Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Một phần của tài liệu iải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.pdf (Trang 39 - 44)

5 Bố cục của luận văn

1.2.1 Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa?

- Sản lượng nước sản xuất ra có tương ứng với sản lượng nước tiêu thụ hay không? Lý do và tìm các giải pháp để khắc phục.

- Giá tiêu thụ nước sinh hoạt có đủ bù đắp giá thành sản xuất hay không và có ở mức hợp lý để người tiêu dùng có thể chi trả không?

- Các vấn đề liên quan đến mở rộng khách hàng trong hiện tại và tương lai.

- Dây chuyền công nghệ, hệ thống sản xuất nước sạch đã đạt tiêu chuẩn cấp nước hay chưa?

- Nguyên nhân chính của việc thất thoát nước và giải pháp khắc phục.

- Sản phẩm nước sạch sản xuất ra có đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt hay không?

- Nguồn vốn thực hiện các dự án cấp nước và kế hoạch trả nợ vay?

- Mô hình tổ chức của Công ty đã phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước và ngành nước hay chưa? Nếu chưa thì nên chuyển đổi mô hình như thế nào cho phù hợp và hiệu quả?

1.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp luận xuyên suốt của đề tài là việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

1.2.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập tài liệu thứ cấp: Từ các thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và

các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức, ban ngành về phát triển SXKD nước sạch của Thái Nguyên qua các nguồn thông tin như : sách, báo, tạp chí, tài liệu hội nghị, học tập chuyên ngành và internet.

Thu thập tài liệu sơ cấp: Việc thu thập tài liệu sơ cấp chủ yếu dựa trên nghiên cứu thực tế, sử dụng các số liệu trong các báo cáo sản xuất, lao động, tổ chức của Công ty, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.

1.2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu

a/ Phương pháp thống kê

Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể và thường kết hợp với so sánh để làm rõ vấn đề:Tình hình biến động của các hiện tượng qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tượng; mối quan hệ giữa các hiện tượng. Được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.... Từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học. Số liệu thu thập được biểu diễn bằng nhiều dạng khác nhau như dạng biểu đồ hình cột, hình bánh, hình mạng nhện... Tùy thuộc vào từng loại số liệu khác nhau và yêu cầu cần thiết phải thể hiện kết quả.

b/ Phương pháp dự tính dự báo

Từ việc phân tích thực trạng SXKD nước sạch của Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên từ năm 2002 - 2006 và xu hướng phát triển SXKD để từ đó đưa ra giải pháp phát triển SXKD nước sạch. Sự chính xác trong kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại trong việc phát triển SXKD nước sạch của Công ty. Tính sản lượng à doanh thu ho à vốn để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp và tiết kiệm.

c/ Phương pháp so sánh

- So sánh theo thời gian, so sánh theo thời điểm... để tìm ra những phương án tối ưu cho việc nghiên cứu phát triển SXKD của Công ty.

d/ Phương pháp tiếp cận “ Benchmarking”

“Benchmarking” là một phương pháp xác định mức chuẩn và xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu của các công ty cấp nước, hiện Benchmarking là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong ngành nước trên phạm vi toàn cầu. Công việc này bao gồm công việc thu thập, phân tích và so sánh các số liệu hoạt động chủ yếu về mặt kỹ thuật, tài chính, thể chế và dịch vụ khách hàng giữa các công ty cấp nước của một quốc gia, một khu vực và trên thế giới. Benchmarking còn được coi là chuẩn mực, một công cụ quản lý và lập kế hoạch hiệu quả đối với các công ty cấp nước, có ý nghĩa cụ thể:

- Báo cáo số liệu về Benchmarking giúp các cơ quan chức năng một cái nhìn tổng quát về thực trạng ngành cấp nước của một khu vực, một quốc gia để có thể đánh giá hiệu quả đầu tư của ngành cũng như những khó khăn và thách thức trong tương lai, qua đó đề ra cơ chế, chính sách, định hướng, mục tiêu và giải pháp phù hợp. - Đối với các công ty cấp nước, bằng cách tham gia vào thực hiện chương trình Benchmarking, họ sẽ tự đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hoạt động của mình. Nội dung chương trình Benchmarking là tập hợp số liệu trên các lĩnh vực hoạt động của công ty cấp nước, từ đó xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và phân tích các số liệu tổng hợp được như:

+/ Độ bao phủ của dịch vụ : tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số dân được hưởng dịch vụ so với tổng số dân cư.

+/ Tỷ lệ tiêu thụ nước của khách hàng: Mức tiêu thụ nước bình quân do một khách hàng sử dụng tính theo đơn vị chuẩn (lít/người/ngày).

+/ Nước thất thoát: tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) lượng nước thất thoát so với lượng nước sản xuất ra.

+/ Tổng số đấu nối: Số lượng đầu mối (đấu nối) sử dụng nước của khách hàng, chỉ tiêu này giúp hiểu rõ về mức độ phức tạp trong quản lý số đấu nối.

+/ Chi phí vận hành đơn vị: Tổng chi phí cho một mét khối nước tiêu thụ. +/ Tỷ lệ sử dụng nhân viên: Sử dụng bình quân/1.000 khách hàng.

+/ Tỷ lệ hoạt động: Tỷ lệ giữa tổng doanh thu tiền nước và tổng chi phí sản xuất nước trong 1 năm.

+/ Tỷ lệ cấp nước liên tục: đánh giá mức độ duy trì dịch vụ.

e/ Sử dụng ma trận SWOT phân tích phát triển SXKD sản phẩm nước sạch

Đề tài áp dụng ma trận SWOT làm công cụ phân tích để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho việc phát triển SXKD sản phẩm nước sạch của Công ty. Tên SWOT là viết tắt của các từ:

- Weaknesses : những mặt yếu - Opportunities : các cơ hội bên ngoài -Threat : các nguy cơ bên ngoài

Để áp dụng mô hình SWOT này, trước hết cần xây dựng các ma trận cơ hội, nguy cơ nhằm tìm ra các yếu tố chính có ảnh hưởng tác động bên ngoài, đồng thời

kết hợp với ma trận đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu (những yếu tố bên trong) để xây dựng các giải pháp khả thi.

Bảng 1.12 Ma trận cơ hội

Sự tác động của cơ hội

Xác suất tận dụng cơ hội Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp

Miền ưu tiên cao Miền ưu tiên trung bình Miền ưu tiên thấp

Bảng 1.13 Ma trận nguy cơ

Sự tác động của nguy cơ

Xác suất xuất hiện nguy cơ

Hiểm

nghèo Nguy kịch Nghiêm trọng Nhẹ Cao

Thấp

Mức khẩn cấp Mức cao Mức trung bình Mức thấp

Sử dụng tất cả các thông tin có được từ ma trận, các nhà nghiên cứu có thể kết hợp các cơ hội, nguy cơ bên ngoài với các điểm mạnh, điểm yếu bên trong để hình thành các giải pháp tối ưu để phát triển SXKD dựa trên ma trận SWOT.

Phân tích SWOT dựa trên một sơ đồ đơn giản của việc phân loại tất cả những nhân tố có ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của ngành, được chia thành:

- Những nhân tố bên ngoài và những nhân tố bên trong có tác động. - Những nhân tố có tác động tốt và những nhân tố có tác động xấu. Như vậy:

- Những nhân tố bên ngoài có lợi là những cơ hội.

- Những nhân tố bên ngoài không có lợi là những nguy cơ. - Những nhân tố bên trong có lợi là những mặt mạnh. - Những nhân tố bên trong không có lợi là những mặt yếu.

Phân tích SWOT dựa trên sự nhận biết 4 nhóm nhân tố, dựa vào mô tả ảnh hưởng của chúng đến tình hình SXKD cũng như khả năng SXKD làm mạnh lên hay yếu đi áp lực của chúng. Sự tác động lẫn nhau của các cơ hội và nguy cơ với những mặt mạnh, mặt yếu của tình hình SXKD cho phép chúng ta xác định vị thế của Công ty đồng thời có thể có được những giải pháp toàn diện nhất.

Sơ đồ phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình SXKD trong phân tích SWOT như bảng 1.14:

Bảng 1.14: Các nhân tố trong phân tích SWOT Ảnh hƣởng

Môi trƣờng Có lợi Không có lợi

Bên ngoài Những cơ hội Những nguy cơ

Bên trong Những mặt mạnh Những mặt yếu

Mô hình ma trận SWOT và những phối hợp có hệ thống các cặp tương ứng với các nhân tố nói trên tạo ra các cặp phối hợp Logic như mô tả trong mô hình 1.16

Bảng 1.15 Ma trận SWOT

SWOT

Những cơ hội (O)

O1 O2 Những nguy cơ (T) T1 T2 Những mặt mạnh (S) S1 S2 Phối hợp SO Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng cơ hội Phối hợp ST Sử dụng các điểm mạnh để vượt qua các nguy cơ đe dọa Những mặt yếu (W) W1 W2 Phối hợp WO Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu Phối hợp WT

Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh, hạn chế các

nguy cơ

Việc sử dụng SWOT cũng như các công cụ kỹ thuật, mô hình hay các phương pháp tổng hợp là rất cần thiết đối với quá trình phát triển SXKD, hỗ trợ việc lựa chọn và quyết định các giải pháp.

Một phần của tài liệu iải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.pdf (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)