Ứng dụng trong nến thơm

Một phần của tài liệu Một số ứng dụng của hương liệu trong đời sống (Trang 50 - 59)

Hương liệu được dùng trong nến đã từ rất lâu. Và ngày nay nó đang vươn lên tầm cao mới, với những mùi hương thật đặc trưng. Những mùi hương đó tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Tùy theo hương liệu dùng trong nến mà khi đốt những loại nến thơm này lên con người có cảm giác thật thú vị.

Hình 4.4 – Đèn cày sáp ong

Nến có hương dầu sả: Có hương thơm ở ngoài trời, những cơn gió nhẹ sẽ nhanh chóng mang hương thơm bay đi. Dù sao thì nến có hương dầu sả dùng ngoài trời là tốt nhất, ngay cả khi bạn chưa ngửi thấy thì nó đã là thứ ngăn cản mạnh mẽ sự quấy nhiễu của côn trùng.

Hình 4.5 – Sáp thơm trang trí

Mùi hương thanh mát của trái dưa nhiệt đới.

Mùi hương hoa nhẹ nhàng cho không gian sống

Nến cây ngắn có mùi hương hoa đồng nội

Nến cây to hương trái cây nhiệt đới

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HƯƠNG LIỆU

Hóa chất là con dao hai lưỡi, cần phải là người sử dụng thông minh để tránh bị lưỡi dao chém phải. Thế nên, các nhà sản xuất trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải có kiểm nghiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.

Có một thực tế là, khó có thể sản xuất nến dùng hoàn toàn tinh dầu tự nhiên vì loại nguyên liệu này rất đắt. Tinh dầu tự nhiên lại thường dễ bay hơi nếu không pha thêm chất ổn định.

Vì vậy, đa số nến, nhang thơm… sử dụng các hương liệu tổng hợp, trong số đó, không loại trừ cả những hương liệu có thể gây ngộ độc. Cần lưu ý, trong quá trình sống, cơ thể tích lũy các hóa chất có mùi theo thời gian đến mức đủ nhiều thì khi chỉ hít thêm một lượng nhỏ nữa cũng có thể gây những triệu chứng vừa nêu mà điều này thì một phần do sự lạm dụng của hương thơm trong nhiều loại sản phẩm.

Mùi thơm của hương liệu có thể giúp bạn từ trạng thái mệt mỏi chuyển sang thư thái. Tuy nhiên, nhiều loại mùi thơm lại gây độc cho cơ thể bạn, là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh.

Việc sử dụng hương thơm đang ngày càng phổ biến, nhất là đối với giới nữ. Phải kể đầu tiên là nước hoa với nhiều chủng loại, giá cả từ “tầm tầm” cho đến... “chết ngất”. Ngoài nước hoa, hương thơm còn được cho vào rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ mỹ phẩm như phấn thơm, lăn khử mùi, xà phòng tắm, kem bôi da... cho đến các sản phẩm gia dụng như bột giặt, nước xả vải, nước rửa chén...

Ở góc độ cá nhân, hương thơm giúp con người cảm thấy dễ chịu, thư giãn. Ở góc độ xã hội, nó hỗ trợ cho giao tiếp, giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi tiếp xúc với người khác. Đó là chưa kể nó có thể trở thành một “vũ khí bí mật” trong tình cảm và đời sống gối chăn.

Được sử dụng phổ biến và có nhiều lợi ích là vậy, nhưng dần dà các nhà khoa học lại phát hiện ra thêm “mặt trái của tấm huy chương”, trong đó phải kể đến sự lạm dụng của cả hai phía sản xuất và tiêu dùng.

Một khảo sát được Cơ quan bảo vệ môi trường ở Mỹ thực hiện năm 1991 cho thấy có đến 95% các hương thơm đang được sử dụng là hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ thay

vì hương liệu tự nhiên như trước đây. Đặc biệt, rất nhiều chất trong các sản phẩm thơm có độc tính đối với cơ thể, như toluen, aceton, focmaldehit, dẫn xuất của benzen, metylen clorua. Trong đó, nhiều chất đã được chứng minh có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, tổn thương hệ thần kinh.

Tuy kết quả đáng báo động như vậy nhưng tình trạng lạm dụng các hóa chất tạo hương thơm hầu như không được cải thiện vì nhiều lý do. Thứ nhất, không như thuốc được kiểm soát nghiêm ngặt (phải thử nghiệm trên động vật, rồi trên người qua nhiều giai đoạn mới được đưa ra sử dụng), các loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm gia dụng có mùi thơm được sản xuất “thoải mái” hơn nhiều. Thứ hai, ở hầu hết các nước, theo luật định đối với nước hoa, vì thành phần hương thơm là bí mật của mỗi hãng sản xuất nên không yêu cầu ghi rõ tên hóa chất mà chỉ cần ghi “hương thơm” (fragrance), dễ tạo kẽ hở cho việc sử dụng các loại hóa chất khó kiểm soát.

Tác hại thường thấy của việc lạm dụng hương thơm là gây kích phát các cơn hen (suyễn) nhiều khi rất trầm trọng ở cả người lớn lẫn trẻ em, thường xảy ra đối với các loại hóa chất có mùi thơm trong các sản phẩm gia dụng. Khoa học cũng đã phát hiện mối liên hệ của hóa chất thơm với tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh trong chứng co thắt đường thở do dị ứng. Tình trạng dị ứng còn có thể xảy ra khi dùng những chất có hương thơm trên da, dẫn đến viêm da tiếp xúc, chàm...

Ngoài việc tác động trên da hoặc đường hô hấp, các hóa chất tạo hương còn có thể thấm qua da và tích lũy trong cơ thể, gây nhiều tác động có hại. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh, do da rất mỏng nên các hóa chất sẽ dễ thấm qua hơn. Cơ thể trẻ cũng non yếu nên dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều.

Hương thơm nhân tạo còn có thể gây tình trạng nhạy cảm đa hóa chất, ngày càng thường gặp. Người bị hội chứng này khi tiếp xúc với một hóa chất có mùi nào đó sẽ bị nhức đầu (có khi rất trầm trọng), buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Những mùi gây tác hại này có thể là hương thơm nguồn gốc dầu mỏ, có thể là xăng hoặc mùi nhựa trong xe hơi.

Trong quá trình sống, khi cơ thể tích lũy các hóa chất có mùi theo thời gian đến mức đủ nhiều thì chỉ cần hít vào thêm một lượng nhỏ nữa cũng có thể gây những triệu chứng vừa nêu.

Vì những lý do trên, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng những sản phẩm có mùi thơm hóa chất. Nên sử dụng sản phẩm không có mùi thơm hoặc chỉ thơm nhẹ. Đối với nước hoa thì “tiền nào của nấy” vì các loại nước hoa dùng hương thiên nhiên sẽ đắt hơn nhiều so với nước hoa sản xuất từ hóa chất.

Nếu muốn có mùi hương trong nhà, việc trồng những loại cây có hoa thơm trước hiên sẽ giúp mang lại cho cả gia đình hương thơm an toàn và một khung cảnh nồng ấm.

CHƯƠNG 6: THỊ TRƯỜNG HƯƠNG LIỆU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Hiệp hội tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm cho biết, VN có quan hệ cả mua lẫn bán nguyên liệu, sản phẩm của ngành hàng đặc thù này với khoảng 30 nước. Song, nghịch lý là những nước mua hàng này lại là những quốc gia tái xuất khẩu trở lại sản phẩm tinh chế cho VN với giá trị cao gấp nhiều lần.

Theo số liệu thống kê, năm 2003 Việt Nam xuất khẩu được 852.000 USD tinh dầu - hương liệu và 2.875.000 USD mỹ phẩm chế biến tổng hợp từ tinh dầu - hương liệu các loại nhưng đã nhập khẩu trở lại với giá trị tương ứng là 1.750.000 và 152.386.000 USD.

Nhu cầu về tinh dầu và hương liệu - mỹ phẩm trên thế giới tăng nhanh do nhu cầu người dân ngày càng có xu hướng quay trở về dùng những hợp chất tự nhiên trong hương liệu - mỹ phẩm, thực phẩm. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia có sản lượng và xuất khẩu tinh dầu - hương liệu lớn nhất thế giới nhưng hiện nay cũng phải nhập thêm tinh dầu vì đã xây dựng những nhà máy sản xuất đơn hương và mỹ phẩm lớn để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

Hương liệu sử dụng cho mỹ phẩm và thực phẩm hàm chứa trong tinh dầu các loại như: bạc hà, hương nhu, bạch đàn, húng quế, hoắc hương, quế, hồi, sả các loại... Ngoài ra, còn có những loại hiếm hoi như xá xí, hương lau, tràm trà, trầm hương. Đây là nguồn nguyên liệu cơ bản để tổng hợp ra nhiều hợp chất tự nhiên quan trọng cho công nghiệp hương liệu - mỹ phẩm. Các hãng dược phẩm trên thế giới ngày càng có nhu cầu nhiều loại tinh dầu chứa các chất chưa được tổng hợp nhân tạo như citronellal, geraniol, citral...

Các nghiên cứu cho thấy, những nguyên liệu này đều đang có trong các loại cây cỏ thực vật phong phú của Việt Nam. Cả nước có đến 300 loài cây tinh dầu đã được thu thập, trong đó có đến 50 loài cây đã được trồng mang tính sản xuất hàng hóa. Các ngành công nghiệp thực phẩm, hương liệu, mỹ phẩm, y tế mấy chục năm nay đã nghiên cứu, đầu tư phát triển các cây tinh dầu hương liệu và từng bước hình thành mạng lưới tiêu thụ và xuất nhập khẩu, tạo các mặt hàng có giá trị cao. Trong hai thập kỷ 80 và 90 cây tràm, bạch đàn chanh đã được trồng ở Đồng Tháp Mười; cây sả Java được trồng ở các nông trường miền Đông và Tây Nguyên để chế biến tinh dầu xuất khẩu nhưng cuối cùng các cơ sở này đều phải giải thể vì không thể tự đứng được trên thị trường thế giới. Một số doanh nghiệp bước đầu đã đầu tư trang thiết bị và nâng cao kỹ thuật chưng cất, chiết xuất với mong muốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chiếm lĩnh thị phần trong nước và xuất khẩu nhưng cuối cùng đều tan rã vì thiếu sự liên kết.

Về lưu thông, phân phối tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm hiện nay chủ yếu do các doanh nghiệp tổ chức phân phối điều tiết về giá cả, chủng loại trên địa bàn rộng khắp cả nước theo một mạng lưới riêng, mạnh ai nấy biết. Một số nhà kinh doanh do không có chuyên môn đã làm thị trường mất ổn định và chịu nhiều thua thiệt. Một tấn tinh dầu quế sản xuất ở Quảng Nam, Quảng Ngãi nếu xuất khẩu đúng chỗ có thể đem về cả ngàn USD nhưng thông thường chuyền tay nhau chỉ bán với giá vài triệu đồng cũng không có ai mua vì không có nhu cầu. Tương tự như vậy, sản phẩm tinh dầu trầm hương, theo thông tin có giá là 5.000 USD/kg dầu trầm, nhưng thực tế, nhiều làng sản xuất thủ công ở Quảng Nam đã thử chưng cất và đem tiêu thụ trên thị trường TP.HCM nhưng sản phẩm chỉ được trả với giá rẻ mạt.

Ngành tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm Việt Nam đang mở cửa nhưng trong thực tế lại thiếu sự quản lý chỉ đạo đồng bộ. Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Thường trực Văn phòng Hiệp hội tinh dầu - hương liệu - mỹ phẩm phía Nam cho rằng đây là một ngành tổng hợp từ trồng trọt đến nghiên cứu, chế biến xuất nhập khẩu, nên cần thiết phải có các chương trình dài hạn, trước hết là việc xác định thị trường và chiến lược chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng công tác xuất nhập khẩu.

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÙI HƯƠNG

Khoa học đã chứng minh rằng, tinh dầu có khả năng tác động mạnh mẽ lên cảm xúc của con người. Hơn thế, nhờ cấu trúc phân tử nhỏ bé của mình, tinh dầu có thể dễ dàng thâm nhập vào sâu trong tế bào da và tác động lên tế bào từ những tầng sâu.

Từ rất xa xưa, người cổ đại đã biết đến tác dụng chữa trị bệnh của hương thơm. Nhưng mãi đến năm 1926, nhờ công của nhà hoá học người Pháp Gatefosso, nhân loại mới có những nhận thức đầy đủ và khoa học về khả năng kỳ diệu của mùi hương.

Môn khoa học hàng nghìn năm tuổi này ứng dụng mùi hương và tính chất hoá học của các tinh dầu thiên nhiên. Khoảng 400 loại tinh dầu đã được biết đến và chiết xuất, nhưng chỉ có khoảng 50 loại được dùng trong chữa trị và mỹ phẩm. Tuỳ thuộc loại tinh dầu mà người ta có thể chiết xuất từ hoa, lá, vỏ cây, rễ cây, thân cây hay hạt.

Ngày nay, ở các nước phát triển, liệu pháp hương đang ngày càng được sử dụng rộng rãi thay cho các loại mỹ phẩm truyền thống. Cũng dễ hiểu, trong một xã hội hiện đại, nơi mà con người bị “ném bom” bởi đủ loại stress hằng ngày, thì nhu cầu chăm sóc không chỉ sắc đẹp của cơ thể mà còn cả sự khoẻ mạnh của trí tuệ thông qua các giác quan là rất lớn.

Đã có một số nhà sản xuất mỹ phẩm hàng đầu ứng dụng liệu pháp hương trong các sản phẩm của họ như dòng sản phẩm chăm sóc da The Body Shop (Anh), chăm sóc tóc chuyên nghiệp Kemon (Italy), Paul Mitchell (Mỹ), hay dòng sản phẩm chăm sóc da Sarbec (Pháp).

Tại Việt Nam, các nhà sản xuất những sản phẩm phổ thông như Lux, Unza cũng đã ứng dụng liệu pháp hương ở mức độ nhất định. Trong dòng hàng nhập khẩu, nhãn hiệu The body shop mới chỉ có hàng sách tay, còn Sarbec đã có mặt chính thức với một dòng sản phẩm chăm sóc da. Chỉ riêng sản phẩm ứng dụng liệu pháp hương đã có nhiều loại như muối tắm khoáng chất biển, gel tắm nước hoa, gel tắm sắc màu, sữa tắm bồn.

Dòng hàng nhập khẩu sản phẩm tóc chuyên nghiệp Kemon cũng khá nổi bật với các sản phẩm “Liệu pháp hương” và một số công nghệ uốn duỗi siêu nhanh.

Tuy tác dụng của tinh dầu là không thể phủ nhận, hiệu quả của liệu pháp hương phụ thuộc lớn vào loại tinh dầu, độ đậm đặc của tinh dầu, công nghệ chiết xuất và khả năng của

nhà sản xuất. Chọn đúng sản phẩm sẽ giúp bạn đẹp lên, một vẻ đẹp sâu thẳm không chỉ là từ làn da bạn.

Một phần của tài liệu Một số ứng dụng của hương liệu trong đời sống (Trang 50 - 59)