Chương ba: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.docx (Trang 50 - 53)

Vấn đề nổi cộm trong quan hệ hai nước hiện nay là mất cân bằng về cán cân thương mại bởi Việt Nam đang nhập siêu lớn từ nước này. Một trong những biện pháp quan trọng giảm bớt tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam hiện nay là đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do kinh tế khó khăn, thị trường hàng hoá xuất khẩu bị hạn chế nên việc khai phá và tìm đường cho hàng hoá xuất khẩu của ta càng gặp khó khăn hơn bởi Trung Quốc và các nước khác đều áp dụng biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước láng giềng.

Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, nhóm xin đưa ra các giải pháp về phía chính phủ, cụ thể là:

 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thiếu tính bền vững, thiếu các sản phẩm có giá trị và hàm lượng kỹ thuật cao.Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm 3 nhóm hàng chính là nguyên nhiên liệu và khoáng sản, chiếm trung bình 55%; nông sản, thủy sản chiếm 15%; hàng công nghiệp chiếm 10% Việt Nam chưa có nhiều mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc theo hướng giá trị gia tăng cao là yêu cầu cấp thiết.

 Chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ) sang các thị trường khác, nhất là các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.

 Xuất khẩu sang Trung Quốc chưa được như mong muốn một phần là do hạ tầng phục vụ cho thương mại tại các tỉnh biên giới phía Bắc còn yếu, đặc biệt là giao thông, vận tải, kho bãi, bảo quản, đóng gói… Lào Cai có kim ngạch trao đổi thương mại với Trung Quốc trên dưới 1 tỷ USD mỗi năm nhưng hạ tầng hiện rất yếu, đường sắt đáp ứng được 1/3 nhu cầu trong khi đường bộ tắc thường xuyên. Do đó cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng các bến bãi, khu kiểm hoá tại các khu vực cửa khẩu biên giới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực

cửa khẩu biên giới như kho tàng, chợ biên mậu, khu gia công chế xuất, phân loại đóng gói hàng hoá xuất khẩu;

 Cung cấp thông tin về thị trường, cơ chế , chính sách của Trung Quốc; đề xuất với phía bạn các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tạo thuận lợi tối đa trong việc cấp C/O cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Trung Quốc để tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc.  Hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính

để đảm bảo ổn định và tránh được những rủi ro do chính sách biên mậu của Trung Quốc thay đổi. Đồng thời có cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hoá vào sâu nội địa Trung Quốc;

 Nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch vụ phân phối biên mậu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào sâu trong nội địa của Trung Quốc.

 Ngoài ra, Chính phủ cần rà soát hệ thống văn bản hợp tác với Trung Quốc, nếu cần có thể sửa đổi, bổ sung để tránh tình trạng điều hành, chỉ đạo quản lý nhà nước lúng túng.

 Một biện pháp không thể thiếu để đẩy mạnh xuất khẩu là hoạt động xúc tiến thương mại. Tại Việt Nam và Trung Quốc có nhiều hội chợ tốt cho quảng bá và giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới người tiêu dùng Trung Quốc như Vietnam Expo, Hội chợ ASEAN – Trung Quốc… Mặc dù Việt Nam luôn nhập siêu từ Trung Quốc nhưng các hợp đồng được ký tại các kỳ hội chợ thường là hợp đồng xuất khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt cho xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, hoạt động xúc tiến thương mại qui mô quốc gia hay địa phương cần phải tích cực hơn nữa.

 Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và có chính sách tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đối với các doanh nghiệp:

 Cần chủ động tìm hiểu về đối tác, thị trường Trung Quốc để tìm ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp mình và tránh những thất bại do thiếu hiểu biết.

 Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá cho thương hiệu, doanh nghiệp và tiếp cận với các đối tác Trung Quốc thông qua các hoạt động đó.

 Không nhất thiết cứ phải xuất khẩu những cái mình sản xuất. Các tỉnh biên giới có thể tận dụng vị trí địa lý để xuất các sản phẩm của nước thứ ba và ngược lại. Như vậy tiềm năng với thị trường Trung Quốc không đơn thuần phát triển buôn bán bình thường, các doanh nghiệp Việt Nam, các tỉnh giáp biên giới có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh, lợi thế vị trí địa lý quốc tế phát triển hình thức buôn bán này.

Bài học từ các nước ASEAN

Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn lên để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây. Trong đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990 với kim ngạch xuất khẩu 852 triệu đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này (thập kỷ 1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2008 đã đạt 34,644 tỉ đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của Malaysia.

Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm chỉ là 386 triệu đô la Mỹ, cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với 23,245 tỉ đô la Mỹ, chiếm 13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.

Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là 90 triệu đô la Mỹ năm 1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đã dồn mọi sức lực để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung (33,98%/năm so với 16,65%/năm), thì tám năm gần đây các tỷ lệ này là 39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của Philippines chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc đã đạt 23,363 tỉ đô la Mỹ, chiếm tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.

Có thể khẳng định, để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, cả ba quốc gia ASEAN nói trên không thể trông chờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn rất hạn chế của mình, thay vào đó là dựa trên cơ sở phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm cung cấp các nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng cho thị trường Trung Quốc.

Nói cách khác, sự phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc của Malaysia, Thái Lan, Philippines là do họ đã chiếm được những vị trí nhất định trong các chuỗi giá trị gia tăng của Trung Quốc và góp phần đáng kể trong các sản phẩm "made in China". Có lẽ đây là bài học mà Việt Nam rất cần tham khảo trong việc "giải bài toán" nhập siêu vốn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong đó chủ yếu là nhập siêu từ Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Thị trường Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc đang là nước xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của chúng ta. Do đó việc phát triển mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và đặc biệt là kinh tế cần được Chính phủ chú trọng hơn nữa. Việc Trung Quốc chiếm 90% trong rổ nhập siêu của Việt Nam là vấn đề đáng báo động. Chính phủ cần chuyển dịch từ từ cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc để cải thiện cán cân thương mại. Đồng thời đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đấy các hoạt động giao thương ở 7 tỉnh có biên giới Việt – Trung nhằm phát huy lợi thế “láng giềng” của Trung Quốc./

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh về xuất khẩu.docx (Trang 50 - 53)