Những thành công và thuận lợi mà Việt Nam đã đạt được

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.docx (Trang 35 - 46)

Cả hai nước đều chọn con đường phát triển là chủ nghĩa xã hội, tư tưởng chính trị không có mâu thuẫn đối kháng. Từ đó mỗi nước đều xây dựng hệ thống nhà nước theo nguyên tắc kế hoạch hoá dưới sự lãnh đạo của một đảng thống nhất. Do vậy có sự thông hiểu lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế thương mại. Ðây là thuận lợi quan trọng nhất.

Việt Nam và Trung Quốc đều thực hiện chủ trương hội nhập với kinh tế thế giới và mở cửa thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế của mỗi nước tạo ra sự nhất quán cao hơn trong chính sách thương mại của hai nước, nhất là trong phạm vi điều ước của tổ chức kinh tế quốc tế mà hai nước cùng tham gia.

Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước quan trọng để thúc đẩy Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Việt nam. Một thành viên ASEAN là đối trọng đáng kể với Trung Quốc, là một cánh cửa để Trung Quốc có cơ hội thâm nhập vào thị trưòng của 10 nước thành viên. Do vậy quan hệ kinh tế với Việt Nam được Trung Quốc phải coi trọng hơn trước nhiều. Trung Quốc nhạn ra rằng Việt Nam có vị trí quan trọng hơn nhiều so với một Việt Nam cô lập trong khu vực.

Việt Nam không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao ở khu vực , đã và đang đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một thuận lợi lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại 2 nước.

Việc quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Ðã hình thành hệ thống nhóm hàng, nhu cầu xuất nhập khẩu tương đối rõ ràng, nên tạo ra sự thông hiểu nhu cầu của nhau. Ðó là cơ sỏ cần thiết cho sự phát triển tiếp theo và cũng là căn cứ để chúng ta điều chỉnh cơ cấu hàng hoá trong quan hệ với Trung Quốc một cách phù hợp.

Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới:

Thứ nhất: Việt nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông,có đường biên giới chung trên đất liền dài chừng 1350 km chạy qua sáu tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và 2 tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu ( 14 huyện) của Trung Quốc. Trên biên giới trung của cả hai nước có 15 cửa khẩu ( 5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của cả hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Ðông Nam A khác ( Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Ðông Hưng- Móng Cái, Bang Tường- Ðồng Ðãng, Pò- Chài- Tân Khanh, Hà Khẩu- Lào Cai, đã có ý tưởng xây dựng thành những khu buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho điều kiện buôn bán giữa hai nước.

Thứ hai: Phát triển buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc không thể tách rời trong bối cảnh chung về quan hệ của hai nước, tháng 2 năm 1999 Tổng Bí Thư hai nước,

đã xác lập khuôn khổ mới cho hai nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tói tương lai, phương cham này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có buôn bán qua biên giới hai nước.

Thứ ba: Trung Quốc và Việt Nam đều có trên 50 thành phần dân tộc khác nhau trong dó có hơn một chục dân tộc sống cả hai biên giới, đáng lưu ý là gần một triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, sẽ là chiếc cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian tới.

Thư tư: Trung Quốc ( đất rộng thứ ba thế giới), người đông ( chiếm 1/5 nhân loại) và Việt nam là một nước lớn ở Ðông Nam A, đâylà hai thị trường có tiềm tàng mà chưa khai thác hết, nó sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa vào việc buôn bán qua biên giới hai nước.

Thứ năm: Cả hai đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới của hai bên, chú trọng xây dựng môi trường phần cứng ( đường, điện , nước…) , rà phá mìn, xây dựng các thành phố cửa khẩu biên giới. Ðồng thời chú ý xây dựng môi trường phần mềm, hai nước đã ký kết 19 Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại ( trong tổng số 30 Hiệp định và thoả thuận đã được ký kết), đáng lưu ý là Hiệp định kinh tế buôn bán; Hiệp định tạm thời về việc xử lý những việc biên giới hai nước; Hiệp định hợp tác và bảo đảm và chứng nhận lẫn nhau về hàng hoá xuất nhập khẩu; Ghi nhận hội đàm chống buôn lậu, Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa ( năm 1998); Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước vừa ký kết ( 30/12/1999). Những Hiệp định trên đây là cơ sở hạ tầng được nâng cấp từ hai bên ( năm 1998). Những hiệp định trên dây là cơ sở hạ tầng được nâng cấp của hai bên sẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy buôn bán qua biên giới giữa hai nước.

Thứ sáu: Theo một số ý kiến của nhà hoạch định chính sách, buôn bán hai chiều của Việt Nam- Trung Quốc dự kiến từ năm 2000 đến 2010 sẽ đạt mức tăng từ 8-15%. Nếu đạt được mức này thì mục tiêu năm 2000 đạt 2 tỷ USD là có khả năng đạt được và mức buôn bán đôi bên còn tiếp tục phát triển hơn nữa.

Thứ bẩy: Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển, với Việt Nam trở thành thành viên của khu vực buôn bán tự do ASEAN , AFTA, việc Trung Quốc trở thành thfnh viên của tổ chức mậu dịch thế giới (WTO); Cả Việt Nam và Trung Quốc hiện là thành viên của tổ chức hợp tác kinh tế Châu A, Thái Bình Dương( APEC). Trong đó các cảng của Việt Nam ( đặc biệt là Hải Phòng) trở thành khu vực thông ra biển rất gần khu vực Ðại Tây Nam Trung Quốc và khu mậu dịch tự do, với việc khu mậu dịch tự do (Ðông Hưng – Móng Cái, Bằng Tường- Ðồng Ðăng...) thì mức buôn bán qua biên giới Việt- Trung có rất nhiều khả năng hơn nữa.

Thứ tám: Việc phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong lịch sử 50 năm qua đặc biệt là 10 sau khi bình thường hoá quan hệ không ngừng tăng sẽ là cơ sở buôn bán hai bên còn có khả năng phát triển hơn nữa.

Tóm lại, dù cho buôn bán hai nước còn có những khó khăn trở ngại, những điều kiện thuận lợi là cơ bản, với sự cố gắng của hai bên, tin rằng trong thế kỷ Châu Á - Thái Bình Dương này, tiềm năng buôn bán qua biên giới Việt- Trung còn phát triển hơn nữa.

Thành công

Những Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai bên.

Với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài và bền vững, từ tháng 11 năm 1991 đến nay, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước cộng hoà nhân dân Trung Quốc đã cùng nhau ký kết nhiều Hiệp định kinh tế thương mại quan trọng như: Hiệp định thương mại giữa hai nước, Hiệp định tạm thời giải quyết công việc vùng biên giới (hai Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính thức Trung Quốc lần thứ nhất của Tổng bí thư Ðỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày 5-11-1991); Hiệp định Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (ký tại Hà Nội nhân dịp phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham sang thăm Việt Nam, tháng 2 năm 1992); Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật, Hiệp định hợp tác khoa học ký thuật (hai Hiệp định này được ký kết tại hà Nội nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng sang thăm chính thức Việt Nam vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1992); Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (Hiệp định này được ký ngày 26-5-1993 tại Bắc Kinh); Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hoá nhân dân Trung Hoa về hàng hoá quá cảnh (ký tại Hà Nội ngày 9-4-1994); Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam- Trung Quốc, Hiệp định về bảo đảm hàng hoá chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhân lẫn nhau, Hiệp định về vận tải đường bộ (ba Hiệp định này được ký kết tại Hà Nội nhân chuyến đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng bí thư Ðảng, Chủ tịch nước Cộng hoà Trung Quốc Giang Trạch Dân ngày 199-11-1994); Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới giữa Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (đã ký 7-11-1998 tại Bắc Kinh); Hiệp định về biên giới trên bộ được ký kết ngày 23-2-1999 nhân dịp thủ tướng Chu Dung Cơ sang thăm Việt Nam. Những Hiệp định trên đã giúp cho quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển, chúng giải quyết được những yêu cầu bức xúc trong thực tiễn hoạt động của mỗi bên. Các hiệp định được ký kết mang những nội dung chủ yếu sau đây:

 Mục đích hợp tác

Cho dù được ký kết trên lĩnh vực nào thì các hiệp định cũng mang một mục đích chung là đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn

trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Song bên cạnh những mục đích nêu trên mỗi một Hiệp định đều mang những mụch đích riêng của mình, những Hiệp định ký sau bổ sung và hoàn thiện hơn cho các Hiệp định ký trước đó.

Hiệp định thương mại được ký kết nhằm mục đích thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thân thiện giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Hiệp định tạm thời giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước được ký kết với mục đích là tạo điều kiện thuận tiện cho sinh hoạt và sự qua lại của nhân dân vùng biên giới, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển, xây dựng biên giới Việt – Trung thành biên giới hoà bình hữu nghị.

Nếu Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật được ký kết với mục đích là đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật thì Hiệp định về thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng nhà nước Việt Nam và ngân hàng nhân dân Trung Hoa lại được ký kết với mục đích là để tăng cường, thúc đẩy phát triển về mậu dịch, kinh tế và hợp tác tiền tệ, thực hiện tốt công tác thanh toán giữa hai nước. Ðể đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của nhân dân, bảo vệ môi trường thiên nhiên và lợi ích người tiêu dùng hai nước, đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, chất lượng phục vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại giữa hai nước. Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau đã được hai Chính phủ hai nước cùng nhau ký kết.

 Về vấn đề xúc tiến, mở rộng hợp tác thương mại

Ngay từ những hiệp định đầu tiên được ký kết giữa hai Chính phủ đã thể hiện ý chí, mong muốn xúc tiến thương mại giữa hai nước với những nội dung như sau: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Hoa đồng ý tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi cho nhau trong các hoạt động xúc tiến mậu dịch như hội chợ thương mại, triển lãm thương mại v.v.. mà các cơ quan hữu quan của nước kia tổ chức tại nước mình. Hai bên ký kết đồng ý thúc đẩy buôn bán dân gian ở biên giới hai nước, các vấn đề cụ thể của việc buôn bán này sẽ được giải quyết theo các quy định có liên quan của hai bên (điều 6,7 của hiệp định thương mại ký ngày 7/11/1991). Trong hoạt động thương mại hai bên cam kết dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc đối với việc đánh thuế hq hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu cũng như trong việc giải quyết các thủ tục quy chế về quản lý haỉ quan; đãi ngộ này không liên quan đến các ưu đãi và lợi ích mà mỗi nước đã và sẽ dành cho các đối tượng thương mại đặc thù của mình (Ðiều 2 Hiệp định Thương Mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần).

Hiệp định hợp tác kinh tế giữa hai nước được ký kết ngày 14/2/1992 Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã bổ sung thêm các lĩnh vực được khuyến khích và giúp đỡ để phát triển kinh tế như:

+ Ðấu thầu các loại công trình và hạng mục.

+ Cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, cử chuyên gia và cung cấp dịch vụ tư vấn và kinh tế.

+ Tiến hành đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài của nước kia + Hợp tác gia công

+ Hợp tác với nước thứ ba. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Vấn đề Biên giới.

a. Ðối tượng được phép xuất nhập cảnh, qua lại biên giới

Theo Ðiều 6 Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ nức CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa được chia thành 3 loại:

- Cư dân biên giới sử dụng giấy thông hành

Nhân viên mậu dịch biên giới ở vùng biên giới và nhân viên vùng biên giới được mời tham gia các hoạt động văn hoá, sử dụng giấy thông hành.

Công dân hai nước hoặc nước khác có hộ chiếu thị thực xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quy định.

b. Hệ thống cửa khẩu:

Hệ thống cửa khẩu chia làm 3 loại:

+ Cửa khẩu hàng hoá mậu dịch và xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu thị thực xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh gồm ba đường bộ: Hữu Nghị- Hữu Nghị Quan; Móng Cái- Ðông Hưng; Lào Cai- Hà Khẩu và một cặp đường sắt : Ðồng Ðăng- Bằng Tường.

+ Cửa khẩu hàng hoá mậu dịch địa phương và mậu dịch biên giới, hành khách xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu, thị thực và giấy thông hành gồm 3 cặp: Tà Lùng- Thuỷ Khẩu, MaLuThàng- Kinh Thuỷ Hà, Thanh Thuỷ- Thiên Bảo.

+ Cửa khẩu hàng hoá mậu dịch biên giới và xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành ( hiện thường gọi là cửa khẩu đại phương hay cửa khẩu tiểu ngạch) gồm 14 cặp cửa khẩu, về phía Việt nam gồm Hoành Mô ( Quảng Ninh), Chi Ma, Bình Nghi ( Lạng Sơn), Hạ Lang, Lý Vạn, Phô Pheo, Trà Lĩnh, Sóc Giang ( Cao Bằng), Săm Phun, Phó Bảng, Xín Mần ( Hà Giang), Mường Khương, Lào CAi, Ma Lu Thàng, Thun Lưu, A pha chải( Lai Châu).

c. Hoạt động mậu dịch diễn ra tại khu vực biên giới:

Hình thức có hai loại: Mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương.

Chủ thể tiến hành: Cơ quan mậu dịch có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương của hai nước.

Biện pháp thực hiện: Chính quyền địa phương cáp tỉnh vùng biên giới hiệp thương với nhau xác định theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước. Hàng hoá trao đổi và phương tiện vận chuyển trong mậu dịch xuất nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật có liên quan của hải quan được phép được cấp phép của nhà chức trách mỗi bên.

Thuế quan và các loại thuế quan khác đối với hàng hoá của các hình thức mậu dịch trong hiệp định này căn cứ pháp luật hiện hành của mỗi nước.

d. Vấn đề chợ biên giới:

Ðiểm chợ và chợ cụ thể do chính quyền địa phưong cấp tỉnh biên giới hai bên thoả thuận theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.

Vấn đề phối hợp, hợp tác quản lý trị an ngăn chặn buôn lậu; do chính quyền địa phương hai bên giải quyết.

e. Vấn đề gìn giữ, quản lý trị an biên giới:

Chính phủ Trung ương hai nước có thẩm quyền mọi ván đề về biên giới , không ngành nào

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.docx (Trang 35 - 46)