Tinh chế kháng thể bằng dung dịch Amonium sulfate bão hòa

Một phần của tài liệu Tạo kháng thể kháng độc tố thần kinh trong nọc rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) (Trang 32 - 34)

bão hòa

2.1. Nguyên tắc

Ở trạng thái bão hòa, một số muối có tính háo nước cao vì trong dung dịch bão hòa của các muối này, số phân tử nước tự do hầu như rất hạn chế. Khi đó, các

phân tử protein không tạo được các liên kết với các phân tử nước nữa nên tạo thành tủa. Tuy nhiên, các protein khác nhau có độ tan khác nhau và khả năng tủa cũng sẽ khác nhau theo sự thay đổi của nồng độ muối, lực ion, pH của môi trường… Một ví dụ: khi tủa phân tử kháng thể thì cần nồng độ muối Amonium sulfate 50% bão hòa. Ở nồng độ muối này, protein tủa chủ yếu là protein kháng thể. Nếu nồng độ muối thấp hơn thì không tủa hết kháng thể, hoặc nếu cao hơn thì trong tủa thu được sẽ lẫn một vài loại protein khác không cần thiết, không mong muốn. Do vậy, đây là một phương pháp để tinh chế kháng thể đơn giản và hiệu quả thường được sử dụng. Để hòa tan trở lại protein, cách tốt nhất và đơn giản nhất là làm giảm nồng độ muối trong tủa. Để tránh pha loãng mẫu, công việc có thể được tiến hành bằng bao thẩm tích. Đây là loại bao làm bằng vật liệu polymer tạo nên các vi lỗ cho phép sự khuếch tán xảy ra đối với các phân tử có kích thước nhỏ hơn lỗ tan trong dung môi. Các phân tử protein có kích thước lớn hơn lỗ sẽ không thấm được qua màng nên được giữ lại trong bao. Nồng độ muối trong bao thẩm tích giảm dần đến khi đạt mức cân bằng giữa trong và ngoài màng thẩm tích. Ngược với chiều di chuyển của muối, các phân tử nước sẽ thấm vào trong bao để hòa tan trở lại protein.

2.2. Tiến hành

Máu thu được trong các lần lấy được để lắng ở 4oC nhằm thu huyết tương. Tách huyết tương bằng li tâm. Sử dụng dung dịch muối Amonium sulfate 100% bão hòa để tủa protein trong huyết tương thu được sau li tâm. Để thu được phần lớn kháng thể trong huyết tương, dung dịch muối Amonium sulfate 100% bão hòa phải được cho vào từ từ (khoảng 6ml/phút) và đạt nồng độ cuối cùng là 50%. Li tâm thu tủa, rửa lại nhiều lần bằng dung dịch Amonium sulfate 50%.

Lấy một ít protein tủa đem hòa tan trở lại bằng cách sử dụng bao thẩm tích để dùng trong các xét nghiệm tiếp theo. Protein tủa và hòa tan được bảo quản ở 4oC.

Một phần của tài liệu Tạo kháng thể kháng độc tố thần kinh trong nọc rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)