Theodõi tính thuế và phân kiểm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu.doc (Trang 33 - 41)

Liên hệ với công chức bên bộ phận chuyển tờ khai để biết được bộ hồ sơ của mình đã được chuyển qua bộ phận tiếp theo chưa? Nếu bộ hồ sơ đã được chuyển, nhan viên giao nhận theo bên ô tính thuế trên bảng phân tính thuế và kiểm hóa để biết hồ sơ của mình do ai tính thuế.

Chi tiết bảng phân tính thuế và kiểm hóa như sau: 1.Tờ khai nhận từ ngày 27/3/2008

1. 5066/NKD

2. …….

2.Tờ khai thông quan bước 2

Tờ khai Cán bộ đội

3.Tờ khai chuyển luồng từ bước 2 sang bước 3

Tờ khai Kiểm tra viên Ký tên

4.các tờ khai luồng đỏ:

Tờ khai Kiểm tra viên Ký tên

5066/NKD Lê Văn Lập

Nguyễn Thị Phương

Như vậy công chức tính thuế là ông Lâm Việt Hùng, nhan viên giao nhận liên hệ trực tiếp với công chức để giải trình khâu áp số thuế phải nộp công chức kiểm tra mã số hàng hóa, giá tính thuế, chế độ và chính sách thuế của doanh nghiệp. Công chức kiểm tra mã số hàng hóa, giá tính thuế, chế độ và chính sách thuế của doanh nghiệp. Do lô hàng có 16 mặt hàng nên khâu tính thuế được thực hiện sau bước khâu kiểm hóa.

Mở rộng: bước kiểm hóa có thể được thực hiện trước hoặc sau giá thuế, trong trường hợp nếu lô hàng có ít mặt hàng, những mặt hàng có đồng mã hàng hóa và mớc thuế áp đồng thời hàng nhập quen thuộc và không có tính chất phức tạp thì bước kiểm hóa sẽ được thực hiện sau bước tính thuế ngược lại nếu lô hàng có quá nhiều mặt hàng, tính chất khó xác định nhiều mã khác nhau thì bước kiểm hóa sẽ được thực hiện trước nhằm xác định rõ tính chất của hàng hóa trước xem có chính

xác như khai bao hay không để công chức thuế có thể kiểm tra chính xác và thực hiện tính giá thuế.

V.Kiểm hóa

1.Đăng ký chuyển bãi và in phiếu EIR.

Hàng khi nhập cảng được đặt ở bãi trung tâm, nhân viên giao nhận tìm xem vị trí hàng lúc này nằm vị trí nào (tại ICD Phước Long I do cho có máy tính phục vụ khâu tìm vị trí nên nhân viên giao nhận liên hệ với điều độ cảng để được chỉ dẫn xem cont nằm ở vị trí nào.

Hiện tại cont BISU2824275 nằm tại K0103 (tức ở line K01, vị trí thứ 03). Do con nằm ở trên cao hơn nữa hàng thuộc diện kiểm hóa nên nhân viên giao nhận phải đến thương vụ cảng để đăng ký chuyển bãi. Tại đây dùng 1 lệnh giao hàng để đăng ký, phí chuyển bãi được đóng tại thương vụ cảng. Cont sau khi đăng ký chuyển bãi trong vòng 6 tiếng hồ sẽ được chuyên đến bãi kiểm hóa. Một lần nữa nhân viên giao nhận liên hệ với điều độ cảng để biết được vị trí của cont tại bãi kiểm là L0101. Việc chuyển bãi cũng được gọi là trải cont tức là nhân viên giao nhận phải có sự chuẩn bị trước khi cont được chuyến hóa và hầu hết các cảng đều có thủ tục này. Tuy nhiên trong trường hợp nếu cảng còn tồn quá nhiều cont và khó có thể chuyển dời được thì Hải Quan có thể linh hoạt cho doanh nghiệp được kiểm hóa tại bãi trung tâm và như thế sẽ không có thủ tục trải cont.

Trong thời gian chờ đợi hàng của mình được chuyển bãi, nhân viên giao nhận mang lệnh giao hàng đến đại diện hãng tàu để tiến hành cược cont. Tùy từng hãng tàu mà nhân viên giao nhận phải cược cont ở đại diện hãng tàu hoặc đại diên hãng tàu tại cảng. Hãng tàu là Công Ty Vận Tải Biển Đông, do tại cảng không có đại diện hàng hải nen nhân viên giao nhận phải liên hệ trực tiếp với hãng tàu tại địa chỉ 84 -86 Nguyễn Trường Tộ,Q.4, TP.HCM. Tại đây nhận viên giao nhận viết đầy đủ các thông tin vào “giấy mượn cont về kho riêng” do đại diện hãng tàu cấp. Phần khai báo của khách hàng trên giấy này điều lấy tên doanh nghiệp TN Bình Phú, nội dung là mượn một cont 20’, số cont là BISU2824275. Phần quy định của hãng tàu thể hiện rõ: cont rỗng (sau khi rút hàng tại kho của khách hàng) phải trả về bãi Phước Long, phí lưu trả trễ cont bắt đầu tính từ ngày 4/4/2008, số tiền đặt cọc là 200.000 VNĐ (áp dụngcho cont 20’), có đóng dấu ký nhận của đại diện hãng tàu và chữ ký của nhân viên giao nhận. Sau khi kiểm tra lệnh, đại diện hãng tàu sẽ giữ lại 1 lệnh giao hàng gốc, đóng dấu hàng giao thẳng lên tàu lệnh bản sao.

Nhân viên giao nhận mang tờ lệnh có đóng dấu hàng giao thẳng lại thương vụ cảng để đóng phí IMO (Inflammable Cargo: phí hàng hóa nguy hiểm), tiền nâng hạ và phí chuyển bãi. Tổng cộng số tiền phải đóng là 300000 , cán bộ thu ngân sẽ phát hành hóa đơn và đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” lên tờ lệnh đó và trả lại cho nhân viên giao nhận.

Nhân viên giao nhận cầm tờ lệnh này cùng với một lệnh gốc của hãng tàu và của đại lý đến quầy phát hành phiếu EIR “EQUIMENT INTERCHAGE RECEIPT) hay còn gọi là phiếu giao nhận cont, phiếu này gồm tất cả 4 liên

 Liên 1: Liên lưu (màu trắng)

 Liên 2: Liên kiểm soát cảng (màu vàng)

 Liên 3: Liên khách hàng (màu hồng)

 Liên 4: Liên Hải Quan (mau xanh)

Thương vụ cảng sẽ giữ lại liên màu trắng để lưu và trả 3 liên còn lại cho nhân viên giao nhận.

Phiếu giao nhận cont tương đương với phiếu xuất kho nếu là hàng nhập lẻ Sau đó nhân viên giao nhận đến bộ phận đối chiếu Manifest để đối chiếu lệnh tại đây. Nhânviên giao nhận sẽ trình lệnh giao hàng gốc và phiếu EIR mục đích để đối chiếu Manifest là để kiểm tra xem cont đã nhập cảng và có mặt tại cảng chưa? Vị trí nào? Có đúng lệnh giao hàng không? Sau khi kiểm tra cán bộ đối chiếu ghi số đối chiếu, ngỳa tháng đối chiếu và đóng dấu chính xác lên lệnh giao hàng.

Mở rộng: Trong trường hợp nếu lô hàng này không đăng ký mượn cont về kho riêng mà đăng ký rút ruột tại cảng thì nhân viên giao nhận có thể đăng ký rút ruột ngay sau khi đăng kiểm hóa.Thủ tục đăng ký rút ruột được thực hiện như sau:

 Đăng ký rút ruột: Nhân viên giao nhận mang D/O của hãng tàu cùng D/O của đại lý đến văn phòng đại diện hãng tàu để mđăng ký rút ruột tại bãi. Hãng tàu sẽ đóng dấu “rút ruột tại bãi” lên lệnh giao hàng và trả lại D/O cho nhân viên giao nhận.

 Đóng phí rút ruột tại Thương Vụ cảng: Nhân viên giao nhận mang D/O đến Thương Vụ cảng để đóng các phí sau: phí rút ruột xe nâng hay bằng công nhân. Sau đó Thương Vụ cảng sẽ đóng dấu xác nhận “Đã Đóng Tiền” lên D/O và trả lại cho nhân viên giao nhận. Nhân viên giao nhận

màng D/O đến điều độ cảng để xin điều động công nhân hoặc xe nâng. Các quy trình tiếp theo sẽ được thực hiện tương tự như hàng đăng ký mượn cont.

2.Cắt seal kiểm hóa:

Nhân viên giao nhận dựa vào số cont để tìm vị trí thực tế của lô hàng tại bãi kiểm hóa. Sau khi tìm thấy vị trí cont, nhân viên giao nhận mang một tờ lệnh đến phòng điều độ của cảng để đăng ký cắt seal kiểm hóa. Phòng điều độ cảng sẽ đóng dấu cắt seal kiểm hóa lên lệnh và trên dấu có thể hiện tên của đọi bốc xếp là đội SACCO, nhân viên giao nhận sẽ liên hệ với đội này để cắt seal mở cont.

Cần phải chú ý là trên lệnh phải thể hiện đúng, chính xác số cont, số seal. Nếu lệnh giao hàng bị thiếu số seal thì đội bốc xếp sẽ không mở seal kiểm hóa.

Nhân viên giao nhận liên hệ với đội bốc xếp để tiến hành cắt seal, đội bốc xếp căn cứ có đóng dấu cắt seal kiểm hóa, sau khi mở đội bốc xếp sẽ giữ lại tờ lệnh này.

3.Kiểm hóa

Nhân viên giao nhận mời Hải Quan đến kiểm tra thực tế lô hàng. Xá suất kiểm tra là 5% tương đương với một kiện. Cán bộ kiểm hóa là ông Lâm Việt Hùng sẽ mang bộ hồ sơ của DN Bình Phú xuống địa điểm kiểm hóa.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng kiểm tra thủ công. Lô hàng này chỉ cần kiểm tra thủ công về tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa, số lượng, chủng loại hàng và xuất xứ của hàng hóa thể hiện trên bao bò có thực từ Singapore hay không.

Sau khi cán bộ Hải Quan kiểm tra thực tế lô hàng, đồng ý là hàng hóa thực đúng với khai nhận của chủ hàng trên tờ khai về tên, chủng loại hàng, số lượng, xuất xứ, nhân viên tiến hành ký nhận vào tờ khai, trả lại tờ khai ho Hải Quan và đóng cửa cont, bấm ổ khóa tạm cho cont sau đó giao chìa khóa cho người vận tải khi người này đến kéo cont vê kho. Cán bộ Hải Quan sẽ ghi nhận kết quả kiểm tra lên tờ khai, đóng dấuvà ký tên vào ô dành cho cán bộ kiểm hóa.

Tiếp sau đó bước tính thuế lạicho lô hàng. Cán bộ tính thuế dựa trên phần ghi nhận của cán bộ kiểm hóa, đồng thới đối chiếu mục áp mã thuế trên tờ khai.

Mở rộng: Trong trường hợp nếu máy tính và công chức Hải Quan xác định lô hàng này ở mức 2 (luồng vàng) tức là kiểm tra chi tiết hồ sơ miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa thì sau khi ra lệnh hình thức và được lãnh đạo duyệt thì bộ tờ khai sẽ được chuyển qua bộ phận tính thuế và tại đây tờ khai sẽ được tính thuế và sau đó tờ khai sau khi đã tính thuế sẽ được chuyển qua bộ phận trả tờ khai mà không phải qua bước kiểm hóa.

VI.Chi tiết về áp mã thuế:

Cán bộ thuế kiểm tra mã hàng hóa và xá định được mức thuế suất nhập khẩu mực in tại chương 32, nhóm 15, phân nhóm cấp 1:19, phân nhóm cấp 2:00, chi tiết mặt hàng là: 00 trong biểu thuế 2008 là:

• Thuế suất thuế nhập khẩu của mực in là: 5% • Thuế suất thuế giá trị gia tăng của mực in là: 10%

Như vậy doanh nghiệp đã áp dụng đúng mã cho mặt hàng mực in. Việc tính thuế được thực hiện như sau:

Ví dụ cho mặt hàng mực in CCST 22 Yellow: có mã số hàng hóa là 3215190000, lượng 400 Kgs, đơn giá nguyên tệ là: 3.35 *400 = 1,412.00 USD. Tương tự cho các mặt hàng tiếp theo, ta có tổng giá trị nguyên tệ của 16 mặt hàng là: 21,466.00 USD

• Trị giá tính thuế bằng đồng Việt Nam = Trị giá nguyên tệ * Tỷ giá = 1,421.00 *15,960 =22,535,520 VNĐ

• Tiền thuế nhập khẩu nộp cho mặt hàng này = Trị giá tính thuế nhập khẩu * Thuế suất =22,535,520 * 5% = 1,126,776 VNĐ • Trị giá tính thuế thuế GTGT = Trị giá tính thuế nhập khẩu +

Tiền thuế nhập khẩu = 22,535,520 + 1,126,776 = 23,662,296 VNĐ

• Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp = 23,662,296 * 10% =2,366,230 VNĐ

Tương tự tính thuế cho 15 mặt hàng tiếp theo. Cộng tổng lại, lô hàng này có số tiền thuế nhập khẩu phải nộp là: 17,113,908 VNĐ và thiền thuế GTGT phải nộp là: 35,939,207 VNĐ. Như vậy tổng số tiền doang nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước là: 53,053,115 VNĐ.

Sau khi tính toán lại, số tiền thuế mà doanh nghiệp đề xuất trùng khớpvới kết quả mà cán bộ Hải Quan tính. Cán bộ tính thuế đóng dấu lên phần dành cho cán bộ tính thuế trên tờ khai. Sau đó chuyển hồ sơ cho công chức bước 3 tiến hành kiểm hóa để đóng dấu “đã hoàn thành thủ tục Hải Quan” lên ô 38 trên phần B của tờ khai.

Do doanh nghiệp được hưởng mức ân hạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai nên trong quy trình này sẽ không có bước nộp thuế ngay mà tiền thuế sẽ được nộp tại Kho Bạc Nhà Nước trong khoảng thời gian ân hạn theo quy định của Thông Tư số 59/2007/TT – BTC hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu quá thời hạn này mà công ty vẫn chưa nộp thuế sẽ bị phạt 0.1% ngày trên số tiền nộp chậm và 90 ngỳa sẽ bị cưỡng chế.

Mở rộng: Nếu trong trường hợp này máy tính xác định lô hàng này không được ân hạn thuế tức là phải đóng thuế xong mới ddược nhận hàng thì sau khi công chức thuế tính xong thuế và đưa ra số tiền thuế cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành đóng thuế ngay. Quy trình nộp thuế được tiến hành như sau: Nhân viên giao hàng chuẩn bị giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước, giấy này có thế do Doanh nghiệp Bình Phú giao cho cũng cònnếu không có nhận viên giao nhận có thể mua tại cảng với giá 10.000 VNĐ một bộ gồm 3 liên và ghi đầy đủ cac thông tin có trên 3 liên đó theo quy định của Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam. Các ghi như sau:

Tất cả các khoản thuế bằng tiền mặt nộp vào ngân sách Nhà Nước tại Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam đều phải có giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước bằng tiền mặt (bộ 3 hoặc 4 liên viết lồng giấy than). Giấy này do cơ quan quản lý cấp.

Tên đối tượng nộp tiền: Tên công ty

Mã số đối tượng nộp tiền: Mã số thuế của công ty Nộp tiền vào NSNN tại KBNN: TP.HCM

Cơ quan thông báo thu: HQ KV VI – ICD Phước Long I Mã số cơ quan thu: HQ KV VI – ICD PhướcLong I Tờ khai Hải Quan số … ngày …

ND khoản nộp Loại Khoản Mục Tiểu mục

Thuế nhập khẩu 07 01 020 01

Thuế GTGT 07 01 014 02

Thuế TTĐB 07 01 015 02

Thu chênh lệch giá 07 01 026 02

Phạt chậm nộp thuế 10 10 051 03

 Số tiền bằng chữ và bằng số ghi chính xác, không gạch xóa, ký và ghi họ tên, ngỳa tháng nộp tiền (ký trên từng tờ không ký qua giấy than).

 Mã chương của các loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần cóvốn Nhà Nước: 158 Công ty Cổ Phần có vốn Tư Nhân: 154 Công ty Cổ Phần có vốn TNHH: 154 Doanh nghiệp Tư Nhân: 155

Cơ Sử Sản Xuất: 157

Công ty Cổ Phần có vốn đầu tư:152

 Sau khi ghi đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền vào NSNN, nhân viên Kho Bạc sẽ thu tiền và đóng dấu lên các liên, đóng dấu đã thu tiền và giữ lại liên màu hồng, 2 liên còn lại giao cho nhân viên giao nhận. khi thanh lý tờ khai, nhân viên giao nhận photo liên này + biên lai lệ phí trình cho Hải Quan thangh lý thì mới đựợc lấy tờ khai. Đối với hàng nhập khẩu phải

nộp thuế ngay, trên tờ khai sẽ có đóng dấu: “chỉ đươc nhận hàng sau khi đã nộp thuế vào tài khoản số …”.

VII.Thanh lý tờ khai:

Sau khi theo dõi thấy tờ khai của mình đã được đóng dấu thông quan. Nhan viên giao nhận cậm biên lai thu lệ phí Hải Quan liên màu tím nộp vào ô cửa trả tờ khai để lấy tờ khai. Khi lấy tờ khai nhân viên giao nhận phải ghi số tờ khai, tên doanh nghiệp của mình và sổ trả tờ khai và ký nhận đã lấy tờ khai.

VIII.Điều động phương tiện vận tải:

Sau khi lấy được tờ khai nhân viên giao nhân viên giao nhận thông báo cho công ty yêu cầu lập phiếu điều động gởi xuống kho của công ty để điều động phương tiện vận tải đến cảng để chở hàng về kho Bình Phú.

Trên phiếu điều động phải ghi ro tên mặt hàng, lượng, bao nhiêu kiện, và cần phương tiện vận tải có phương tiện bao nhiêu, địa chỉ nơi kho đưa hàng đến.

Sau khi đã có phương tiện vận tải đến cảng, nhân viên giao nhận mang lệnh giao hàng và tờ khai đã thông quan ra cửa cảng để làm thủ tục cho xe vào nhận hàng. Khi đã có xe, xe nang của cảng bốc hàng lên cho xe. Nhâb viên giao nhận tiếp tục thực hiện bước thanh lý cửa cho xe.

IX.Thanh lý cổng tại Hải Quan cổng:

Thủ tục thanh lý gồm có: một lệnh giao hàng, tờ khai + phụ lục tờ khai có đóng dấu thông quan, phiếu EIR liên màu xanh + vàng.

Sau khi xẽmét các chứng từ trên và ký nhận, Hải Quan cổng sẽ đóng dấu lên phiếu EIR và giữ lại liên màu xanh, cho phép xe ra khỏi cảng. Xe kéo sẽ kéo cont về kho của Bình Phú và giao cho nhân viên nhận hàng phiếu EIR màu xanh, trên đó có ký nhận đã nhận hàng. Đến đây việc nhận hàng coi như đã hoàn thành.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập tại Công Ty Cổ Phần Việt Hoa Toàn Cầu.doc (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w