Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 110)

5. Bố cục luận văn

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

3.2.1.1. Cải thiện và nâng cao trình độ văn hóa cho lao động nông thôn

Để thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa cho lao động nông thôn, cần thực hiện giải pháp sau:

Khuyến khích lợi ích vật chất cho giáo viên giảng dạy tại các trƣờng thuộc khu vực nông thôn để nâng cao chất lƣợng giảng dạy, thu hút giáo viên giỏi.

Có thể ban hành quy định riêng về phụ cấp đứng lớp ở khu vực nông thôn, đãi ngộ cho giáo viên giảng dạy lâu năm ở nông thôn, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên.

Cần có chính sách hỗ trợ sách vở, miễn học phí cho lao động nông thôn theo học các lớp bổ túc văn hóa mở tại cộng đồng nhằm hoàn thành chƣơng trình phổ cập cấp trung học cơ sở sớm nhất.

Sở Giáo dục - Đào tạo có thể chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên của các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công mở các lớp bổ túc văn hóa theo cụm xã. Chú ý lựa chọn những khu vực có số lao động bỏ học sớm để mở lớp trƣớc.

Có thể phân nhóm học sinh có nguyện vọng đƣợc học nghề để triển khai thí điểm tại 1 đến 2 trƣờng Trung học phổ thông liên kết với các trƣờng dạy nghề mở lớp đào tạo nghề liên thông, đƣa một phần chƣơng trình dạy nghề vào cùng thời gian theo học văn hóa.

3.2.1.2. Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xây dựng quỹ khuyến khích dạy nghề nông thôn. Kinh phí đƣợc huy động từ các nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp, vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ, đóng góp của ngƣời lao động đã đƣợc hỗ trợ từ quỹ sau khi có việc làm và có thu nhập. Nguồn quỹ sẽ đƣợc sử dụng vào các mục đích:

- Hỗ trợ cho lao động trẻ ở khu vực nông thôn tham gia đào tạo nghề theo hình thức sau:

+ Nếu ngƣời lao động tự chọn nghề và tự lựa chọn cơ sở đào tạo nghề. Tỉnh sẽ hỗ kinh phí trợ để đóng tiền học phí và hỗ trợ một phần sinh hoạt phí trong thời gian học nghề.

+ Nếu học tập trung theo các lớp do địa phƣơng tổ chức, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.

- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo nghề trong khu vực nông thôn nhƣ đầu tƣ thiết bị dạy nghề, hỗ trợ xây dựng trƣờng lớp, đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho giáo viên của cơ sở đào tạo.

- Cấp kinh phí hỗ trợ để khuyến khích giáo viên giỏi, lao động giỏi tận tâm với nghề về nông thôn dạy nghề, thu hút đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác đào tạo nghề để bổ sung lực lƣợng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề.

- Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn, tiếp nhận học sinh học nghề, thực tập nghề và tạo điều kiện cho

họ làm quen với môi trƣờng sản xuất, với các thiết bị máy móc mà cơ sở đào tạo không có.

Thành lập 01 trƣờng dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Chƣơng trình đào tạo tập chung chủ yếu các chuyên ngành nhƣ kỹ thuật nông nghiệp, chế biến nông sản, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, dạy nghề tiểu thủ công nghiệp.

Thực hiện nâng cao năng lực trung tâm dạy nghề ở cấp huyện, trong đó cần đầu tƣ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề tiên tiến và phù hợp. Bố trí cán bộ có năng lực tham gia công tác quản lý để có thể đảm nhận thực hiện tốt chức năng dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.

Mở các lớp đào tạo nghề liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các địa phƣơng có nhu cầu. Kết hợp các hình thức đào tạo tập trung với đào tạo di động tới tận các xóm, thôn, bản.

Phát động phong trào kết nghĩa giữa các trƣờng, các trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề trong và ngoài công lập với các địa phƣơng. Từ đó xây dựng các chƣơng trình giúp đỡ về dạy nghề cho lao động nông thôn. Hiện nay toàn tỉnh có trên 40 cơ sở đào tạo nghề, vận động mỗi cơ sở giúp từ 01 đến 2 xã.

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng

Bố trí 01 cán bộ y tế làm công tác quản lý y tế trong biên chế công chức xã. Nhiệm vụ của cán bộ y tế xã là tham mƣu cho chính quyền cấp xã thực hiện tốt công tác y tế tại cơ sở. Theo dõi tình hình sức khỏe của nhân dân, theo dõi diễn biến dịch bệnh để phối hợp với trạm y tế xã, cán bộ y tế thôn bản và các cơ quan chức năng sử lý kịp thời.

Thực hiện điều động luân chuyển cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện về công tác có thời hạn tại các xã để nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tuyên truyền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tại trung tâm y tế xã.

Đầu tƣ nâng cấp trạm y tế cấp xã và bệnh viện tuyến huyện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Có chính sách ƣu đãi để đƣa cán bộ y tế có trình độ về công tác ở vùng nông thôn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn.

Ban hành chính sách khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực y tế trong khu vực nông thôn với các cơ chế nhƣ cấp đất, giao quyền sử dụng đất lâu dài, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức, các nhân tham gia đầu tƣ.

3.2.1.4. Phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, thể trạng người dân

Cần dành quỹ đất thích hợp để quy hoạch xây dựng thêm các sân tập thể dục, sân vận động của từng xóm hoặc cụm xóm.

Vận động nhân dân thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao phù hợp với nhóm tuổi nhƣ thể dục dƣỡng sinh, cầu lông, bóng bàn...

Với những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lƣơng cần có chính sách hỗ trợ các dụng cụ thể thao và giao cho trƣởng xóm quản lý, ngƣời dân đăng ký mƣợn sử dụng.

Định kỳ mở các hội thi văn hóa, thể thao truyền thồng của từng vùng, từng khu vực để khích lệ nhân dân luyện tập thể dục thể thao, nâng cao thể trạng sức khỏe và làm phong phú đời sống tinh thần của ngƣời dân nông thôn.

3.2.2. Nhóm giải pháp khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm mới

3.2.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Hỗ trợ tích cực chuyển dịch sản xuất nông nghiệp độc canh sang sản xuất hàng hóa bằng biện pháp khuyến khích nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng cây nông sản hỗn hợp, trồng cây công nghiệp, cây dƣợc liệu nếu vùng đó có điều kiện tự nhiên phù hợp, có thị trƣờng tiêu thụ.

Nhƣ vậy sẽ tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nhân dân. Trƣớc mắt có thể thực hiện chính sách hỗ trợ cụ thể nhƣ sau:

+ Cho vay vốn ƣu đãi để nhân dân đầu tƣ chuyển đổi việc làm. Có thể sử dụng toàn bộ nguồn vốn vay giải quyết việc làm 120 cho các dự án chuyển đổi việc làm vay vốn (nguồn vốn này hiện có khoảng 50 tỷ đồng).

+ Hỗ trợ ngƣời dân một khoản kinh phí để ổn định cuộc sống trong thời gian đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chƣa có nguồn thu nhập.

+ Hỗ trợ tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và thực hiện chính sách trợ giá trợ cƣớc đối với vật tƣ, nguyên liệu đầu vào.

- Hiện nay khu vực nông thôn của tỉnh có thể phát triển công nghiệp chế biến và sửa chữa gia công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Chính sách khuyến công trong nông thôn cần tập trung vào các nội dung:

+ Tổ chức tập huấn cho các cơ sở công nghiệp nhỏ trong nông thôn để chuyển giao kỹ thuật chế tạo nông cụ, máy móc từ giản đơn đến phức tạp.

+ Ƣu tiên dành kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm của tỉnh Thái Nguyên để lựa chọn nghiên cứu các đề tài phát triển công nghiệp trong nông thôn nhƣ chế biến nông sản, công nghệ tái chế sản phẩm phụ trong nông nghiệp.

- Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ trong nông thôn dƣới nhiều hình thức và quy mô khác nhau phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Những năm tới, yêu cầu đối với các hoạt động dịch vụ ở nông thôn là phải đảm nhiệm vai trò cung ứng các yếu tố sản xuất và gắn sản xuất với thị trƣờng, lĩnh vực này cần thực hiện các giải pháp:

+ Xây dựng thí điểm chợ đầu mối nông sản và tổ chức thành các phiên giao dịch tại vùng, khu vực có nhiều nguyên liệu, nông sản.

+ Tổ chức quảng bá, giới thiệu để mở rộng thị trƣờng tiêu thu sản phẩm mở ra những cơ hội hợp tác liên kết.

+ Thực hiện các mô hình liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ phục vụ nông nghiệp với các dịch vụ khác nhƣ tín dụng, bảo hiểm. Từ đó hình thành mạng lƣới cộng tác viên là ngƣời địa phƣơng phối hợp triển khai các dịch vụ trong khu vực nông thôn, thúc đẩy hoạt động dịch vụ trong nông thôn phát triển.

3.2.2.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Mặc dù tỷ trọng lao động nông nghiệp và cơ cấu GDP ngành nông nghiệp của Thái Nguyên đang ngày càng giảm, tuy nhiên nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng và thu hút giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Trong thời gian tới, khu vực nông nghiệp cần phát triển một cách đa dạng, bền vững theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thu sản phẩm, cụ thể:

Trong nội bộ ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm tỷ trọng cây lƣơng thực, tăng tỷ trọng cây màu cây công nghiệp. Hƣớng đầu tƣ phát triển vào các cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của vùng, tận dụng đất trống đồi trọc, mặt nƣớc, đồi gò để phát triển kinh tế tạo việc làm cho lao động.

Cần quy hoạch phát triển cây trồng có tiềm năng và giá trị kinh tế cao nhƣ chè, lạc, đỗ tƣơng. Phát triển mạnh các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

- Trong ngành chăn nuôi:

+ Cần đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản trong các hộ gia đình theo mô hình kinh tế VAC và kinh tế trang trại. Mô hình này trên thực tế có thể thu hút một lực lƣợng lao động rất lớn thuộc mọi lứa tuổi, mọi đối tƣợng và thành phần khác nhau với mọi khoảng thời gian nhàn rỗi, dƣ thừa ở nông thôn.

+ Tận dụng lợi thế về đặc điểm, điều kiện tự nhiên để phát triển thủy sản ở những huyện có hồ lớn (khu vực trung du, vùng thấp). Lựa chọn và áp dụng các hình thức nuôi, kỹ thuật chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng. Thực hiện trợ giá, trợ cƣớc cho các hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng sâu vùng xa, trợ giá cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản.

- Trong ngành trồng trọt:

+ Phát triển cây chè là cây đặc sản của Thái Nguyên nhất là các vùng có điều kiện thổ nhƣỡng phù hợp để hình thành vùng nguyên liệu đặc sản cho chế biến chè xuất khẩu.

+ Phát triển các vùng sản xuất lúa và rau quả tập trung, chất lƣợng cao tại các khu vực vùng thấp (Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, các xã của thị xã Sông Công).

+ Khai thác lợi thể trồng các loại cây ôn đới, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tạo thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho sản xuất chế biến nông sản.

3.2.2.3. Giải pháp về phát triển các nghề phi nông nghiệp, phát triển làng nghề

Để phát huy lợi thế của các ngành nghề trong vùng nông thôn và phát triển các làng nghề hiện có, đồng thời khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề truyền thống đang đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc có nhu cầu tiêu thụ nhƣ sản phẩm mỹ nghệ thì cần có chính sách thích hợp để phát triển nhƣ:

- Tạo môi trƣờng chính sách hợp lý cho các làng nghề nhƣ tạo dựng các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Tƣ vấn hƣớng dẫn nghiệp vụ về xuất khẩu hàng hóa. Hỗ trợ về vốn vay, kỹ thuật và đào tạo dạy nghề và quản lý chất lƣợng sản phẩm.

- Thƣờng xuyên tổ chức quảng bá xây dựng thƣơng hiệu làng nghề, giới thiệu quảng cáo sản phẩm. Tăng cƣờng thông tin thị trƣờng sản phẩm trên các phƣơng tiện truyền thông. Tạo điều kiện cho các làng nghề đƣợc tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, truyền nghề, chú ý tập trung vào các nghề có lợi thế và khả năng phát triển. Mở các lớp đào tạo nghề tại chỗ để tạo đội ngũ thợ có kỹ thuật cao, lành nghề.

- Đối với một số địa phƣơng có lợi thế về nghề truyền thống nhƣng thiếu vốn sẽ thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế dƣới các hình thức gia công sản phẩm, sản xuất sản phẩm tinh xảo đòi hỏi yêu cầu kỹ cao nhƣng có chi phi đầu tƣ thấp.

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở các làng nghề. Một số hộ gia đình có thể vƣơn lên, mở rộng sản xuất, thuê mƣớn thêm nhân công, vay vốn ngân hàng thành lập doanh nghiệp. Nên giúp đỡ, hỗ trợ tiếp tục phát triển và từ hoạt động của họ rút kinh nghiệm để nhân rộng thêm.

3.2.2.4. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản và đầu tư vào khu vực nông thôn

Có chính sách khuyến khích đầu tƣ thành lập doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh vùng nông thôn nhằm khai thác các tiềm năng hiện có nhất là khai thác nguồn lao động dồi dào tại chỗ.

Những khu vực trung du, vùng thấp có lợi thế thu hút doanh nghiệp, nên khuyến khích các nhà đầu tƣ, dự án nƣớc ngoài liên doanh vào các vùng để phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, dƣợc liệu bằng các chính sách cụ thể nhƣ:

- Giảm thuế cho các chủ doanh nghiệp đầu tƣ vào khu vực nông thôn, doanh nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo nghề thu hút lao động nông thôn.

- Giảm giá cho thuế đất ƣu đãi hơn so với đầu tƣ vào các lĩnh vực khác để thu hút các dự án mới.

- Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển doanh nghiệp trong nông thôn với mục đích cung cấp vốn vay ƣu đãi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ và vùng nông thôn. Trƣớc mắt nếu do khó khăn về ngân sách, có thể đề nghị các ngân hàng thƣơng mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay, tỉnh sẽ cấp bù số tiền chênh lệch so với lãi ƣu đãi.

- Đơn giản hóa việc cấp thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục thuê đất. Giao cho một cơ quan quản lý Nhà nƣớc chịu trách nhiệm làm đầu mối tƣ vấn về lợi thế so sánh giữa các vùng nông thôn của tỉnh, tƣ vấn về chính sách ƣu đãi đầu tƣ của tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2.5. Đô thị hóa nông thôn và xây dựng các khu công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn

Để khai thác đƣợc tiềm năng thế mạnh của vùng nông thôn nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động, trƣớc hết phải đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn và phát triển các trung tâm vùng nông thôn.

Đây là cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)