ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè giai đoạn 2000 - 2011.pdf (Trang 65)

SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH 5.1.1. Những kết quảđạt được

Trong 03 năm qua Chi nhánh đã quan tâm đến công tác huy động vốn tại

địa phương, cố gắng duy trì những nguồn vốn lớn có chi phí sử dụng thấp, kiên trì ổn định việc huy động vốn ở thị trường nông thôn, chú trọng huy động vốn ở

khu vực thành thị, cụm dân cư, khu vực có đền bù giải toả.

Chi nhánh đã đầu tư vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở

Huyện nhà, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, mở rộng sản xuất thâm canh tăng vụ, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Thị phần hoạt động (được phản ánh qua doanh số cho vay) của Ngân hàng ngày càng mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều và

đa dạng của khách hàng.

Để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro, Ngân hàng đã khai thác tốt thông tin từ: Trung tâm thông tin tín dụng CIC, khách hàng,… nhằm phục vụ

cho công tác thẩm định, phân tích thông tin từ phía khách hàng để rút ra các mặt mạnh, mặt yếu, xác định đúng nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ gốc, lãi. Đứng trước những khó khăn, thử của nền kinh tế thị trường, Ban Lãnh đạo Ngân hàng quan tâm đến vấn đề rủi ro trong kinh doanh, luôn tìm mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Cũng chính vì vậy mà hoạt động của ngân hàng luôn ổn định.

Ngân hàng Nông nghiệp Cái Bè đã rất cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ tồn đọng, nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân chủ quan. Việc xác định phân loại nợ, xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu cơ bản đã hoàn thành. Chi nhánh đang tập trung cho công tác thu hồi nợ các khoản đã xử lý rủi ro, đánh giá nợ rủi ro tiềm ẩn.

5.1.2. Những mặt tồn tại

Qua quá trình phân tích trên có thể thấy rằng một số mặt còn tồn tại gây ra nợ quá hạn ở NHNo&PTNT huyện Cái Bè như sau:

Khi chủ hộ hoặc thành viên lao động chính trong gia đình vì lý do khách quan nào đó (bệnh tật, mất khả năng lao động, qua đời,…) không trảđược nợ cho Ngân hàng thì các thành viên khác lại không chịu trả nợ, đùng đẩy trách nhiệm cho nhau làm khó khăn trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

Giá nông sản còn bấp bênh không ổn định. Do đặc điểm chung của huyện là sản xuất nhỏ lẻ, thu hoạch không đồng loạt dễ bị thương lái ép giá. Mặt khác, giá phân bón, thuốc trừ sâu, cây con giống lại tăng mạnh, dù cho trúng mùa được giá nhưng lợi nhuận mang lại cũng không cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và việc đầu tư mở rộng tín dụng của ngân hàng.

Khi vay vốn Ngân hàng xong khách hàng không dùng vào mục đích sản xuất mà dùng vào mục đích khác. Trong khi muốn sản xuất thì người dân còn lúng túng trong việc lựa chọn sản xuất cây con giống gì, chưa an tâm cho đầu tư

sản xuất, hoặc khi thực hiện theo khuyến cáo của Nhà nước thì kỹ thuật và kinh nghiệm chưa có, đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, làm tốt các khâu sản xuất nhưng lại thất mùa, vật nuôi chết, bị thua lỗ nên không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ

vay cho Ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ mặc dù phần lớn đã được đào tạo qua trường lớp nhưng chủ

yếu là cán bộ trẻ nên kinh nghiệm còn ít dễ dẫn đến những sai sót trong công việc nhất là trong việc thẩm định để cho vay. Chất lượng thẩm định tín dụng, quản lý

đánh giá hoạt động tín dụng còn thấp, chưa đạt so với yêu cầu, thu thập thông tin và khai thác thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng chưa hoàn chỉnh.

Ngoài ra thì việc quản lý nợ quá hạn của ngân hàng cũng chưa tốt làm cho nợ quá hạn có xu hướng ngày càng tăng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt

động kinh doanh của ngân hàng.

Một số tổ trưởng liên danh do nhận được lợi từ các hộ vay vốn nên nên giới thiệu các hộ vay không đủ năng lực, phương án sản xuất yếu kém, khách hàng là

đối tượng không tốt (không đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng) làm tổn hại cho Ngân hàng.

Chính quyền địa phương luôn khuyến khích NHNo Cái Bè cho vay với các hộ nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, phát triển kinh tế địa phương. Nhưng khi có nợ quá hạn thì phía chính quyền chưa thật sự nhiệt tình hỗ trợ về

mặt pháp lý, giúp Ngân hàng thu hồi nợ.

5.2. CĂN CỨĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Qua một số mặt tồn tại được nêu ra ở trên, những giải pháp được đề xuất dựa trên những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại. Ngân hàng có mối quan hệ với nhiều khách hàng chính vì lẽđó mà có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn có thể xem xét các nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn. Đó là những nguyên nhân từ

phía khách hàng và nguyên nhân từ phía chủ quan của Ngân hàng:

5.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 5.2.1.1. Nguyên nhân khách quan

Do hộ nông dân gặp hoạn nạn: Khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT huyện Cái Bè là các hộ gia đình có thu nhập trên trung bình, trung bình và các hộ

nghèo trong nông thôn. Do đó, khi gia đình không may có một thành viên bị ốm

đau kéo dài, thành viên lao động chính bị mất, bị tai nạn hoặc mất khả năng lao

động, bị hoả hạn,… thì rõ ràng hộ đó rơi vào tình trạng đặc biệt khó khăn, nên khó có thể trả nợ đúng hạn hay thậm chí không còn khả năng trả nợ.

Rủi ro về thị trường: Biểu hiện dễ thấy nhất của loại rủi ro này là khách hàng vay vốn Ngân hàng để đầu tư sản xuất kinh doanh chế biến tiêu thụ một loại nông sản, khi tiêu thụ sản phẩm thì giá cả xuống thấp, hoặc không tiêu thụ được sản phẩm, bị thua lỗ liên tục có khi đến vài năm. Từ đó dẫn đến nợ tồn đọng. Những năm qua tình trạng lúa, nhãn, mận, sapô,… rớt giá đã ảnh hưởng đến thu nhập người dân và do đó ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ vay của Ngân hàng.

Rủi ro do cơ chế chính sách: Nhà nước từ Trung Ương đến cơ sở (xã; phường) chủ trương vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên Nhà nước chưa có quy hoạch cụ thể trên cơ sở khoa học, có tính đến các yếu tố về môi trường, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, tiêu thụ,… để xác

định trồng cây gì, nuôi con gì là phù hợp trên địa bàn. Thực tế, hộ nông dân rất lúng túng trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, chưa an tâm trong đầu tư vào sản xuất và không tránh khỏi nhiều rủi ro. Tình trạng hộ nông dân đóng bè nuôi cá bóng tượng trên sông trước đây và hiện nay là trồng dưa hấu trên đất ruộng,…

là một minh chứng cho vấn đề đó. Đối với những sản phẩm mới thì Ngân hàng và hộ sản xuất chưa có điểm gặp nhau, bởi lẽ hộ nông dân còn non kém trong kỹ

thuật và kinh nghiệm, dè dặt trong đầu tư vốn lo không trả được nợ, còn Ngân hàng lo sợ rủi ro không dám mạnh dạn trong đầu tư tín dụng. Thực tế trong những năm qua đã xảy ra hiện tượng Nhà nước khuyến cáo và hợp đồng tiêu thụ

một loại sản phẩm nào đó như chuối dà, chanh,… nhưng đến khi Ngân hàng cho vay, nông dân đầu tư vốn và công sức, vật tư để sản xuất thì dự án không thực hiện được hoặc bên đối tác không tiêu thụ sản phẩm đó nữa. Người nông dân bị

thiệt hại thua lỗ nặng còn Ngân hàng cũng lâm vào tình trạng khó khăn.

Các nguyên nhân khác: Những nguyên nhân khác mà người sản xuất có thể gặp phải như các đơn vị cung ứng giống và dịch vụ kỹ thuật không đảm bảo chất lượng, đến khi thời gian dài sản xuất thì thu hoạch năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém thậm chí không thu hoạch được, không tiêu thụ được làm cho nông dân bị thiệt hại. Hoặc có thể thấy nguồn nước trên sông, trên các kênh rạch hiện nay đang ô nhiễm nặng, làm ảnh hưởng đến sản xuất của hộ nông dân.

5.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan

Về phía khách hàng có rất nhiều nguyên nhân thể hiện rất nhiều hoàn cảnh cụ thể khi phát sinh nợ quá hạn Ngân hàng, nhưng có thể chung quy lại thành một số nguyên nhân chính như sau:

Sự tiếp thu công nghệ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng còn yếu kém. Phần lớn hộ nông dân hiện nay có trình độ còn thấp do chiến tranh cũng như các

điều kiện khác. Do vậy, việc chăn nuôi trồng trọt trước nay vẫn do kinh nghiệm cha truyền con nối. Những năm gần đây hộ nông dân có tích cực đi học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhưng mức độ tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế, đặc biệt là kinh nghiệm nuôi trồng đó đã lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng kém. Tuy Tỉnh Tiền Giang có những hiệp hội như hội nông dân làm vườn, hội khuyến nông, khuyến ngư,… Với những hình thức tuyên truyền phong phú như hội thảo

đầu bờ, tranh tài nhà nông, đối thoại với nhà nông,… nhưng vẫn chưa truyền đạt kịp thời công nghệ, khoa học kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến nhất cho nông dân. Do hiểu biết về thị trường quá ít, rất cơ bản của hộ nông dân trong cơ chế

thị trường hiện nay. Hiện nay, hầu hết hộ nông dân sản xuất theo cảm tính trước mắt như thấy một số sản phẩm nông nghiệp có lời thì đổ xô nhau sản xuất mà

không tính đến nhu cầu thị trường hoặc không biết thị trường tiêu thụđến khi có sản phẩm thì tiêu thụ không được hoặc được với giá rất thấp. Dẫn tới chỗ bị thua lỗ gây ra nợ quá hạn với Ngân hàng. Tình trạng chặt phá cây này trồng cây khác tạo vòng lẩn quẩn thời gian qua đã thấy rõ điều đó.

Sử dụng vốn sai mục đích: Hộ nông dân vay vốn Ngân hàng để phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo ra hiệu quả trả nợ Ngân hàng. Nhưng hộ nông dân đã sử

dụng vào mục đích khác phi sản xuất, thậm chí còn sử dụng vốn vay để trả nợ

bên ngoài, chơi hụi, đánh đề,… làm mất vốn không trả nợđược cho Ngân hàng. Do thua lỗ trong sản xuất kinh doanh: Nguyên nhân này cũng thường thấy trong hộ nông dân. Điều kiện nào đó hộ nông dân làm ăn bị thất bại, sản xuất kém hiệu quả, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh hoặc bị lừa đảo, hoặc vẫn có tình trạng vay vềăn trước trả sau,…

Các nguyên nhân khác: Có thể thấy tình hình nông thôn hiện nay việc giao tế, hiếu hỉ, đám tiệc rất phổ biến trong quan hệ xã hội, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cũng như tài chính của từng hộ nông dân.

Khi vay vốn hộ nông dân đã thế chấp hoặc giữ hộ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ngân hàng. Nhưng vẫn còn tình trạng cầm cố, sang nhượng ruộng

đất trong nội bộ nông dân không thông qua chính quyền địa phương khá nhiều làm cho công tác xử lý nợ quá hạn càng thêm phức tạp.

Tình trạng hùn hạp trong sản xuất kinh doanh, mượn giấy tờ, vay ké trong hộ nông dân vẫn diễn ra làm cho việc giải quyết nợ quá hạn gặp khó khăn.

5.2.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng

Chưa chấp hành tốt quy trình cho vay: Do cán bộ tín dụng thiếu thông tin chính xác đầy đủ về khách hàng. Hộ nông dân rất đông, trãi rộng trên địa bàn huyện, đồng thời với ý nghĩ giải quyết hồ sơ nhanh gọn cho hộ nông dân, tránh đi lại nhiều lần nên việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Quá trình kiểm tra sau khi cho vay có sự phát hiện sử dụng vốn sai mục đích nhưng giải quyết chưa triệt để, nợ quá hạn phát sinh và kéo dài. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn không nắm chắc và đánh giá khả

năng sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả vốn của hộ nông dân. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn hạn chế về kiến thức kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

nhất là các loại cây, con mới nên việc tính toán mức cho vay, xác định kỳ hạn nợ, nguồn trả nợ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng hộ vay trả nợ không đúng thời hạn. Cán bộ tín dụng không bám sát được khách hàng thiếu đôn đốc thu hồi nợ, có trường hợp khách hàng bán cả phương tiện hoạt động, thậm chí bỏ nơi khác đi công tác cũng không có biện pháp xử lý và đương nhiên nợ quá hạn sẽ bị kéo dài. Do việc xác định thời hạn vay không chính xác: Sản xuất nông nghiệp mang nặng tính thời vụ, nên cho vay nông nghiệp cũng mang tính thời vụ, yêu cầu đặt ra là phải xác định đúng chu kỳ sản xuất của cây, con để xác định kỳ hạn trả nợ cho cụ thể. Thực tế, cán bộ tín dụng kỳ hạn nợ đôi khi chưa chính xác, có tính chủ quan nên đến kỳ trả nợ người vay chưa thu hoạch xong, không có nguồn trả nợ, hoặc có nguồn trả nợ thì kỳ hạn nợ chưa đến, họ sử dụng vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ Ngân hàng.

Thiếu kiểm tra sử dụng vốn vay: Do địa bàn nông thôn rộng giao thông liên lạc còn khó khăn, nhất là những tháng mưa, lũ nên sau khi tiền vay cho khách hàng cán bộ tín dụng thiếu sự kiểm tra, đôn đốc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất. Cũng như chưa đôn đốc kịp thời và thường xuyên nợ đến hạn cho hộ vay. Thiếu sự hỗ trợ giữa các ngành liên quan trong cho vay hộ nông dân.

Do đó trong thời gian tới để có thể khắc phục được những khó khăn và yếu kém nêu trên thì Ngân hàng cần phải có những giải pháp thật phù hợp, phải đảm bảo tốt về mọi mặt (tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng: cho vay, thu nợ, xử

lý nợ,…) có như vậy mới giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng và hoạt động cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

5.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 5.3.1. Đối với khách hàng

Do hộ nông dân gặp hoạn nạn: Các thành viên còn lại phải trình bày rõ ràng nguyên nhân với Ngân hàng. Ngân hàng có thể cho gia hạn thời gian trả nợ và khách hàng cũng cần tiếp tục thực hiện phương án trả nợ hay có phương án sản xuất mới, chỉ khi nào người sản xuất có quyết tâm trong sản xuất thì sẽ tạo ra

được thu nhập và đảm bảo trả nợ vay.

Rủi ro về thị trường: Khi vay vốn sản xuất kinh doanh người dân không nên

đầu tư sản xuất vào một loại nông sản duy nhất mà phải đa dạng hoá sản phẩm hoặc phải hiểu biết sâu sắc về loại sản phẩm mà mình sản xuất, như là kỹ thuật

canh tác cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm. Có như vậy thì mới đảm bảo được thu nhập ổn định và đảm bảo thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng cùng các cơ quan ban ngành, các cán bộ tín dụng tiến hành xâm nhập thị trường, nắm bắt tình hình giá cả các loại nông phẩm, thuỷ sản, tình hình đất đai,… nhằm giúp khách hàng vạch ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp cho cán bộ tín dụng nắm bắt được tình hình thị trường để thẩm định tốt trong quá trình cho vay.

Rủi ro do cơ chế chính sách:

- Các cơ chế chính sách là do Nhà nước chủ trương vận động người dân chuyển đổi, do đó nếu thấy không phù hợp thì người dân phải chủđộng kiến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè giai đoạn 2000 - 2011.pdf (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)