địa phương vì đây là nguồn vốn có chi phí sử

dụng thấp, tiếp tục tăng dư nợ vay. Tăng cường và giữ vững thị phần cạnh tranh với Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Bên cạnh tăng trưởng dư nợ phải

đảm bảo kiểm soát được nợ và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nhằm

đảm bảo nguồn thu tài chính. Đểđạt được những mục tiêu đã đề ra thì Chi nhánh

đã đưa ra những giải pháp cụ thể sau:

* Ngân hàng nông nghiệp Cái Bè tiếp tục tăng huy động vốn và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo cơ sở tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh việc đa dạng huy động vốn với lãi suất phù hợp của Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh. Bằng các biện pháp nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng lớn và giữ chân khách hàng truyền thống. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo, áp dụng lãi suất huy động có cạnh tranh để giữ khách hàng. Cố gắng tạo nhận thức cho cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, giao chỉ tiêu huy động vốn nông thôn cho từng cán bộ tín dụng.

* Tăng dư nợ vay đáp ứng vốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chủ yếu là mở rộng đối tượng đầu tư, khách hàng truyền thống từ trước đến nay. Tìm kiếm khách hàng mới nhất là các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả,… [4, tr.11].

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ RỦI TO TÍN DỤNG HỘ

SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ 4.1. PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY

Doanh số cho vay qua các năm không ngừng tăng. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì cho vay là một hoạt động vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động chính mang lại thu nhập cho Ngân hàng.

4.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Do đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi nên chu kỳ sản xuất thường ngắn, vì thế các hộ nông dân thường vay ngắn hạn (≤12 tháng), còn trung-dài hạn thì có tỷ trọng thấp hơn (Phụ lục 1). Doanh số cho vay hộ sản xuất của NHNo Cái Bè được trình bày trong bảng số liệu sau:

Bảng 5. DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)

NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 321.574 338.705 424.241 17.131 5,33 85.536 25,25 Trung-dài hạn 102.206 113.436 139.939 11.23 10,99 26.503 23,36 Tổng cộng 423.780 452.141 564.180 28.361 6,69 112.039 24,78 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng cộng

Hình 8. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

* Doanh số vay ngắn hạn

Đây là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì đa số khách hàng là nông dân, họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc vườn,… mà nhu cầu vốn đối với những hoạt động này thường không cao nhưng do số lượng khách hàng đông nên tổng giá trị tiền cho vay của Ngân hàng lớn. Thời gian hoàn vốn của vay ngắn hạn tương đối ngắn và lãi suất thấp hơn vay trung - dài hạn. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm đều tăng, cụ thể như

sau: năm 2005 doanh số cho vay đạt 321.574 triệu đồng, sang năm 2006 doanh số cho vay tăng 5,33% tức tăng 17.131 triệu đồng.

Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt đến 424.241 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 85.536 triệu đồng tức tăng đến 25,25%, có thể thấy rằng tỷ trọng ngắn hạn một lần nữa chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay năm 2007 (chiếm 75,20% trong tổng doanh số cho vay).

Việc cho vay ngắn hạn mặc dù thời gian hoàn vốn nhanh, nhưng một khi có biến cố xảy ra đối với người sản xuất thì họ khó có thể tìm được nguồn vốn trả

nợ, do đó nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn cho Ngân hàng cũng rất rất cao.

* Doanh số cho vay trung-dài hạn

Cho vay trung-dài hạn chủ yếu là cho vay để xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay đi xuất khẩu lao động, mua máy nông nghiệp,… Hơn nữa vay trung-dài hạn thì lãi suất cao hơn, thủ tục và hồ sơ cho vay cũng tương đối nhiều so với vay ngắn hạn, tốn kém thời gian nhiều hơn nhất là thủ tục đăng ký thế chấp tài sản (vay kinh doanh hay các món vay >30 triệu đối với sản xuất nông nghiệp). Do đó nó chưa chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Mặt khác, do tâm lý người dân không muốn nợ Ngân hàng quá lâu vì họ nghĩ rằng thu nhập của mình không ổn định nên không trảđúng nợ gốc và lãi theo phân kỳ trả nợ.

Thực tế cho thấy rằng doanh số cho vay trung-dài hạn chỉđạt 102.206 triệu

đồng chiếm tỷ trọng 20,12% trong tổng doanh số cho vay nhưng sang năm 2006 do nhu cầu cuộc sống tăng lên, sửa chữa, xây nhà cần thêm nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng, nhưng một phần cũng do người dân thâm canh sản xuất, cải tạo vườn và mua máy nông nghiệp đầu tư cho sản xuất nên đã làm cho doanh số cho vay trung-dài hạn tăng nhanh.

Doanh số cho vay trung-dài hạn năm 2006 tăng 11.203 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 10,99%. Năm 2007 doanh số cho vay trung-dài hạn tiếp tục tăng, mặc dù tỷ trọng của nó giảm còn 24,08% trong tổng doanh số cho vay năm 2007 nhưng so với năm 2006 doanh số cho vay trung-dài hạn lại tăng được 26.503 triệu đồng triệu đồng hay tăng 23,31%.

4.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Các ngành nghề kinh tế đi vay tại Ngân hàng nông nghiệp Cái Bè chủ yếu là các ngành: nông nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ, thuỷ sản, và một số vay kinh doanh sản xuất nhỏ, tôn nền, sửa chữa, xây nhà, vay tiêu dùng,…

Để thấy rõ sự biến động doanh số cho vay từng ngành xem xét doanh số mà ngân hàng đã cho vay trong ba năm qua và được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Bảng 6. DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 234.297 261.496 288.473 27.199 11,61 26.977 10,32 TN-DV 74.574 89.873 109.300 15.299 20,52 19.427 21,62 Thủy sản 5.400 5.350 6.730 -50 -0,93 13.80 25,79 Ngành khác 109.509 95.422 159.677 -14.087 -12,86 64.255 67,34 Tổng cộng 423.780 452.141 564.180 28.361 6,69 112.039 24,78

(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Nông nghiệp TN-DV Thủy sản Ngành khác Tổng cộng

Hình 9. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế NHNo Cái Bè năm 2005-2007

* Ngành nông nghiệp

Nhìn chung tỷ trọng của ngành nông nghiệp qua các năm tăng giảm khác nhau nhưng nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất đều tăng (Phụ lục 2). Năm 2005 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 234.297 triệu đồng, sang năm 2006 thì con số này là 261.496 triệu đồng tăng 27.199 triệu đồng. Năm 2007 doanh số

cho vay ngành nông nghiệp đạt 288.473 triệu đồng tăng 26.977 triệu đồng so với năm 2006. Điều này chứng tỏ mặc dù trong những năm qua tuy có gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp (cúm gia cầm, lở mồm long móng, vàng lùn và lùn xoắn lá lúa do rầy nâu,…) nhưng người nông dân cố gắng khắc phục và tiếp tục

đầu tưđể phát triển sản xuất vì chỉ có đầu tư vào sản xuất thì mới mong đạt được lợi nhuận cao và khắc phục được những thiệt hại trước đây. Trước nhu cầu vốn

đó Ngân hàng đã cố gắng mở rộng cho vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp,

đưa nền nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển. Tuy nhiên, do đây là ngành sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên và thị trường nên cũng có rất nhiều mối nguy ngại đang rình rập.

* Ngành thương nghiệp-dịch vụ

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đất nước nói chung và của huyện Cái Bè nói riêng. Đểđạt được mục tiêu

đó thì nông nghiệp, nông thôn phải không ngừng đổi mới, muốn làm được điều này thì cần thiết phải phát triển thương nghiệp và dịch vụ vì nó góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân. Căn cứ vào thực tếđó mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Bè cũng rất chú trọng vào đối tượng này. Mặc dù tỷ trọng của ngành TN-DV không cao (chỉ khoảng 1/5) trong tổng doanh số cho vay nhưng thực tế doanh số

cho vay của ngành này không ngừng tăng qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay ngành này là 89.837 triệu đồng tăng 15.299 triệu đồng hay tăng 20,52% so với năm 2005 do có sự chuyển biến tích cực của bộ mặt kinh tế nông thôn. Nhu cầu vay sử dụng vốn của ngành TN-DV lại tiếp tục tăng đến năm 2007. Doanh số

cho vay năm 2007 tăng 19.427 triệu đồng tức đạt 21,62% so với năm 2006.

* Thuỷ sản

Ngành thuỷ sản vốn không phải là thế mạnh của vùng nên việc đầu tư vào ngành này phần nào cũng hạn chế. Nhưng nhìn chung việc cho vay vào ngành

này Ngân hàng cũng đã cố gắng duy trì ở một tỷ lệ nhất định (khoảng 2%). Năm 2005 doanh số cho vay ngành này là 5.400 triệu đồng sang năm 2006 doanh số

cho vay ngành thuỷ sản có giảm khoảng 0,93% giảm 50 triệu đồng, mặc dù có giảm nhưng con số này là không đáng kể. Đến cuối năm 2007 thì doanh số cho vay ngành này đạt đến 6.730 triệu đồng tức tăng so với năm 2006 là 1.380 triệu

đồng số tương đối là 23,79% chứng tỏ ngành thuỷ sản dần dần được đầu tư, sở dĩ

con số này không cao chẳng qua là các hộ sản xuất muốn dần dần tìm hiểu thị

trường đầu tư vừa phải, rút kinh nghiệm trong sản xuất sau đó mới mạnh dạn đầu tư vào ngành này hơn trong tương lai.

* Ngành khác

Đến cuối năm 2005 doanh số cho vay ngành khác đạt 109.509 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2006 thì doanh số cho vay ngành này có phần nào giảm đi chỉ còn 95.422 triệu đồng giảm 14.087 triệu đồng so với năm 2005. Trong năm này do đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do dịch cúm gia cầm, bệnh trên lúa làm từđó một số hộ bị thua lỗ còn một số khác thì chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất hoặc có dư chút ít thì việc nghĩ đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống còn chưa được quan tâm.

Tuy nhiên, sang năm 2007 thì hoạt động sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp-dịch vụ, thủy sản gặp nhiều thuận lợi, nhu cầu cho vốn sản xuất của các ngành này cao, một khi kinh tế phát triển thì nhu cầu cuộc sống tất yếu cũng sẽ được quan tâm đúng mức hơn. Doanh số cho vay ngành khác năm 2007 đạt được 159.677 triệu đồng đã tăng vượt bậc so với năm 2006 tăng đến 67,34% hay tăng 64.255 triệu đồng.

Doanh số cho vay ngành này có tăng là do ngân hàng thực hiện những chính sách cho vay thông thoáng hơn, sử dụng vốn triệt để vì khi muốn tăng thu nhập cũng đồng nghĩa với việc tăng doanh số cho vay. Trong thời gian tới đây nhu cầu đời sống của con người càng cao do đó doanh số cho vay của đối tượng này sẽ có xu hướng ngày càng tăng. Ngân hàng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng về phía mình và có biện pháp quản lý thật chặt các khoản vay này. Tránh tình trạng cho vay ồ ạt nhưng việc thu hồi nợ thì yếu kém không khéo sẽ

làm cho nợ xấu ngày càng tăng dẫn đến những nguy cơ về rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

4.2. PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ

Doanhsố thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của đơn vị vay vốn, cũng như uy tín của khách hàng về khoản vay đối với ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng ngày càng họat động có hiệu quả. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng được phản ánh qua bảng số liệu sau:

4.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Bảng 7. DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CÁI BÈ NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng NĂM So sánh chênh lệch 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Số tiền % tiSềốn % Ngắn hạn 290.302 320.973 388.457 30.671 10,57 67.484 21,02 Trung-dài hạn 69.415 91.181 132.305 21.766 31,36 41.124 45,10 Tổng cộng 359.717 412.154 520.762 52.437 14,58 108.608 26,35

(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng cộng

Hình 10. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

(Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)

* Doanh số thu nợ ngắn hạn

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung-dài hạn nên doanh số thu nợ của ngắn

hạn cũng cao (Phụ lục 3). Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 30.689 triệu đồng so với năm 2005 tức tăng 10,57%. Trong năm này Ngân hàng không mở rộng đầu tư mà chủ yếu thu hồi các khoản nợ đến hạn và xử lý các khoản nợ của năm trước chuyển sang nên đã làm cho doanh số thu nợ đạt khá cao. Năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 388.457 triệu đồng tăng 21,01% hay tăng 67.466 triệu đồng. Năm 2007 doanh số

cho vay tăng mạnh và công tác thu nợ cũng được chi nhánh quan tâm khá tốt nên

đã làm cho doanh số thu nợ tiếp tục tăng.

Doanh số thu nợ ngắn hạn liên tục tăng qua các năm là do:

+ Chi nhánh quản lý tốt các khoản cho vay, hơn nữa cho vay ngắn hạn thì thời gian hoàn vốn nhanh, chu kỳ sản xuất ngắn.

+ Người vay sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh nên đảm bảo trả nợđúng hạn.

+ Ngoài ra còn do cán bộ tín dụng đã tận tình theo dõi động viên khách hàng tích cực trả nợ vay để tránh tình trạng chuyển thành nợ quá hạn vừa chịu lãi suất phạt cao vừa khó khăn trong những đợt vay tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè giai đoạn 2000 - 2011.pdf (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)