Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới WTO
Như bảng số liệu thống kê năm 2009 theo báo cáo của tổ chức thương mại thế giới, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Qua đó thấu được tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam.
Nhìn chung từ năm 2000 đến nay, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 15,85 tỷ USD, tăng 52,18% so với cùng kỳ năm 2006; ta xuất 3,35 tỷ USD, tăng 10,78%, nhập khẩu 12,5 tỷ USD, tăng 69,15% (nhập siêu 9,15 tỷ USD).
Năm 2008, tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 20,187 tỷ USD, tăng 27.36% so với cùng kỳ năm 2007; ta xuất 4,53 tỷ USD tăng 35,12%, nhập khẩu 15,65 tỷ USD tăng 25% (nhập siêu 11,12 tỷ USD).
Năm 2009, tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 21,35 tỷ USD, tăng 5,76% sao với cùng kỳ năm 2007; ta xuất 4,9 tỷ USD tăng 8,23%, nhập khẩu tăng 16,44 tỷ USD tăng 5,04% (nhập siêu 11,54 tỷ USD).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 đạt lần lượt là: 2.543,581 triệu USD và 15.364,513 triệu USD, tăng lũy kế 48,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Trung Quốc xuất khẩu đạt lần lượt là 1.860,403 triệu USD và 11.726,298 triệu USD, tăng lũy kế50,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Việt Nam xuất khẩu đạt lần lượt là 683,178 triệu USD và 3.638,215 triệu USD, tăng lũy kế 44,53% so với cùng kỳ năm trước.
- Trung Quốc lũy kế xuất siêu đạt 8.088,083 triệu USD.
Nguồn: Bộ Công thương
• ACFTA và thương mại Việt- Trung:
Từ 1/1/2010, khi Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN có hiệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuế đối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sự ưu đãi thuế quan để đổ hàng hóa vào Việt Nam. Còn phía Việt Nam , các mặt hàng xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế 0% vào năm 2015 khi hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam
CAFTA là khu thương mại tự do lớn nhất thế giới có dân số 1,9 tỷ người, GDP đạt gần 6.000 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại đạt 4.500 tỷ USD. Theo cam kết CAFTA, Trung Quốc và ASEAN 6 (sáu nước phát triển hơn của ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan thực hiện cam kết trước; Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm) sẽ giảm thuế mạnh mẽ, hàng loạt sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5%. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ tốt cơ hội này để đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, liên kết sản xuất… sẽ mở rộng đáng kể thị phần ở Trung Quốc và ASEAN.
Việt Nam nằm giữa Trung Quốc và ASEAN, nên đóng vai trò như một cầu nối trong CAFTA, đó là điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển của CAFTA cũng như Việt Nam.
CAFTA có hiệu lực làm cho chi phí giao dịch trong khu vực giảm nhiều, thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN sẽ phát triển hơn. Để khai thác hiệu quả cơ hội CAFTA mang lại, Nhà nước cần tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tới các tỉnh của Trung Quốc và ASEAN , tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, đồng thời
có cơ quan chuyên trách cung cấp, cập nhật thông tin về hoạt động giao dịch, giá cả hàng hóa tại thị trường Trung Quốc và ASEAN cho doanh nghiệp Việt Nam; tăng cường hiệu quả hoạt động và trợ giúp doanh nghiệp của các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc và ASEAN; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực về vốn, cơ sở hạ tầng, kho bãi, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng tại các tỉnh biên giới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trao đổi hàng hóa với các nước có chung biên giới.
Về phía doanh nghiệp, cần tham gia thành viên các cổng thông tin thị trường tại Trung Quốc và ASEAN như Alibaba, HKTDC, tradeinchina…; tham gia vào các phái đoàn thương mại do các địa phương, các hiệp hội và các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN phối hợp tổ chức; tham gia các gian hàng Việt Nam tại các hội chợ, triển lãm quốc tế ở Trung Quốc và ASEAN… để cập nhật, nắm bắt, chia sẻ thông tin về thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Cần xây dựng đại lý, chi nhánh tại thị trường Trung Quốc và ASEAN; giới thiệu sản phẩm và ấn phẩm quảng bá thương hiệu, hàng hóa thông qua hệ thống đại diện thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc và ASEAN.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kế hoạch xuất khẩu cho các mặt hàng cụ thể vào thị trường Trung Quốc và từng nước ASEAN. Về ngắn hạn, cần tập trung đầu tư sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thị trường các nước có nhu cầu và Việt Nam đang có thế mạnh như thủy sản, nông sản, đồ gia dụng, các sản phẩm công nghệ… Về lâu dài, nghiên cứu và tìm cách xuất khẩu những sản phẩm chế biến, chế tạo thiết bị và các sản phẩm công nghệ thông tin, các dịch vụ tư vấn có hàm lượng chất xám cao…
• Cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2000 – 2010
Đơn vị tính: Triệu USD Năm Tổng giá trị kim
ngạch xuất nhập khẩu
Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại (Xuất – Nhập) Năm 2000 2.937,5 1.536,4 1.401,1 132,3 Năm 2001 3.023,6 1.417,4 1.606,2 -188,8 Năm 2002 3.677,1 1.518,3 2.158,8 -640,5 Năm 2003 5.021,7 1.883,1 3.138,6 -1255,5 Năm 2004 7.494,2 2.899,1 4.595,1 -1696,0 Năm 2005 8.739,9 2.961,0 5.778,9 -2817,9 Năm 2006 10.420,9 3.030,0 7.390,9 -4360,9 Năm 2007 15.858,7 3.356,7 12.502,0 -9.145,3 Năm 2008 20.187,8 4.536,7 15.652,1 -11.116,4 Năm 2009 21.350,8 4.909,9 16.440,9 -11.531
7 tháng đầu năm 2010
14.210,1 3.429,3 10.780,8 -7.351,5
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Thống kê trên cho thấy duy nhất năm 2000 là năm xuất siêu của Việt Nam qua thị trường Trung Quốc, các năm còn lại Việt Nam đã phải nhập siêu với con số tăng đều qua các năm.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong các mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc năm 2009 của Việt Nam, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng vị trí thứ nhất với khoảng 28% tổng kim ngạch.Tiếp đến là các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất như vải các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu; sắt thép; phân bón; nguyên phụ liệu dệt may, da giày... Hàng tiêu dùng cuối cùng chỉ chiếm chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam.
Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các loại nông, lâm, thủy sản; khoáng sản; máy tính, linh kiện điện tử… Và cơ cấu xuất nhập khẩu này đã duy trì lâu nay.
Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này đạt 1.005,6 tỷ USD, là một trong những nước nhập khẩu hàng đầu trên thế giới. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới song xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2009 vẫn tăng trưởng dương 8,23% so với năm 2008, đạt 4,9 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.