Chọn lớp cắt

Một phần của tài liệu Nguyên lý tạo ảnh của thiết bị cộng hƣởng từ hạt nhân,ứng dụng, chụp ảnh khuếch tán (Trang 33 - 34)

MRI cho phép xem hình ảnh của một lớp cắt bất kì tại bất cứ vị trí nào với bất cứ góc độ nào. Để làm được điều này, các gradient chọn lớp cắt được sử dụng. Về cơ bản, vector gradient tạo ra các tần số Larmor khác nhau trên các lớp cắt khác nhau.

Nếu muốn chọn một lớp cắt nào đó, ta chỉ cần chọn tần số của sóng RF trùng với tần số Larmor của lớp cắt cấn quan tâm. Và có một lưu ý rằng vector gradient áp dụng phải vuông góc với lớp cắt cần chọn. Bản thân Gx, Gy, Gz đều có vai trò như nhau trong việc chọn lớp cắt. Các lớp cắt xiên là sự phối hợp của cả ba vector gradient trên

Hình 2.4 – Chọn lớp cắt bằng một giá trị tần số xác định

Sóng RF có tần số Larmor được bao bởi một sóng mang có dạng sinc(x) = (sinx)/x. Tần số Larmor quyết định vị trí của lớp cắt, còn băng thông Δf của sóng mang cùng với cường độ của gradient Gs quyết định độ dày lớp cắt theo công thức : . Tùy vào độ dày lớp cắt mà ta có thể chọn thay đổi Gs hoặc cả hai thông số Gs và Δf. Thông thường với lớp cắt từ 3 – 10 mm thì ta hiệu chỉnh Gs.

Hình 2.3 – Tần số Larmor biến đổi khi có trường Gradient

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Với lớp cắt nhỏ hơn 3 mm thì giảm thêm Δf. Lớp cắt càng mỏng, Gs càng lớn. Lớp cắt càng dày thì cường độ tín hiệu thu được càng tăng, và do đó tăng tỉ số tín hiệu trên nhiễu. Tuy nhiên khi đó độ tương phản lại giảm.

Một phần của tài liệu Nguyên lý tạo ảnh của thiết bị cộng hƣởng từ hạt nhân,ứng dụng, chụp ảnh khuếch tán (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)