Các biện pháp hỗ trợ của Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 58 - 61)

Xem xét quá trình phát triển của Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 50 đến nay, có thể nhận thấy nổi lên 3 giai đoạn phát triển với những ưu điểm phát triển khác nhau. Giai đoạn thứ nhất kéo dài đến thập kỷ 70 và trọng tâm ưu tiên phát triển là khuyến khích và thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu. Giai đoạn thứ hai kéo dài kéo

dài trong suốt thập kỷ 80, trong đó ưu tiên phát triển được dành cho công nghiệp phát triển nặng và công nghiệp hóa chất. Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ đầu thập kỷ 80 mà trọng tâm của nó đã chuyển sang khu vực các SME.

a. Về chiến lược kinh doanh

Các biện pháp khuyến khích và ưu đãi đầu tư ở Hàn Quốc đã thay đổi theo từng giai đoạn và nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn.

Để thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu cho đến đầu thập kỷ 70, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hơn là thay thế nhập khẩu. Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ ccho các nhà xuất khẩu, với nhiều biện pháp khác nhau, gồm đối sư ưu đãi trong cấp vốn tín dụng và trong chế độ thuế khóa.

b. Về chính sách tín dụng

Hệ thống cấp vốn tín dụng xuất khẩu đã đóng vai trò rất quan trọng nhằm hỗ trợ xuất khẩu cho đến giữa những năm 80 khi có được cán cân vãng lai. Bản chất của chính sách này là chính sách tái triết khấu của hệ thống ngân hàng để cung cấp tín dụng với lãi xuất thấp thông qua các ngân hàng thương mại cho các SME đã nhận được tín dụng thư. Các khoản cho vay chiết khấu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng được mở rộng cho chiết khấu trước khi giao hàng nhằm hỗ trợ cho việc mua nguyên liệu và các sản phẩm trung gian để sản xuất hàng xuất khẩu.

Lãi xuất xho vay đối với xuất khẩu từ 6-10%, trong khi mức lãi xuất chung là 17-23%. Từ cuối những năm 1980, sự chênh lệch lãi xuất mới được xóa bỏ. Nếu xem xét mức lãi xuất trên thị trường tài chính phi chính thức tại thời điểm đó vào khoảng 30%, thì sự ưu đãi đối với xuất khẩu qua tín dụng lãi suất thấp thật lớn. Hầu như mọi khoản tín dụng xuất khẩu đều được thông qua cơ chế tạo tiền đề của Ngân hàng Trung ương dưới hình thức chiết khấu. Trong khoảng thời gian từ 1976-1986 tỷ lệ tín dụng của Ngân hàng Hàn Quốc trong tổng số khoản vay của Ngân hàng nội đại là 79,4%, đặc biệt vào những năm 1973-1981 tỷ lệ lên đến 90,1%.

c. Các biện pháp hỗ trợ

Ngoài ra còn rất nhiều biện pháp hỗ trợ khác của Chính phủ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các SME như chiết khấu thuế ra khỏi giá mua thiết bị và phương tiện đầu tư để sản xuất; trợ cấp cho việc sản xuất đóng gói và mẫu mã sản phẩm, mở rộng các phương tiện cung cấp dịch vụ kiểm tra hàng xuất khẩu; mở các trung tâm đào tạo tiêng nước ngoài, gửi các đoàn đến hội trợ triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm ở nước ngoài, tổ chức các cuộc triển lãm ở Hàn Quốc.

Chính phủ Hàn Quốc cũng dõi theo chặt chẽ kết quả hoạt động xuất khấu và hàng tháng hoặc hàng quý cung cấp các thông tin về các vấn đề trong nước, về xu hướng của thị trường nước ngoài. Thông qua các cuộc họp thường kỳ do Tổng thống làm chủ tọa với sự tham gia của các quan chức cấp cao của Chính phủ để thức hiện xem xét kết quả hoạt động xuất khẩu. Nếu kết quả hoạt động là yếu kém, thì Tổng thống sẽ thúc giục các quan chức có liên quan của Chính phủ và các nhà ngân hàng phải cung cấp hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa đối với xuất khẩu nhằm đạt được khối lượng xuất khẩu đề ra theo kế hoạch. Bằng cách đó, những cản trở đối với xuất khẩu được xóa bỏ một cách kịp thời phục vụ chi việc hỗ trợ SME.

Một đặc điểm khác trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Chính phủ Hàn Quốc là sự hỗ trợ của Chính Phủ cho xuất khẩu căn cứ vào kết quả xuất khẩu thực sự đạt được. Các nhà xuất khẩu căn cứ vào kết quả xuất khẩu thực sự đạt được. Các nhà xuất khẩu được quyền nhận hỗ trợ chỉ là những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu hàng năm vượt một mức nhất định. Để nhận được sự ưu đãi lớn hơn, các nhà xuất khẩu phải làm việc chăm chỉ và chuyên cần hơn, để cạnh tranh với nhau và với các nước ngoài. Chiến thuật buộc các doanh nghiệp Hàn Quốc phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài đã mang lại những lợi ích trong việc đẩy mạnh sự học hỏi, tiếp thu kiến thức mới qua làm việc, qua đó rút ngắn thời gian cần thiết cho học tập.

Chính sách hỗ trợ toàn diện nói trên đã đóng góp vai trò cơ bản để các SME của Hàn Quốc được mở rộng nhanh chóng và thu được kết quả mong muốn.

Trên đây là các kinh nghiệm hỗ trợ các SME trong hoạt động xuất khẩu của một số nước trong khu vực Châu Á. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của các

Một phần của tài liệu Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam.doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w