a. Nâng cao và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với SME
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới. Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng đã bộc lộ những mặt yéu kém trong đó có vấn đề thuộc quản lý Nhà nước. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước hiện nay còn đan xen giữa cơ chế cũ và cơ chế mới, giữa nhận thức và phương thức tổ chức chỉ đạo thực hiện, giữa cách nghĩ và cách làm cảu đội ngũ các bộ quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Trong thời gian qua, chúng ta một mặt buông lỏng quản lý, thiếu định hướng chiến lược, chậm phát triển, ngăn chặn và sử lý những sai phạm trong sản xuất kinh doanh đã đẩy tới xu thế tùy nghi, chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả. Mặt khác tình trạng can thiệpvào quyền tự chủ kinh doanh của nhân dân, doanh nghiệp khá năng nề, những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp chậm được cải tiến, sửa đổi, nạn nhũng nhiễu, cơ chế xin –cho, ban phát vẫn còn được kéo dài trong mối quam hệ giữa các cơ quan cảu Nhà nước và của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, quản lý Nhà nước, đối với các doanh nghiệp đặc biệt là khối SME cần theo hướng mối quan hệ hợp tác giữa các thnàh viên thuộc một cộng đồng trách nhiệm trước yêu cầu chung cua sự nghiệp phát triển đất nước.
Quản lý Nhà nước là sự tác động của Nhà nước vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng bằng các hệ thống
luật pháp, chính sách, tổ chức, các chế tài kinh tế-tài chính và các công ty quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thúc đẩy nèn kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.
Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi từ không có thị trường sang có thị trường, từ xu hướng thiên về quy mô lớn sang quy mô đa dạng. Vì vậy, vai trò của Nhà nước trong buổi giao thời này rất quan trọng, đặc biệt là tạo lập thị trường, khuyến khích tự do làm ăn công khai, hợp pháp, khuyến khích các nỗ lực phát triển SME, nhằm khai thác những khả năng tiềm ẩn trong dân chúng.
Như vậy, việc vận hành cơ chế quản lý nhà nước ở nước ta đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, SME nói riêng, không nằm ngoài nguyên lý cơ bản về vai trò quản lý của nhà nước nói chung đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc song nó có những đặc điểm kinh tế- chính tri –xã hội khác với các nước khác. Điièu đó đòi hỏi sự nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế về quản lý nhà nước đối với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, phải xuất phát từ thực tiễn nước ta, theo định hướng và mục tiêu lâu dài đang hướng tới mà xác định mục tiêu, cơ chế, chính sách phù hợp với các bước đi, vừa không lệch khỏi mục tiêu định hướng, vừa thúc đẩy được nền kinh tế thi trường ở nước ta đi lên. Đây là vấn đề phúc tạp và khó khăn vì nền kinh tế nước ta có đặc điểm là từ nền kinh tế nông nghiệp, lại bị chiến tranh tàn phá và trong nhiều năm sống trong cơ chế kế hoạch, tập trung bao cấp nặng nề… nhưng phải được phát triển liên tục, phải ổn định vững chắc. Điều đó chỉ thực hiện được trên cơ sở phát huy những kết quả, thành tựu và khắc phục nhanh, có hiệu quả những nhược điểm trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của những năm đổi mới, để khơi dậy tối đa nguồn lực vốn, lao động, trí tuệ, tài nguyên đang tiềm ẩn trong nội bộ nền kinh tế thông qua khuyến khích hỗ trợ SME.
Từ thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay, những mục đích yêu cầu đặt ra trong quá trình thực thi chức năng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp SME hướng vào hai nội dung cơ bản dưới đây:
Một là: Tập trung sức để phát triển mạnh và xã hội hóa lực lựong sản xuất,từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ kém phát triển lên phát triển lên phát triển ổn định, vững chắc theo hướng CNH – HĐH đất nước mà khởi đầu bằng các SME. Vai trò của nhà nước trong giai đoạn hiện nay là tạo lập thị trường, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho SME đẩy mạnh hoạt động XK của mình ra nước ngoài.
Hai là: tập trung gây dựng nội lực trong xu hướng hội nhập. Đây là tiền đề vừa là điều kiện để quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN khi mà các yếu tố thuận, nghịch của nền kinh tế thị trường thế giới đã và đang tác động mạnh vào nền kinh tế Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau. Chỉ như vậy thì chủ quyền quốc gia mới được bền vững. Điều cần nhấn mạnh là việc xây dựng nền kinh tế tự chủ chẳng những không đối lập với việc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới mà ngược lại, nền kinh tế có tự chủ vững mạnh thì hội nhập kinh tế thế giới mới có hiệu quả. Kinh tế vững mạnh sẽ tập hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trong các mối quan hệ với hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Sự lồng ghép xâu chuỗi giữa các SME và cá doanh nghiệp lớn thành một hệ thống là một đảm bảo chắc cắn trong việc khai thác nội lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Phát triển các SME rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Trong cơ chế cũ, nhà nước ta vừa trực tiếp chỉ huy, diều khiển các hoạt động kinh tế, tham gia vào quá trình kinh tế. Các doanh nghiệp chỉ là người chấp hành lệnh của nhà nước chứ không có quyền quyết định các chỉ tiêu và kết quả kinh tế của đơn vị. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự do hoạt động kinh doanh theo pháp luật và nhà nước thực sự chỉ đóng vai trò điều tiết, hỗ trợ cho các doanh
nghiệp. Như vậy đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với các SME chức năng của nhà nước thể hiện ở các mặt sau:
- Tạo lập môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi cho các SME hoạt động,. Đó là, xây dựng hệ thống pháp luật đày đủ, đồng bộ, chặt chẽ tạo hành lang pháp luật rõ ràng, xây dựng một cơ cấu hạ tầng hiện đại nhằm phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống của mọi tầng lớp dân cư. Xây dựng các chính sách vĩ mô hợp lý nhằm tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế như: chính sách tiền tệ , tín dụng, lãi suất, lạm phát, chính sách tài chính đầu tư, thuế, bảo hiểm, chính sách hnập khẩu…
- Định hướng và hướng dẫn cho các doanh nghiệp tự hoạt động. Nhà nước chỉ là người hỗ trợ chứ không trực tiếp thực hiện các hoạt động, chính cách SME mới là hạt nhân. Nhà nước sẽ đua ra các chủ trương, biện pháp giúp SME hoạt động theo đúng mục tiêu chung đồng thời đem lại lựoi nhuận cho doanh nghiệp.
- Điều tiết và hỗ trợ các doan nghiệp ở những khâu cần thiết. Mỗi doanh nghiệp lại có những khó khăn, vướng mắc ở những khâu khác nhau vì vậy không thể đổ đồng tất cả các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp cần sự hỗ trợ về vốn, có doanh nghiệp yếu ở khâu tìm hiểu thông tin thị trường…như vậy vai trò của nhà nước là phải có một chiến lược bao quát nhưng phải phù hợp cho từng doanh nghiệp.
- Kiểm soát hoạt động kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Bằng việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, tạo hành lang pháp lý cho các SME hoạt động, kinh doanh hiệu quả. Thông qua đó nhà nước có thể tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, giúp họ sản xuất kinh doanh công bằng.
Trên thực tế, SME có quá nhiều mối “quản”, các cơ quan chính quyền, các tổ chức xã hội, thậm chí các tổ chức đoàn thể … gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc lập ra các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước đối với các SME là rất cần thiết. Cần nghiên cứu
xem xét để thành lập một cơ quan quản lý thống nhất thuộc cấp nhà nước đối với SME chứ không phân tán như hiện nay.
b. Đối sử công bằng giữa các khu vực kinh tế.
Do vai trò to lớn của SME nhà nước cũng như của Chính phủ nhiều nước rất quan tâm khuyến khích, có các chính sách và chương trình gỗ trợ phát triển SME rất đa dạng, phong phú. Mặc dù đã tạo ra khối lượng GDP lớn hơn, tạo tăng trưởng tốc độ kinh tế của đất nước, nhưng khu vực kinh tế tư nhân chưa được đối xử bình đẳng so với khu vực kinh tế quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên chưa giải tỏa được tâm lý e ngại, không phát huy được năng lực của khu vực kinh tế này. Điều này thể hiện rất rõ khi nhiều doanh nghiệp SME chưa được tham gia XNK trực tiếp mà phải ủy thác qua các công ty khác. Luật lệ đối với khu vực tư nhân không rõ ràng, không ổn định, không đồng bộ, thiếu tính thực tế, đang là trở ngại to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho những tiêu cực nảy sinh.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, chỉ khi nào xác định rõ vai trò, vị trí của SME trong nền kinh tế thì các chính sách khuyến khích hỗ trợ mới thực sự có hiệu quả. Lâu nay do quan điểm không thông suốt về vấn đề này mà hàng loạt các vướng mắc kéo dài về cơ chế, vốn, đất đai, thuế, đào tạo của SME chưa được giải quyết thấu đáo, gây tâm lý thân phận “con nuôi” đối với các chủ doanh nghiệp. Vì thế phải khắc phục ngay cả trong nhận thức, cách đặt vấn đề cũng như trong các văn bản pháp luật và hoạt động thực tiễn của bộ máy hành chính Nhà nước.
c. Đối với hoạt động hỗ trợ tín dụng cho SME để có vốn tham gia và xuất khẩu
Trong những năm vừa qua, hoạt động hỗ trợ tín dụng đã đạt được những kết quả đáng mừng, tuy vậy, đó mới chỉ xảy ra đối với các DNNN còn các SME vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để tạo ra những công bằng giữa các doanh nghiệp, cần có một cơ chế, chính sách tín dụng hơp lý, phù hợp với thực tế nước ta hiện nay.
Trong thời gian sắp tới, cần chú ý một số giải pháp đổi mới chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của SME nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chính sách tín dụng trong việc giải quyết khó khăn về vốn trong
việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Bên cạnh khó khăn về thông tin, các SME cũng đang gặp khó khăn rất lớn về vốn để sản xuất kinh doanh xuất khẩu cũng như thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Theo MPDF thì 80% SME dựa vào nguồn tiết kiệm của mình hoặc vay vốn từ bạn bè người thân. Điều này đồng nghĩa về lãi suất lớn hơn lãi suất của ngân hàng, trong khi đó quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu này của các doanh nghiệp. Vì vậy, nhằm giúp các SME tiếp cận được nguồn vốn trung hạn và dài hạn bằng cách tạo ra một “sân chơi bình đẳng” để tất cả các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tín dụng hỗ trợ này đều tuân thủ những thể lệ giống nhau cần xem xét để: sửa đổi và ban hành các Luật, các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các SME vay tín dụng ưu đãi như vấn đề thực hiện và thực thi tài sản cầm cố thế chấp. Ngoài ra, để hỗ trợ tín dụng cho các SME trong hoạt động xuất khẩu, Nhà nước có thể cho phép các Ngân hàng thương mại dành từ 20-25% tiền hoạt động tín dụng của mình để cho các SME vay.
Thứ hai: Hoạt động hỗ trợ tín dụng thương mại cho các SME.
Việc mở tín dụng thương mại bị hạn chế do yêu cầu phải đặt cọc trước một khoản tiền 0- 80% giá trị L/C gây ra khó khăn không nhỏ trong hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, cần phải có hoạt động tín dụng thương mại trong việc hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng cần phải xác địng rõ từng loại hàng hóa xuất khẩu, từng loại hình doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu để có biện pháp hỗ trợ tín dụng thương mại phù hợp.
Hoạt động hỗ trợ thương mại được hình thành và hoàn thiện theo loại hình sau:
- Tín dụng thương mại nhằm hỗ trợ SME xuất khẩu hàng hóa. Đây là loại tín dụng do người nhập khẩu ứng trước cho nguời có hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, còn gọi là tín dụng nhập khẩu.
Để các SME xuất khẩu thuận tiện và có lợi, Nhà nước cần hỗ trợ tín dụng thương mại xuất khẩu hấp dẫn đối với nhà xuất khẩu nước ngoài, sao cho họ ứng vốn trước cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, song các nhà xuất khẩu Việt Nam kkhông ở vào thế bị chèn ép, bất lợi như ràng buộc về thời hạn trả, giao hàng xuất khẩu, lãi xuất cao hoặc vi phạm hợp đồng xuất khẩu (nếu có) với tỷ lệ cao… Muốn vậy, điều kiện quan trọng ràng buộc pháp lý là Nhà nước phải có khung luật pháp rõ ràng với quy phạm pháp luật chặt chẽ cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu.
- Tín dụng thương mại hỗ trợ cho các SME nhập khẩu hàng hóa. Đó là loại tín dụng do người xuất khẩu ứng trướccấp cho nhà xuất khẩu để tăng cường khả năng xuất khẩu hành hóa của nhà xuất khẩu. Do vậy còn gọi là tín dụng xuất khẩu.
Thực chất đây là quan hệ tín dụng mua bán chịu. Thời hạn thanh toán phụ thuộc vào thỏa tuận của hai bên. Song các quốc gia vẫn thường can thiệp bằng pháp luật để tránh rủi ro cho các nhà xuất khẩu. Mỗi quốc gia có quy định thời hạn thanh toán khoản tín dụng này rất khác nhau, từ 1 đến 3 tháng ( ở Anh, Pháp), trong khi ở Mỹ quy định 180 ngày, còn ở Nhật Bản là từ 6 tháng đến 1 năm thậm trí tới 720 ngày.
Với Việt Nam, SME rất cần nhập khẩu, trong khi chúng có rất ít khả năng để thanh toán cho các nhà xuất khẩu nước ngoài. Nhằm đảm bảo tạo điều kiện khả năng nhập khẩu cho các SME, tạo luồng thông tin cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ tín dụng cho SME nhập khẩu hàng hóa thiết bị, nguyên vật liệu, công nghệ…cần thiết. Hỗ trợ với tỷ lệ lãi suất ưu đãi- tùy loại.
Trong điều kiện hiện nay, trong việc hỗ trợ các SME thúc đẩy xuất khẩu, thì Nhà nước mở rộng hình thức tín dụng thuê mua hỗ trợ cho các doanh nghiệp này. Lọa hình tín dụng thuê mua này là biện pháp thay thế vốn ngân hàng. Tín dụng thuê mua có đặc điểm của hoạt động tín dụng, nhưng các SME ít vốn có thể vay vốn tín dụng mà không phải thế chấp để tiến hành ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các tổ chức thuê mua sẽ hỗ trợ, đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người thuê để đạt được hiệu quả cao trong