Qua kết quả nhìn nhận xác suất Việt Nam rơi vào khủng hoảng tà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh điển và các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính.doc (Trang 49 - 54)

chính

Phương pháp luận.

Dựa trên chỉ số khủng hoảng đã tính được, chúng ta sẽ suy ra được giá trị thích hợp về khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính. Để truyền tải thông tin có được trong quá trình tính toán thì cách tiên nhất là gắn kết chuỗi chỉ số khủng hoảng để xác định khả năng khủng hoảng. Ý tưởng này dựa vào sự phân tích những giá trị đã kiểm định trong quá khứ của các chuỗi chỉ số khủng hoảng kết hợp với những cuộc khủng hoảng đã xảy ra, từ đó, đo lường khả năng xác xuất khủng hoảng có điều kiện xảy ra dựa trên giá trị khác nhau của của chuỗi chỉ số khủng hoảng 20 .

P(KHt ,t h / Sl St Su

∑ so thang voi Sl St S

u có khung hoang thucsu trongvong h thang

Với :

∑so thang voi SlSt Su

P biểu thị cho khả năng xảy ra khủng hoảng.

KH t, t+h là sự xảy ra khủng hoảng trong khoảng thời gian [t,t+h]. h là thời kỳ cửa sổ tín hiệu (24 tháng).

St là trọng số và Sl và Su biểu thị độ cao hơn hay thấp hơn của danh mục chỉ số. P (KH t,t+h |Sl < St < Su) biểu thị khả năng cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra trong h tháng vào thời gian t, với việc danh mục chỉ số St rơi vào khoản giữa của [Sl, Su].

Thực nghiệm.

Khi tính toán được chỉ số St, ta sẽ so sánh với bảng dưới để xác định được khả năng xảy ra khủng hoảng do Kaminsky (1998) và Goldstein, Kaminsky và Reinhart (2000) cũng đã tính toán dựa vào một lượng mẫu khá lớn và chúng tôi đã điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện hiện của VN ( cho 13 biến )

Bảng 2.7: Giá trị St và xác suất xảy ra khủng hoảng có điều kiện.

Giá trị St Xác suất xảy ra

khủng hoảng Pt 0 – 1.2 0.1 1.2 – 2.3 0.23 2.3 – 3.6 0.33 3.6 – 5.3 0.46 5.3 – 6.9 0.6 6.9 – 8.5 0.7 8.5 – 11 0.8 > 11 0.9

Nguồn: Ước lượng dựa trên các kết quả trong công trình nghiên cứu của Goldstein, Kaminsky, Reinhart ( GKR 2000).

1 0.9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 0.06 0.17 0.23 0.33 0.46 0.6 0.7 0.8 0.9 0 – 0.5 0.5 – 1.2 1.2 – 2.0 2.0 – 2.8 2.8 – 3.7 3.7 – 5.2 5.2 – 6.9 6.9 – 9 > 9

Chuỗi xác suất xảy ra khủng hoảng có điều kiện

Nguồn : Tính toán của nhóm nghiên cứu.

So sánh bảng 2.4 và 2.7 ta tính được chuỗi xác suất xảy ra khủng hoảng thực nghiệm có điều kiện cho giai đoạn 1998 – 2008 :

Bảng 2.8: Chuỗi chỉ số xác xuất xảy ra khủng hoảng thực nghiệm của VN

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

St 3.39 4.34 4.88 5.90 2.35 4.65 5.88 3.92 5.27 4.86 5.26

Pt 0.33 0.46 0.46 0.6 0.33 0.46 0.6 0.46 0.46 0.46 0.46

Hình 2.7:Chuỗi xác suất khủng hoảng thực nghiệm VN giai đoạn 1998 – 2008.

0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 0.33 0.46 0.46 0.6 0.33 0.46 0.6 0.46 0.46 0.46 0.46 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Chuỗi xác suất khủng hoảng thực nghiệm 1998-2008

Để làm tăng thêm tính hiệu quả cảnh báo của mô hình chúng tôi đề xuất thêm các mức cảnh báo khủng hoảng tương ứng với xác suất xảy ra khủng hoảng. Ở đây chúng tôi đề xuất bốn mức cảnh báo :

Bảng 2.9: Các mức cảnh báo khủng hoảng tương ứng với các mức xác suất khủng hoảng

Xác suất xảy ra khủng hoảng Pt Mức cảnh báo 0 – 0.33 Xanh 0.33 – 0.6 Vàng 0.6 – 0.9 Cam > 0.9 Đỏ

Ý nghĩa của các mức cảnh bảo :

Khi xác suất xảy ra khủng hoảng nằm trong khoảng từ 0 - 0.33 thì hệ thống tài chính VN nằm trong mức cảnh báo xanh an toàn .

Khi xác suất xảy ra khủng hoảng nằm trong khoảng 0.33 - 0.6 mức cảnh báo khủng hoảng nâng từ mức xanh lên mức vàng. Điều này báo hiệu những bất ổn đang gia tăng mạnh trên hệ thống tài chính. Các nhà điều hành chính sách vĩ mô cần lưu ý và có những biện pháp khắc phục ngay.

Khi mức xác suất xảy ra khủng hoảng gia tăng lên trong khoảng 0.6-0.9 lúc này hệ thống tài chính đang “nguy hiểm” và khả năng đỗ vỡ là rất cao. Màu vàng cảnh báo khi đó chuyển sang màu da cam. Lúc này, các nhà hoạch định cần có những biện pháp mạnh và chính sách hợp lý để giải cứu hệ thống tài chính trước nguy cơ đổ vỡ. Thường sau việc giải cứu thị trường này sẽ kèm theo nó là những khoản thâm hụt lớn trong ngân sách và dự trữ quốc gia.

Khi mức xác suất xảy ra khủng hoảng vượt lên trên 0.9 thì khả năng xảy ra khủng hoảng gần như là chắc chắn. Lúc này, một báo động đỏ được đưa ra, niềm tin của các nhà đâu tư gần như sụp đổ xuất hiện những đợt tháo chạy ào ạt của các dòng vốn, khi đó, Chính phủ phải sử dụng đến các khoản dự trữ quốc gia và tiến hành vay nợ để cứu vãn toàn hệ thống và nền kinh tế. Những cuộc khủng hoảng trong quá khứ chỉ ra

rằng hầu hết các nước sau khi rớt vào tình trạng này đều gánh những khoản nợ khổng lồ .

Bảng 2.10 : Các mức cảnh báo khủng hoảng đối với VN giai đoạn 1998-2008

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Mức cảnh báo Xanh Vàng Vàng Vàng Xanh Vàng Vàng Vàng Vàng Vàng Vàng

Như vậy, mức cảnh báo khủng hoảng tài chính của VN trong cả giai đoạn 10 năm từ 1998 đến 2008 chỉ ở 2 mức cảnh báo “xanh”, còn lại là mức cảnh báo “vàng” là chủ yếu. Điều này chứng tỏ những bất ổn hiện có của nền kinh tế VN đang trong giai đoạn tích lũy chứ chưa bùng phát thật mạnh. Muốn giữ trạng thái này về lâu dài hay đưa nền kinh tế về mức xanh an toàn, đòi hỏi nhà nước phải chú ý xử lý ngay những hậu quả của những chính sách chưa phù hợp đồng thời điều chỉnh chúng phù hợp hơn với thực trạng nền kinh tế.

Cuối cùng, để kiểm nghiệm tính chính xác của mô hình ta có thể tham khảo báo cáo của các định chế và các tổ chức tài chính lớn xem xét tính tương đồng lớn. Vấn đề này được nhóm nghiên cứu thực hiện ở chương 3.

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ VỀ MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG

HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kinh điển và các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính.doc (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w