Hệ số thanh toán tổng quát của công ty ( 1,124 ; 1,308)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH thương mại và thực phẩm hoàng gia (Trang 26 - 29)

So với đầu năm, hệ số này tăng lên 0,185 lần. như vậy khả năng thanh toán tổng quát của công ty tương đối ổn định. Trong năm công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia đã thanh toán các khoản nợ phải trả là 76.055 – 23.342 triệu đồng điều đó chứng tỏ công ty vẫn có đủ tài sản để các khoản trả nợ.

- Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty đạt [1,113 ; 1,284]

năng thanh toán tạm thời của công ty đầu năm so với cuối năm tăng lên 0,171 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của Công ty TNHH thương mại và thực phẩm là tốt, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm.

- Hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt [0,167; 0,375]

Có sự thay đổi lớn, cả ở đầu năm và cuối năm, cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,167đ tài sản tương đương tiền. Như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản tương đương tiền của công ty tương đối ổn định.

Tóm lại, khi phân tích nhóm các hệ số về khả năng thanh toán cho ta thấy rằng việc quản trị vốn lưu động của công ty năm 2011 chưa thật tốt. Nhưng xét về tiềm lực tài chính thì công ty vẫn có đủ tài sản để đảm bảo các khoản nợ vay ngắn hạn. Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty cuối năm đều tăng hơn so với đầu năm chứng tỏ công ty không mất những cơ hội kinh doanh mà vẫn đảm bảo trả các khoản nợ đúng hạn.

2.2.3.2Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến việc phân tích tài sản và nguồn hình thành tài sản mà họ còn quan tâm đến mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình. Vì thế mà các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai.

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc phân tích cơ cấu tài chính trong Công ty và đánh giá mức độ đầu tư của công ty trong kỳ kinh doanh và xem xét tính bất thường của hoạt động đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư và những người quan tâm có thể đánh giá được những khó khăn về tài chính mà Công ty phải đương đầu và rút ra được hoạt động kinh doanh của công ty có liên tục không?

Để biết được tỷ trọng của nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu, ta lập bảng về hệ số nợ và tỷ suất tài trợ của công ty như sau:

Bảng 2.5 Bảng hệ số nợ và tỷ suất tài trợ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

2011 2011

Hệ số nợ 0,890 0,764

Tỷ suất tài trợ 0,110 0,236

- Hệ số nợ của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia ( 89 ; 76,4%)

So với đầu năm hệ số này giảm đi 12,6% chứng tỏ, mức độ phụ thuộc của công ty đã giảm đi, công ty vẫn tăng các khoản nợ vay nhưng so về tỷ trọng của khoản nợ phải trả đối với tổng nguồn vốn lại thấp hơn so với đầu năm.Tuy nhiên, hệ số nợ của công ty như vậy vẫn là cao. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng vốn đi vay có hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cho bản thân công ty nhưng nó cũng sẽ làm cho gánh nặng của các khoản nợ vay lớn hơn nếu công ty làm ăn không có hiệu quả.

- Tỷ suất tài trợ của công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia (11%; 23,6%)

So với đầu năm, tỷ suất tài trợ của công ty tăng lên 12,6% chứng tỏ vốn của bản thân công ty chiếm trong tổng số nguồn vốn được nâng lên, do đó công ty nâng cao được tính độc lập trong việc tự tài trợ nguồn vốn kinh doanh. Tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng lên sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư, chủ nợ tin tưởng một sự đảm bảo trả các món nợ đúng hạn.

Cùng với việc phân tích cơ cấu tài chính để thấy được tỷ trọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn, cần phải xem xét và phân tích tình hình đầu tư và tự tài trợ TSCĐ của Công ty TNHH thương mại và thực phẩm Hoàng Gia.

Bảng 2.6 Phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

Tỷ suất đầu tư 0,006 0,018

Tỷ suất tài trợ TSCĐ 12,108 12,899

- Tỷ suất đầu tư của công ty đạt [0,6% ; 1,8%]

So với đầu năm tỷ suất này tăng 1,2% chứng tỏ công ty chưa quan tâm đầu tư vào việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty. Tỷ suất đầu tư

giảm đi có thể là một hạn chế về quá trình đổi mới quy trình công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai.

- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đạt [12,108 ; 12,899]

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cuối năm tăng lên 79,1% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng trong việc đầu tư trang bị kỹ thuật đổi mới công nghệ, vốn tự có của của công ty tăng lên. Việc tăng lên này thể hiện công ty có khả năng tài chính tốt. Tuy nhiên, Công ty cần phải chú ý đến đặc điểm của TSCĐ là loại tài sản chu chuyển chậm, nếu không tính toán kỹ, công ty có thể gặp nhiều bất lợi.

2.2.3.3 Các chỉ số về hoạt động

Trong kỳ, công ty kinh doanh có hiệu quả cao thì công ty đó được gọi là hoạt động có năng lực và ngược lại. Chính vì vậy đánh giá về năng lực hoạt động của công ty thực chất là việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua phân tích hiệu qả sử dụng các loại vốn của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7 Các chỉ số về hoạt động

Chỉ tiêu Năm 2011

Số vòng quay hàng tồn kho 19,13

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 18,82

Vòng quay các khoản phải thu 30,8

Kỳ thu tiền trung bình 11,69

Vòng quay vốn lưu động 14,00

Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động 25,71

Hiệu suất sử dụng vốn cố định 10,74

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH thương mại và thực phẩm hoàng gia (Trang 26 - 29)