Ví dụ về tái tạo hình ảnh trên hai voxel

Một phần của tài liệu Nguyên lý tạo ảnh của thiết bị cộng hƣởng từ hạt nhân,ứng dụng, chụp ảnh khuếch tán (Trang 38)

2.7.1. Thiết lập các trục tọa độ

Trong ví dụ này, ta thiết lập các trục tọa độ và đưa ra các giả thiết như sau: Trục Z là trục chọn lớp cắt

Trục Y là trục mã hóa pha Trục X là là trục mã hóa tần số Tâm O là điểm trung tâm

Lớp cắt nằm trên mặt phẳng OXY và vuông góc với OZ Từ trường đống nhất

Ma trận sử dụng là 8x8

Có 8 bước mã hóa pha với cường độ gradient trên trục OY khác nhau Vị trí của hai voxel được thể hiện như hình minh họa

Hình 2.8 – Minh họa mã hóa pha và mã hóa tần số

2.7.2. Tác dụng của gradient mã hóa tần số và gradient mã hóa pha.

Với một gradient mã hóa tần số, tại một vị trí nào đó trên trục X sẽ có giá trị tần số là f. Nếu ta coi giá trị tần số tại điểm trung tâm là f0 thì bằng cách so sánh f với f0, ta sẽ xác định được tọa độ x của điểm đó theo công thức:

Với một gradient mã hóa pha sử dụng trong khoảng thời gian Δt, tại một vị trí nào đó trên trục Y sẽ có giá trị pha φ, từ đó ta sẽ xác định được tọa độ y của điểm đó theo công thức:

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

Nhưng thực tế là giá trị x ta có thể đo được do f được xác định qua phép biến đổi Fourier, còn φ thì ta không thể xác định được. Đó là lý do ta phải sử dụng một chuỗi các bước mã hóa pha liên tục với cường độ thay đổi đều từ giá trị -GY đến +GY. Với 8 bước mã hóa pha, độ lệch pha giữa 2 bước mã hóa liên tiếp của các voxel được thể hiện theo hình dưới đây.

Hình 2.9

Việc sử dụng dữ liệu từ các bước mã hóa pha ở trên để tạo ra vị trí y được mô tả cụ thể trong phần tiếp theo.

2.8. Kết quả đo

Các kết quả đo sau được thu bằng cách sử dụng chuỗi xung SE với 8 bước mã hóa pha cho từng voxel.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

2.8.1. Kết quả đo từ voxel thứ nhất

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

2.8.2. Kết quả đo từ voxel thứ hai

Hình 2.11

2.8.3. Biến đổi Fourier

Các kết quả trên qua phép biến đổi Fourier cho ra một ma trận dữ liệu thô được lưu trong bộ nhớ máy tính. Kích thước của ma trận dữ liệu thô tùy thuộc vào số bước mã hóa pha được thực hiện.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Khi trải các dòng dữ liệu của phần thực trên một mặt phẳng ngang thì đó có thể xem như các giá trị rời rạc của một sóng sin trong miền thời gian.

Hình 2.13

Tần số của sóng sin này quyết định vị trí trên trục Y của các voxel nhờ phép biến đổi Fourier lần 2.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

2.8.4. Hình ảnh thu nhận

Tuy nhiên, cả phần thực và phần ảo đều không đại diện cho cường độ tín hiệu tại các voxel tương ứng mà chính là biên độ của sóng. Biên độ này phụ thuộc vào mật độ photon tại vị trí khảo sát, T1, T2, TRi, TE. Sự chênh lệch biên độ Mii

tạo nên độ tương phản cho ảnh MRI thu được.

Hình 2.15

i TR: Time of Repetition

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

CHƢƠNG 3. CÁC PHƢƠNG PHÁP GHI NHẬN TÍN HIỆU MRI

3.1. Các phƣơng pháp cơ bản2,4,5,8,9,10

Tín hiệu FID thực tế rất khó để ghi nhận vì thời gian suy giảm quá nhanh. Mục đích của các phương pháp này là kéo dài thời gian tồn tại tín hiệu MRI để có thể đo được một cách rõ ràng và chính xác.

Các phương pháp cơ bản để ghi nhận tín hiệu trong cộng hưởng từ hạt nhân gồm: Phương pháp SEi

Phương pháp IRii

Phương pháp GREiii

3.1.1. Phƣơng pháp SE

3.1.1.1. Giới thiệu

Phương pháp SE là phương pháp thu nhận hình ảnh cổ điển nhất trong cộng hưởng từ hạt nhân và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong phương pháp này, tín hiệu không được thu nhận ngay sau xung 900-RF vì sự suy giảm nhanh như đã nói ở trên. Thay vào đó, bằng cách sử dụng một xung 1800-RF, các vector spin được hồi pha để kéo dài thời gian tồn tại và sau đó tín hiệu được thu nhận. Ta có thể mô tả cách thức hoạt động của hai xung RF này một cách đơn giản bằng hình sau đây:

Hình 3.1

Để tìm hiểu quá trình hồi pha, ta xem xét ví dụ sau: Trong một cuộc đua, mọi người đều xuất phát từ một điểm. Khi cuộc đua bắt đầu sẽ có người chạy trước và

i SE: Spin Echo

ii IR: Inversion Recovery

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM người chạy sau. Giả sử như ta có một tiếng còi của trọng tài yêu cầu mọi người chạy ngược lại về vạch xuất phát, như vậy những người chạy trước sẽ trở thành chạy sau và ngược lại. Nếu giữ cùng vận tốc vốn có của mỗi người thì kết quả là các vận động viên lại ở vạch xuất phát cùng lúc

Hình 3.2

Từ ví dụ trên, ta nhận thấy xung 1800

-RF có tác dụng giống như tiếng còi của trọng tài. Nó làm cho các vector spin (vốn đã bị lệch pha trước đó) nhanh chóng hồi pha và tạo ra tín hiệu echo. Cách hành sử của vector spin trong hình minh họa sau tương tự như các vận động viên trong ví dụ trên.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Tuy vector từ hóa Mxy bị đảo ngược chiều sau khi có xung 1800-RF nhưng tín hiệu không bị đảo chiều vì ta chỉ ghi nhận cường độ tín hiệu. Khi quan sát đồ thị với nhiều xung 1800-RF ta sẽ thấy rõ tín hiệu thu được thực sự sẽ như thế nào. Các xung 1800-RF theo sau xung 900-RF cho phép thu được nhiều ảnh hơn trong một chu kì. Chuỗi xung này được gọi là Multi-SE.

Hình 3.4

Tuy nhiên không phải sau mỗi xung 1800-RF thì tất cả các vector spin đều được hồi pha. Sẽ có một số vector spin không đáp ứng với các xung kích thích nữa. Điều này làm cho tín hiệu echo càng về sau càng suy giảm cường độ. Nếu kí hiệu S là cường độ tín hiệu thì S được tính bởi công thức:

k là hằng số phụ thuộc vào độ nhạy của cuộn thu

ρ là mật độ proton

3.1.1.2. Chuỗi xung SE

Chuỗi xung SE được đặc trưng bởi hai thông số:

Thời gian lặp xung – TR: là thời gian giữa hai xung 900-RF.

Thời gian echo – TE: là thời gian từ xung 900-RF đến đỉnh của tín hiệu echo.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

Hình 3.5

Xung 1800-RF xuất hiện sau thời gian ½ TE. Giá trị TE thông thường nằm trong khoảng 10 – 200ms. TR phải đủ dài để vector từ hóa dọc hồi phục và chuẩn bị cho các xung kích thích tiếp theo. Thông thường TR nằm trong khoảng 200 – 3000ms.

Giản đồ xung sau sẽ cho ta thấy rõ sự phối hợp các xung RF – Gz – Gy– Gx

nhằm tạo ra tín hiệu như thế nào. Đầu tiên, xung 900

-RF có tác dụng hình thành vector từ hóa ngang của một lớp cắt nào đó được định vị nhờ gradient chọn lớp cắt là Gz. Khi ngưng kích thích, vector từ hóa ngang bắt đầu quá trính tiến động và phát ra xung FID. Tín hiệu này không được thu nhận do suy giảm rất nhanh. Sau thời gian ½TE, một xung 1800

-RF

(đi kèm là gradient Gz để định vị lớp cắt) được phát ra có tác dụng hồi pha các vector spin. Tín hiệu Echo được tạo ra và được ghi nhận sau khoảng thời gian ½TE. Giữa hai xung 900-RF và 1800-RF là quá trình mã hóa pha và mã hóa tần số bằng gradient Gy và Gx. Lưu ý là quy trình trên được lặp lại cho mỗi bước mã hóa pha Gy khác nhau. Số lần lặp lại tùy thuộc vào kích thước ma trận ảnh.

3.1.1.3. Ứng dụng

2D SE được sử dụng trong:

Chụp hình não, hốc mắt, thần kinh thính giác

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Chụp khớp, chỉnh dây chằng, gân, cơ.

Chụp ảnh cột sống Chụp tim, phổi

Các ứng dụng trên chủ yếu là thể hiện cấu trúc giải phẫu. Nếu muốn đánh giá chức năng thì phương pháp GRE đem lại kết quả tốt hơn.

3.1.2. Phƣơng pháp IR

3.1.2.1. Giới thiệu

Phương pháp IR được sử dụng khi sự kết hợp giữa TR và TE trong phương pháp SE không đủ để tạo nên độ tương phản rõ ràng cho ảnh T1

Về cơ bản, phương pháp IR cũng tương tự như phương pháp SE. Điểm khác nhau duy nhất là : đối với phương pháp IR, xung 1800-RF sẽ được sử dụng đầu tiên – thay vì 900-RF như trong phương pháp SE – nhằm đảo chiều vector từ hóa dọc (xem thêm mục 1.4.3). Sau một khoảng thời gian nào đó, các xung của phương pháp SE sẽ được áp dụng và tín hiệu được thu nhận tương tự như trong phương pháp SE.

Hình 3.8 Hình 3.7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Trong phương pháp

IR xuất hiện một thông số mới, đó là thời gian đảo chiều TIi. TI được định nghĩa là khoảng thời gian giữa xung đảo chiều và xung kích thích. TI phụ thuộc vào đường đặc trưng T1 của môii. Việc lựa chọn TI là rất quan trọng trong việc thể hiện độ tương phản cho một loại mô nào đó và tạo ra ảnh T1.

Hai dạng đặc trưng nhất của phương pháp IR là tạo ảnh STIRiii

xóa mỡ và tạo ảnh FLAIRiv xóa dịch não tủy (CSFv). Hai loại ảnh này có được bằng cách chọn TI ở một giá trị đặc biệt phù hợp với đường đặc trưng T1 của mỡ hoặc dịch não tủy. Cơ chế hình thành hai dạng ảnh này được trình bày trong mục 4.2.4

3.1.2.2. Chuỗi xung IR

Cơ chế của chuỗi xung IR được diễn tả như sau: Trước hết, một xung đảo chiều 1800-RF có tác dụng làm cho vector từ hóa dọc Mz từ vị trí định hướng theo trục

i TI: Time of Inversion

ii

Xem thêm mục 4.2.4

iii STIR: Short TI Inversion Recovery

iv FLAIR: FLuid Attenuated Inversion Recovery

v CSF: CerebroSpinal Fluid

Hình 3.10 – Hai dạng hình ảnh đặc trưng của phương pháp IR

Hình 3.9 - Ảnh hưởng của TI lên sự chênh lệch cường độ tín hiệu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM +Z chuyển sang định hướng theo trục –Z . Cùng lúc với xung đảo chiều là gradient Gz

để bảo đảm cho xung này chỉ tác dụng lên một lớp cắt được chỉ định mà thôi. Khi ngưng kích xung, vector từ hóa Mz sẽ hồi phục từ giá trị âm lên giá trị dương. Tốc độ hồi phục phụ thuộc vào T1 của mô tương ứng. Lúc này vẫn chưa xuất hiện vector từ hóa Mxy trên mặt ngang. Mxy chỉ xuất hiện khi có xung kích thích 900-RF và cường độ của nó bằng đúng cường độ của vector từ hóa dọc Mz trước khi có xung kích thích. Cơ chế sau đó của chuỗi xung IR giống như cơ chế của chuỗi xung SE

Hình 3.11

3.1.2.3. Ứng dụng

Phương pháp IR giúp tạo ra ảnh T1 có độ tương phản cao. Bù lại thời gian thu nhận ảnh kéo dài hơn một chút so với phương pháp SE.

Chọn TI phù hợp giúp tạo ra hai dạng ảnh đặc trưng STIR và FLAIR.

3.1.3. Phƣơng pháp GRE

3.1.3.1. Giới thiệu

Lúc đầu, mục đích của việc đưa ra các phương pháp ghi nhận ảnh khác nhau trong MRI là làm sao giảm được thời gian chụp, giảm xảo ảnh do chuyển động mà chất lượng ảnh phải đủ các thông tin cho chẩn đoán. Sau này, với sự tiến bộ của kĩ thuật chụp, các yêu cầu đó dần được đáp ứng mà một trong những giải pháp đầu tiên được đưa ra chính là phương pháp GRE. Về mặt tên gọi, phương pháp GRE còn được

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như FFEi

, FLASHii, GRASSiii tùy thuộc vào giá trị đặc biệt của các thông số α, TR, TE.

Để tìm hiểu về GRE, ta hãy so sánh GRE với SE. Cả hai đều sử dụng một xung RF kích thích vector từ hóa mạng: ở SE đó là xung 900

-RF, ở GRE đó là xung α-RF với α < 900. Cả hai đều sử dụng một tác nhân nào đó làm cho các vector spin hồi pha để tạo ra tín hiệu echo: ở SE, tác nhân đó là xung 1800

-RF; còn ở GRE, tác nhân đó là xung gradient được đảo chiều. Một điểm khác biệt nữa là cường độ

của tín hiệu echo trong phương pháp GRE được quyết định bởi T2*, chứ không phải T2 như trong phương pháp SE. Vì vậy TE và TR trong phương pháp GRE được rút ngắn đáng kể so với phương pháp SE

3.1.3.2. Chuỗi xung GRE

Chuỗi xung GRE được đặc trưng bởi ba thông số TR, TE và góc lật α. TE trong trường hợp này được định nghĩa là thời gian từ xung α-RF đến tín hiệu echo.

i FFE: Fast Field Echo

ii FLASH: Fast Low Angle SHot

iii GRASS: Gradient Recalled Acquisition in Steady State

Hình 3.12 – So sánh hai phương pháp GRE và SE về cơ bản

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM Cơ chế của chuỗi xung GRE được mô tả như sau: đầu tiên, một xung α-RF được kích thích cùng lúc với gradient chọn lớp cắt Gz nhằm lật vector từ hóa Mo của lớp cắt đó lệch một góc α nhỏ so với trục +Z. Theo sau là quá trình mã hóa pha và mã hóa tần số bằng hai trường gradient Gy và Gx. Tiếp theo là quá trình hồi pha bằng gradient mã hóa tần số Gx được đảo chiều, nhờ đó tín hiệu MRI xuất hiện và được thu nhận ở cuộn thu. Lưu ý là tín hiệu này được đặc trưng bởi T2* chứ không phải T2 như trong phương pháp SE. Bởi vì xung kích thích tiếp theo xuất hiện rất nhanh sau đó (do TR của GRE ngắn), nhằm tránh ảnh hưởng của tín hiệu lần trước lên tín hiệu lần sau nên hai trường gradient Gy và Gx lại được áp dụng có tác dụng triệt tiêu vector từ hóa ngang còn sót lại ở quá trình thu nhận tín hiệu trước. Các bước trên cứ lặp lại với số lần tùy thuộc vào kích thước ma trận ảnh.

Một vấn đề nữa được đặt ra là ta nên chọn góc α là bao nhiêu để thu được tín hiệu tốt nhất? Điều này phụ thuộc vào TR và T1, góc lệch đặc biệt đó gọi là góc

Ernst θE và được tính bởi

Tỉ lệ TR/T1 của phương pháp SE vào khoảng >10 → θE ≈ 900.

3.1.3.3. Ứng dụng

Chuỗi FLASH cho độ tương phản giữa chất trắng và chất xám trong não tốt hơn GRASS nên được ưu tiên hơn trong các thăm khám không cần thời gian ngắn.

Chuỗi GRASS có hệ số tín hiệu trên nhiễu tốt hơn FLASH trong các khoảng thời gian ngắn nên thích hợp trong các thăm khám nhanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM

3.1.4. Phƣơng pháp chụp đa lớp cắt và chụp khối 3D. 3.1.4.1. Giới thiệu

Trong thực tế, ta thường không thu từng ảnh MRI đơn lẻ mà là một tập hợp nhiều ảnh MRI (thường gọi là một “set”). Để làm được điều này ta có hai cách thực hiện: chụp đa lớp cắt trong một chu kì TR và chụp khối 3D. Chụp đa lớp cắt có nghĩa là từng lớp cắt đơn được thu nhận riêng lẻ và tập hợp lại thành một “set”. Chụp khối 3D có nghĩa là tín hiệu được thu nhận trên một khối lớn, sau đó

qua bước tái tạo ảnh, từng lớp cắt được hình thành.

3.1.4.2. Chụp đa lớp cắti

Khi chụp một lớp cắt nào đó, xung RF được lặp lại sau một khoảng thời gian nào đó (gọi là TR) để có thể thu toàn bộ dữ liệu cần thiết cho một tấm ảnh hoàn

Một phần của tài liệu Nguyên lý tạo ảnh của thiết bị cộng hƣởng từ hạt nhân,ứng dụng, chụp ảnh khuếch tán (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)