AFTA với sự phát triển thương mại.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thuỵ Khuê trong điều kiện hôi nhập AFTA pot (Trang 29 - 30)

III. AFTA với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

1. AFTA với sự phát triển thương mại.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định 91/CP ngày 18/12/1995về việc thực hiện chương trình thuế quan ưu đãi chung – CEPT .Việt Nam cũng đã công bố danh sách và các bước cắt giảm thuế ở trong nước với việc cắt giảm thuế quan là hoàn toàn hợp lý.

Tính hợp lý đó nhằm mục đích chủ động hội nhập với các nước ASEAN, thực hiện đường lối mở cửa của nền kinh tế , đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Hiện nay cơ cấu xuất khẩu của nước ta chưa hợp lý còn nhiều mặt hàng thô hàng nguyên liệu chưa chế biến hoặc mức chế biến thấp như dầu thô , than, thiếc , cao su, gạo. Hàng Việt Nam xuất cho các nước ASEAN chiếm khoảng ẳ khả năng xuất khẩu và nhập khẩu từ ASEAN 1/3 khả năng xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu lớn là dầu thô ngày càng tăng trogn lúc ngành lọc dầu chưa hình thành ở trong nước.

Với cơ cấu xuất nhập khẩu như vậy chúng ta hầu như chưa được CEPT tạo thuận lợi , vì sản phẩm đưa vào chương trình CEPT là hàng công nghiệp chế biến gồm cả tư liệu sản xuất hàng nông sản chế biến mà Việt Nam còn chưa có ưư thế. Tại hội nghị cấp cao tháng 12/95 đề cập tới hàng nông sản chưa chế biến được chính thức đưa vào chương trình CEPT.

Để thực hiện CEPT, Việt Nam đã có chương trình của bộ Thương mại phối hợp với Bộ tài Chính, đảm bảo 4 nguyên tắc.

- không gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. - Bảo hộ hợp lý nếu sản xuất trong nước.

- Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao công nghệ , đổi mới kỹ thuật cho nền sản xuất trong nước.

- Hoà nhập với ASEAN để tranh thủ ưu đãi mở rộng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty giầy Thuỵ Khuê trong điều kiện hôi nhập AFTA pot (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)