Những mặt còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU.doc (Trang 36 - 39)

Tăng trưởng xuất khẩu trực tiếp mới chỉ dừng lại ở khối lượng, mức tăng giá trị còn thấp.

Giá trị xuất khẩu trực tiếp vào thị trường này chưa đạt được mức tăng tương xứng với khối lượng xuất khẩu trực tiếp. Trong khi khối lượng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may của công ty vào thị trườn EU có mức tăng trưởng khá tốt, thì giá trị xuất khẩu trực tiếp có mức tăng gần như không đáng kể.

Giá các sản phẩm xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh.

Mặc dù công ty đã giảm giá để tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU, tuy nhiên giá các sản phẩm của công ty vẫn cao hơn giá các sản phẩm dệt may của Trung Quốc từ 5%-10%. Điều này đã gây bất lợi cho các sản phẩm của công ty cạnh tranh trên thị trường này.

Chất lượng một số mặt hàng xuất khẩu trực tiếp vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trên thị trường EU .

Thị trường EU là thị trường nổi tiếng về mức độ khắt khe. Cho nên một số mặt hàng của mới thâm nhập của công ty vào thị trường này như: áo khoác và bộ complete do thiếu kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường này.

Công tác thiết kế sản phẩm còn kém.

Tuy đã có những hoạt động cải tiến mẫu mã sản phẩm, nhưng số lượng mẫu mã vẫn còn rất ít. Mẫu mốt thường cập nhật khá chậm so với xu hướng thời trang hiện thời của thế giới, đã làm cho các sản phẩm của công ty thiếu tính thời trang.

Đội ngũ nhân viên thiết kế có trình độ chưa cao. Hầu hết mẫu mốt sản phẩm là lấy lại ý tưởng từ các mẫu mốt của các sản phẩm gia công cho đối tác nước ngoài nên thiếu tính sáng tạo và độc đáo.

Tiếp cận thị trường còn yếu.

Hiện nay có một số thị trường công ty không chủ động tìm đến khách hàng mà để cho các khách hàng tự tìm đến công ty ký kết hợp đồng hoặc ký kết với các

công ty khác. Đặc biệt trong khi tìm nguyên phụ liệu nhiều khi công ty tìm nguồn không thích hợp để dẫn đến mua đắt mà chất lượng không đáp ứng được cho sản xuất hàng xuất khẩu, có những khi còn về chậm gây khó khăn cho việc thực hiện giao hàng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng.

Công tác nghiên cứu thị trường chưa đạt hiệu quả.

Công ty không trực tiếp nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng mà thông qua các công ty thương mại, đại sứ quán…nên thiếu thông tin cập nhật, chính xác. Các thông tin thu thập được về thị trường có giá trị không cao, nên không phát huy được nhiều tác dụng trong việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của công ty vào thị trường EU.

Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.

Vấn đề thương hiệu của Công ty chưa được coi trọng

Ngày nay thương hiệu trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là vấn đề nhức nhối, là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Vì vậy vấn đề này xét thấy không phải chỉ là hạn chế của riêng công ty mà là tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong những năm qua, mặc dù công ty đã củng cố và dần nâng cao được vị thế của mình trên thị trường EU. Sản phẩm của công ty đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng EU. Song điều đáng nói ở đây là ở chỗ sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty không phải trực tiếp đến với người tiêu dùng EU dưới thương hiệu của công ty mà là của các nhà phân phối EU. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của công ty luôn bị phụ thuộc vào các đơn đặt hàng từ các nhà phân phối EU. Họ đặt hàng thì công ty mới xuất khẩu. Đây là một yếu tố rất bất lợi đối với công ty

và là nguyên nhân dẫn tới việc công ty bị các đối tác EU gây khó dễ, tạo sức ép buộc công ty phải giảm giá thành xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm may của Công ty cổ phần May 10 sang thị trường EU.doc (Trang 36 - 39)