Các biện pháp trong hoạt động giao thương với Asean:

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 54 - 57)

III. THỊ TRƯỜNG ASEAN:

4. Các biện pháp trong hoạt động giao thương với Asean:

4.1/ Định hướng xuất khẩu một số mặt hàng vào thị trường ASEAN:

Gạo: trong số các nước ASEAN, Indonesia, Philippines, Malaysia là những nước thường xuyên nhập khẩu gạo của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 dự kiến tăng khoảng 23,9%/năm và đạt 1,8 tỉ USD. Do lợi thế về vận tải và nhu cầu

gạo phẩm cấp thấp, phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam.

Cà phê: dự kiến kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 220 triệu USD, tăng bình quân 15%/năm. Tuy nhiên, để đạt được kim ngạch xuất khẩu nêu trên cần tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề chất lượng để tăng thêm giá trị gia tăng.

Thuỷ sản: tuy các nước ASEAN cũng xuất khẩu thuỷ sản, nhưng Việt Nam vẫn có thể thâm nhập vào những thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 dự kiến đạt 320 triệu USD, tăng bình quân 24%/năm.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu, ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, việc ký thoả thuận về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các cơ quan quản lý chất lượng các nước ASEAN là rất cần thiết.

Hàng dệt may và giày dép: do trùng hợp về cơ cấu xuất khẩu nên Việt Nam khó có khả năng thâm nhập mạnh vào thị trường này. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 380 triệu USD, tăng bình quân 30%/năm trong giai đoạn 2008-2010.

Hàng điện tử và linh kiện: đây là mặt hàng chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt nam sản xuất và xuất khẩu sang các nước ASEAN. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỉ USD, tăng bình quân 61%/năm.

4.2/ Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN, tham gia vào việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập khu vực nói riêng, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề sau đây:

- Nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường thế giới cũng như ở các nước ASEAN có ảnh hưởng nhiều tới giao dịch và giá cả; tiếp đó là tình hình chính trị thiếu ổn định ở một số nước cũng tác động mạnh đến quan hệ thương mại và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới điều chỉnh tốt chính sách thị trường, giá cả trong giao dịch.

- Từ nay đến năm 2020, thị trường châu Á và các nước ASEAN vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tương đối cao, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế vị trí địa lý gần và đây hầu hết là các thị trường buôn bán truyền thống, để đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, hải sản, sản phẩm điện tử và máy vi tính, hàng dệt may, gạo, cao su và than đá...

- Tăng cường cơ chế hợp tác thay cho sự cạnh tranh trên thị trường, nhất là việc cùng giao dịch chào bán và tham gia đấu thầu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su... mà Việt Nam và một số nước trong khu vực đều là nước có thế mạnh xuất khẩu, tránh được sự ép giá của các nhà nhập khẩu. Điển hình là mặt hàng gạo trong nhiều năm qua,

trên thị trường thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nông dân. Việc hợp tác tham gia đấu thầu và xuất khẩu gạo tại thị trường Philippin, Inđônêxia cũng cần được hai nước chú ý phối hợp tốt trong thời gian tới.

- Công tác xúc tiến thương mại luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với xuất khẩu. Cần xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu riêng cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam để đảm bảo chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ và thu hút sự quan tâm của khách hàng ngày càng nhiều.

- Củng cố hoạt động của các Cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Việc thành lập các phòng trưng bầy giới thiệu sản phẩm tại các nước phải được các cơ quan thương vụ quan tâm hơn.

- Không chỉ tập trung vào các thị trường chủ chốt hoặc các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng những lợi thế và ưu đãi để xúc tiến xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải tổ chức nghiên cứu thị trường các nước ASEAN để hàng hóa sản xuất ra có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Vịêt Nam cần chú ý đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh và Nhà nước cũng cần có những hỗ trợ về thông tin qua các cuộc hội thảo, đào tạo giới thiệu về thị trường các nước trong ASEAN, giới thịêu những ưu đãi và thuận lợi mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải, để doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tại các thị trường này.

Một phần của tài liệu Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w