Thực trạng sử dụng lao động trong các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 76 - 87)

5. Bố cục luận văn

2.2.2. Thực trạng sử dụng lao động trong các hộ điều tra

2.2.2.1. Cơ cấu lao động trong các hộ gia đình chia theo vị trí làm việc

Quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực trạng sử dụng nhân lực trong các hộ gia đình, chúng tôi phân tổ thành các nhóm lao động theo vị trí làm việc và đặc điểm việc làm để nghiên cứu. Nếu xét về đặc điểm vị trí nơi làm việc thì số lao động thƣờng xuyên làm việc tại hộ chiếm đến 72,13%, số lao động làm việc cả trong và ngoài hộ là 11,88%, số lao động chỉ làm những công việc độc lập ngoài hộ là 15,89% (bảng 2.16).

Bảng 2.16. Phân bố lao động chia theo vị trí làm việc

Theo khu vực

Lao động thƣờng

xuyên làm việc tại hộ cả trong và ngoài hộ Lao động làm việc Lao động làm việc ngoài hộ

Số ngƣời Cơ cấu

(%) Số ngƣời Cơ cấu (%) ngƣời Số Cơ cấu (%) Vùng cao 141 84,94 9 5,42 16 9,64 Trung du 107 65,24 26 15,86 31 18,9 Vùng thấp 104 65,82 23 14,55 31 19,63

Chung 352 72,13 58 11,88 78 15,89

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Đặc điểm của các nhóm lao động này nhƣ sau:

- Lao động thƣờng xuyên làm việc tại hộ là những ngƣời làm những công việc chung với các thành viên khác trong hộ gia đình, không hạch toán thu chi riêng. Theo điều tra nhóm công việc của ngƣời lao động làm tại hộ chủ yếu vẫn là lao động sản xuất nông nghiệp, một số ít có tham gia các hoạt động dịch vụ tại chỗ nhƣ chế biến lƣơng thực thực phẩm, dịch vụ bán lẻ hàng tiêu dùng.

- Lao động có thời gian làm việc cả trong và ngoài hộ, họ vừa có thời gian làm việc tại hộ vừa có hoạt động làm thuê hoặc làm những công việc khác độc lập với công việc của các thành viên khác trong gia đình. Nhóm công việc này phổ biến ở nông thôn hiện nay nhƣ kinh doanh dịch vụ nông nghiệp lƣu động, xây dựng, lái xe... Tuy nhiên số lao động này chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số lao động nông thôn. Mặt khác các nghề làm thêm chỉ có tích chất tạm thời, ngƣời dân tranh thủ làm

thêm vào thời gian nông nhàn để có thêm thu nhập giải quyết nhu cầu tiêu dùng trƣớc mắt của hộ gia đình. Một số nơi công việc đi làm thêm có tính thời vụ rất cao nhƣ hái chè thuê, thu hoạch và sơ chế thuốc lá.

- Số lao động thƣờng xuyên làm việc ngoài hộ phần lớn là lao động đi làm thuê hƣởng tiền lƣơng trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổng số lao động này chiếm đến gần 60%, còn lại khoảng 40% là lao động làm việc cho các cơ quan nhà nƣớc.

Cơ cấu lao động chia theo vị trí làm việc giữa các vùng nghiên cứu rất khác nhau. Lao động có thêm việc làm ngoài hộ và lao động có việc làm chính ngoài hộ ở vùng trung du, vùng thấp cao hơn nhiều so với các hộ điều tra tại vùng cao. Có nhiều nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về cơ cấu lao động theo vị trí làm việc. Trong đó thực trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng ảnh hƣởng rất lớn đến cơ cấu việc làm của lao động.

- Ở vùng thấp nền kinh tế phát triển hơn, kinh tế hàng hóa chi phối hoạt động sản xuất và đầu tƣ của nhân dân. Vùng thấp thƣờng tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp hoạt động, nhƣ vậy ngƣời dân sẽ có điều kiện để tìm thêm việc làm. Ngoài ra phân công lao động và tính chuyên môn hóa nghề nghiệp cao dẫn đến số ngƣời có đƣợc việc làm ngoài hộ nhiều hơn.

- Ở vùng cao, giao thông đi lại chƣa thuận tiện, các cơ sở kinh tế kém phát triển nên lao động khó tìm kiếm thêm việc làm cộng với tâm lý ngƣời dân ngại thoát ly tìm kiếm việc làm ngoài cộng động làng xã.

Tóm lại: Để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực giữa các khu vực, cần xem các yếu tố về địa lý, đặc điểm tâm lý của ngƣời dân về quan niệm việc làm để có các chính sách, giải pháp phù hợp.

2.2.2.2. Đặc điểm của nhóm lao động làm việc tại hộ gia đình

* Thời gian làm việc chung:

Tổng thời gian làm việc bình quân của lao động là 8,31 giờ/ngày. Nếu chia cơ cấu thời gian làm việc bình quân chung của một lao động thì tỷ lệ thời gian làm việc trong sản xuất nông nghiệp chiếm 53,18%. Tỷ lệ thời gian làm các công việc phi

nông nghiệp chiếm 21,05%. Tỷ lệ thời gian cho hoạt động nội trợ là 15,16%. Còn lại khoảng 10,61% thời gian dành cho các hoạt động không đem lại thu nhập trực tiếp cho hộ gia đình.

Kết quả tổng hợp tại bảng 2.17 cho thấy:

- Lao động ở vùng trung du và vùng thấp có thời gian làm việc bình quân/ngày lớn hơn ở vùng cao.

- Thời gian làm công việc, ngành nghề phi nông nghiệp ở vùng trung du và vùng thấp lớn hơn nhiều so với các hộ vùng cao. Ở vùng thấp hoạt động thƣơng mại dịch vụ phát triển, ngƣời dân có nhiều cơ hội giao thƣơng buôn bán, họ dễ tìm đƣợc việc làm và tổ chức SXKD nhỏ tại gia đình để tăng thêm thu nhập.

- Thời gian làm những công việc khác nhƣ thu rọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc… bình quân 0,91giờ/ngày, nếu sắp xếp bố trí hợp lý và có thêm việc làm thì có thể huy động sử dụng để tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình.

Bảng 2.17. Thời gian làm việc bình quân của lao động làm việc tại hộ

Đvt: giờ Chỉ tiêu Chung Theo khu vực Vùng cao Trung du Vùng thấp 1.Thời gian làm việc bình quân/ngày 8,31 7,93 8,65 8,18 2. Thời gian làm việc trong nông nghiệp 4,42 4,46 4,92 3,77 3. Thời gian làm công việc phi nông nghiệp 1,75 0,89 1,65 2,58 4. Thời gian nội trợ 1,26 1,23 1,33 1,21 Trong đó: Nữ 1,88 1,92 1,79 1,92 5. Thời gian làm những công việc khác 0,91 1,35 0,75 0,62

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Trong 3 khu vực nghiên cứu, lao động vùng trung du có thời gian làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp lớn hơn cả, mặc dù diện tích đất bình quân của hộ thấp hơn vùng khác nhƣng thời gian sản xuất nông nghiệp vẫn cao hơn. Khi điều

tra quan sát trực quan tại các hộ vùng trung du, ngoài thời gian dành cho gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch các sản phẩm trồng trọt thì chăn nuôi tại các hộ dân khá phát triển và chiếm một lƣợng thời gian đáng kể trong quỹ thời gian cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài trồng lúa, trồng mầu thì cây chè là một thế mạnh phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở một số vùng nông thôn. Thời gian chăm sóc, thu hoạch, chế biến chè chiếm khá nhiều thời gian của hộ gia đình.

Nhƣ vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp ảnh hƣởng lớn đến việc làm và sử dụng lao động của hộ, tuy nhiên nếu biết cách tổ chức sản xuất hợp lý, đầu tƣ canh tác những cây trồng vật nuôi nhƣ trồng hoa, cây cảnh, cây dƣợc liệu không sử dụng dụng nhiều đất vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Một số đặc trƣng của lao động thuần nông nghiệp:

Đặc điểm nổi bật của lao động thuần nông là trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Số ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 3,67% còn lại 96,33% lao động chƣa đƣợc đào tạo (bảng 2.18). Trong số ngƣời đƣợc đào tạo thì duy nhất chỉ có 01 ngƣời là chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Trong nhiều năm gần đây, nhà nƣớc đầu tƣ nhiều kinh phí cho các chƣơng trình đào tạo, tập huấn khuyến nông, khuyến lâm cho ngƣời dân. Qua điều tra phỏng vấn các hộ trả lời đều đƣợc tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn về khuyến nông. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn nhiều tồn tại bất cập. Kiến thức từ các lớp tập huấn kỹ thuật chƣa đi vào thực tiễn sản xuất do trình độ nhận thức của ngƣời dân hạn chế, điều kiện áp dụng chƣa đồng bộ. Với thực trạng này thì đây sẽ là vấn đề rất khó để ngƣời dân tiếp thu, ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa đại trà và càng khó có điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp nói chung, chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn nói riêng.

Lao động thuần nông là nữ chiếm 62,3%. Tỷ lệ lao động nữ thuần nông ở các khu vực đều cao hơn nam giới đặc biệt là ở khu vực trung du, vùng cao. Nguyên nhân xuất phát từ tập quán nữ giới chỉ tham gia công việc đồng áng và quán xuyến gia đình là chính, họ ít có cơ hội tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp. Một vấn đề nữa là do trình độ của phụ nữ nói chung là hạn chế.

Khi nghiên cứu đặc điểm của các nhóm lao động, chúng tôi chọn tiêu chí lao động nghèo để so sánh. Lao động nghèo là nhân khẩu thuộc hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia, hiện có trong danh sách của địa phƣơng quản lý. Kết quả tổng hợp cho biết tỷ lệ lao động nghèo trong tổng số các hộ thuần nông là 28,27%, cao hơn tỷ lệ lao động nghèo chung giữa các vùng nghiên cứu (tỷ lệ lao động nghèo chung là 16,18%). Số lao động thuần nông là ngƣời nghèo chiếm đến 44,3% tổng số ngƣời nghèo của 3 vùng nghiên cứu.

Bảng 2.18. Một số đặc điểm của lao động thuần nông nghiệp

Đvt: %

Chỉ tiêu Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp

1. Cơ cấu lao động chia theo trình độ đào tạo

100 100 100 100

- Chƣa qua đào tạo 96,33 98,16 93,47 94,44 - Đã qua đào tạo 3,67 1,84 6,53 5,56

2. Cơ cấu lao động đƣợc đào tạo chia theo cấp trình độ

100 100 100 100

- Đại học, cao đẳng 0 0 0 0 - Trung học chuyên nghiệp 85,71 50 100 100 - Công nhân kỹ thuật 14,29 50 0 0

3. Tỷ lệ lao động chia theo giới và nhóm hộ

100 100 100 100

- Nữ 62,3 56,88 65,21 75

- Lao động thuộc hộ nghèo 28,27 25,68 30,43 33,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Từ kết quả trên cho thấy cùng là nhóm lao động làm việc tại hộ, lao động thuần nông sẽ có mức thu nhập thấp hơn lao động phi nông nghiệp. Hiện nay hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp đạt thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Tỷ lệ lao động thuần nông có xu hƣớng giảm dần từ vùng cao xuống vùng thấp. Ở vùng cao lao động thuần nông chiếm đến 65,66%, khu vực trung du là 28,04, khu vực vùng thấp chỉ có 22,78% lao động hoàn toàn làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân xuất phát từ sự khác biệt về đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội giữa các khu vực nên tỷ lệ lao động thuần nông cũng nhƣ lao động phân bố trong các ngành kinh tế cũng rất khác nhau. Ở vùng cao vẫn có thể thu hút nhiều lao động làm các công việc nhƣ trồng trọt, chăn nuôi. Nếu xét về thời gian làm việc thì họ đã cảm thấy đủ việc làm, nhƣ vậy bản thân họ sẽ không tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp. Mặt khác nhƣ phân tích ở phần trên, đặc điểm về địa lý, thực trạng phát triển kinh tế đã không tạo thêm cơ hội tìm kiếm thêm việc làm. Họ phải chấp nhận làm nông nghiệp truyền từ đời này sang đời khác.

Trong số lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc hỏi thì chỉ có 31,26% cho rằng họ có tham gia sản xuất hàng hóa. Trong thiết kế phiếu điều tra quy ƣớc sản xuất hàng hóa là có trên 50% sản phẩm làm ra để bán hoặc trao đổi.

Tóm lại: Đặc trƣng của nhóm lao động thuần nông là thiếu lao động có kỹ thuật, mức thu nhập thấp, sản xuất nông nghiệp có tính chất tự cung tự cấp vẫn còn khá phổ biến. Để nâng cao hiệu quả lao động trong sản xuất nông nghiệp các hộ cần phải chủ động lựa chọn cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đồng thời phải tìm kiếm thêm công việc khác có mức thu nhập cao và ổn định hơn.

* Lao động có thời gian làm việc thuộc ngành nghề, lĩnh vực phi nông nghiệp tại hộ:

Trong số lao động có thời gian làm việc thuộc các ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp thì lao động phổ thông chiếm đa số, chỉ có 6% lao động có chuyên môn kỹ thuật (bảng 2.19). Tuy nhiên nếu so sánh tỷ lệ lao động có kỹ thuật thì cao hơn mức bình quân chung của nhóm lao động thuần nông.

Đối với số lao động chuyên môn kỹ thuật có 71,66 % trả lời công việc đang làm của họ phù hợp với nghề đào tạo (tỷ lệ chung của các hộ điều tra là 22,59%). Nhƣ vậy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật làm công việc phi nông nghiệp

đã phát huy đƣợc nghề đào tạo. Họ đã chủ động tạo đƣợc thêm việc làm tại, đem lại nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình của họ.

Nhóm lao động này chỉ có 12,54% là ngƣời nghèo. Tỷ lệ này thấp hơn mức bình quân chung của tổng số lao động điều tra và thấp hơn 3 lần so với lao động nghèo thuần nông. Theo kết quả điều tra cho thấy những ngƣời có trình độ chuyên môn kỹ thuật làm các nghề phi nông nghiệp thì không có ai thuộc nhóm ngƣời nghèo. Các nghề, công việc phi nông nghiệp tranh thủ đƣợc thời gian nhàn rỗi của lao động, hoạt động sản xuất ít bị ảnh hƣởng bởi thiên tại, dịch bệnh nên có tính chất ổn định và bền vững hơn sản xuất nông nghiệp. Thời gian thu lãi ngắn hơn chu kỳ sản xuất nông nghiệp, ngƣời dân dễ tính đƣợc mức thu nhập.

Bảng 2.19. Một số đặc trƣng của lao động có thời gian làm công việc phi nông nghiệp giữa các khu vực

Đvt:%

Chỉ tiêu

Chung Theo khu vực

Vùng cao Trung du Vùng thấp 1. Tỷ lệ lao động có thời gian

làm công việc phi nông nghiệp

40,98 19,27 52,34 51,89

2. Cơ cấu lao động chia theo trình độ đào tạo

100 100 100 100

- Chƣa qua đào tạo 94 93,75 96,52 91,47 - Đã qua đào tạo 6 6,25 3,48 8,53

3. Cơ cấu lao động đƣợc đào tạo chia theo cấp trình độ

100 100 100 100

- Đại học, cao đẳng 8,33 0 0 14,29 - Trung học chuyên nghiệp 75 50 66,67 71,42 - Công nhân kỹ thuật 16,67 50 33,33 14,29

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Số ngƣời có thời gian làm các công việc thuộc các nghề, lĩnh vực phi nông nghiệp ở khu vực trung du và vùng thấp cao hơn gấp 2,5 lần so với khu vực vùng cao. Do điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở các xã vùng cao còn rất nhiều khó

khăn, mức sống của ngƣời dân thấp dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chƣa phát triển, lĩnh vực này không tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Những công việc nhƣ làm nghề phụ, phát triển nghề truyền thống ngƣời dân chƣa mạnh dạn đầu tƣ để sản xuất hàng hóa. Nhƣ vậy vị trí địa lý giữa các khu vực ảnh hƣởng rất lớn đến thời gian làm việc của các hộ dân.

Tóm lại: Việc phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp không những tạo thêm việc làm mới cho lao động nông thôn mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Hơn nữa, hiệu ứng việc làm do phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp tạo ra cũng rất lớn do rút bớt đƣợc lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng khối lƣợng công việc cho số ngƣời còn lại. Mặt khác do các ngành phi nông nghiệp có khả năng làm tăng nhanh thu nhập của một bộ phận dân cƣ, tạo ra tích luỹ để tái đầu tƣ mở rộng việc làm.

2.2.2.3. Đặc điểm của lao động làm việc ngoài hộ

Khi nghiên cứu vấn đề nhân lực nông thôn và sử dụng lao động của hộ gia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)