Cụ thể là các chỉ tiết máy và bộ phận máy cần được thiết kế sao cho có thể lắp vào vỏ

Một phần của tài liệu Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy-Phần 1 doc (Trang 26 - 27)

máy, chẳng hạn đường kính lỗ hộp giảm tốc phải đủ lớn để có thể lồng trục vít vào trong hộp. Phải đặc biệt quan tâm đến việc tháo lắp thuận tiện, tránh để sai sót về vị trí tương đối 31

của các bề mặt lắp ghép (chẳng hạn có thể dùng chốt hoặc bulông lắp không có khe hở), đồng thời nên giảm bớt số lượng các bề mặt lắp ghép.

Cần lưu ý rằng độ tin cậy của máy phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng lắp ghép, đồng thời công lắp ráp chiếm phần quan trọng trong tổng số công lao động để chế tạo máy (vào khoảng 50% công lao động chung để chế tạo máy rơi vào các nguyên công lắp ráp), do đó cùng với việc chọn kiểu lắp và hệ thống lắp thích hợp, chọn dung sai, cấp chính xác và nhám bề mặt thỏa đáng, giải pháp thiết kế quan tâm đây đủ đến lắp ghép góp phần quan trọng nâng cao tính công nghệ của máy.

Cuối cùng cần nhấn mạnh rằng một trong những chỉ tiêu quan trọng của tính công nghệ, với nghĩa rộng của từ này là các đặc trưng về khối lượng và kích thước của máy và chỉ tiết máy. Giảm khối lượng máy và tiết kiệm vật liệu đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các kỹ sư thiết kế và công nghệ. Để giải quyết nhiệm vụ này cần tiến hành hàng loạt biện pháp tổng hợp như: hoàn thiện các phương pháp tính khả năng tải của chỉ tiết máy, chính xác hóa các phương pháp xác định cơ tính vật liệu, giảm hệ số an toàn một cách có căn cứ, chọn các thông số tối ưu của máy và chỉ tiết máy (tải trọng, vận tốc, nhiệt độ...) đề xuất các kết cấu và hình dạng thuận lợi nhất (gần với kết cấu bền đều, sử dụng các prôfin mỏng, rỗng...), chọn vật liệu tối ưu và sử dụng các phương pháp tăng bền, thiết kế kết cấu phôi có kích thước và hình dạng sát với chỉ tiết thành phẩm, tránh dùng các nguyên công gla công có phoi, trường hợp phải cắt gọt thì lượng dư gia công được chọn nhỏ nhất.

Thực tế cũng chứng tỏ rằng sự thay đổi dù nhỏ nhưng thường xuyên về kết cấu máy theo hướng nâng cao tính công nghệ cũng làm giảm đáng kể công sức chế tạo máy.

2.3. TÍNH KINH TẾ CỦA MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY

Chất lượng máy được đánh giá một phần quan trọng bởi tính kinh tế của các kết cấu máy. Khi đề cập đến tính kinh tế của kết cấu có nghĩa là phải xem xét dưới góc độ kinh tế mọi chỉ phí liên quan đến thiết kế, chế tạo và sử dụng máy. Một kết cấu được xem là có tính kinh tế khi kết cấu đó thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tính kinh tế trong thiết kế, chế tạo và sử dụng.

a) Yêu cầu kinh tế trong thiết kế: được thực hiện bằng các biện pháp sau: - chọn vật liệu và phương pháp nhiệt luyện thích hợp;

- xác định các thông số và kích thước tối ưu của chỉ tiết máy trên cơ sở phân tích, so sánh một số phương án, sử dụng phương pháp tính gần đúng dần, phương pháp tính toán tối ưu...

- chọn loại chi tiết máy thích hợp trong số các chỉ tiết máy có cùng công dụng và hình

Một phần của tài liệu Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy-Phần 1 doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)