Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu iải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.pdf (Trang 44 - 47)

5 Bố cục của luận văn

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Luận văn sử dụng các chỉ tiêu sau để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài:

- Chỉ tiêu sản lượng nước sản xuất bình quân một ngày đêm của từng nhà máy nước và toàn Công ty,

- Chỉ tiêu sản lượng nước tiêu thụ

- Chỉ tiêu sản lượng nước thất thoát

- Chi phí sản xuất nước

- Giá thành toàn bộ cho 1m3 nước tiêu thụ

- Giá bán

- Doanh thu từ sản phẩm nước sạch

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG SXKD NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƢỚC SẠCH THÁI NGUYÊN

2.1 Đặc điểm chung của Công ty

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty

2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên nằm trên địa bàn trung tâm thành phố Thái Nguyên, nằm trong địa phận phường Trưng Vương. Đây là lợi thế của Công ty trong việc SXKD nước sạch vì thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung dân cư đông nhất trong tỉnh. Vị trí địa lý của thành phố Thái Nguyên cũng rất thuận lợi so với các vùng, huyện khác trên địa bàn tỉnh. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh, là đầu nút hệ thống giao thông: đường bộ, đường sắt và đường sông. Mặc dù là tỉnh miền núi, nhưng thành phố Thái Nguyên lại được xếp vào địa hình trung du.

NMN Sông Công trực thuộc Công ty cũng có thuận lợi là nằm trong địa phận thị xã Sông Công, nơi cũng được xếp vào địa hình trung du. Đây cũng là vị trí thuận lợi cho việc phát triển SXKD nước sạch vì Sông Công tập trung dân cư đông, có các khu công nghiệp với nhu cầu sử dụng nước lớn.

2.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty được thành lập năm 1963 với tên gọi đầu tiên là Nhà máy nước (NMN) Túc Duyên. Ngày đầu thành lập, Nhà máy có 43 cán bộ công nhân viên, chủ yếu là lao động phổ thông, rất ít người được đào tạo công nhân ngành nước, trang thiết bị còn rất thiếu thốn, công suất nước đạt 1.200 m3/ngày đêm. Tuy nhiên với tinh thần lao động hăng say, sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh đạo Nhà máy, hàng năm NMN Túc Duyên đều hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD do nhà nước giao. Năm 1982, NMN Túc Duyên được đổi tên thành Công ty Cấp nước Bắc Thái và công suất đạt trên 7.000 m3/ngày đêm. Năm 1995, Công ty Cấp nước Bắc Thái tiếp nhận thêm NMN Sông Công và tình hình SXKD ngày càng phát triển, Công ty luôn hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty Cấp nước Bắc Thái

được đổi tên thành Công ty Cấp nước Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005. Hiện tại, Công ty đang quản lý và khai thác 3 nhà máy sản xuất nước: Túc Duyên, Tích Lương và Sông Công, ngoài ra còn có các bộ phận sản xuất và kinh doanh các ngành nghề khác như: kiểm định chất lượng các thiết bị đo đếm ngành nước, thi công xây lắp công trình chuyên ngành…… Công suất nước toàn Công ty đạt 45.000 m3/ngày đêm, thu nhập của người lao động ổn định, hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 2006, Công ty lại chuyển đổi hình thức hoạt động thành Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên để phù hợp với việc gia nhập tổ chức WTO của Việt Nam.

2.1.2.3 Các quá trình thay đổi quy mô sản xuất nước sạch của công ty

Năm 1963 Nhà máy có 2 giếng nước có công suất 1.200 m3/ngày đêm. Có 7.760 m đường ống chuyền tải có đường kính từ DN100mm đến DN400mm và hơn 4.500 m đường ống có đường kính nhỏ hơn 100mm. Ngày 28 Tết nguyên đán năm 1963, nguồn nước sạch đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên chính thức được bơm vào mạng phục vụ nhân dân thành phố Thái Nguyên.

Tháng 10 năm 1973, Nhà máy khởi công lắp đặt hệ thống xử lý nước có công suất 700 m3/ngày đêm do Hunggari viện trợ. Xây trạm tăng áp, dựng đài nước chứa được 200 m3 và lắp thêm 2.200 m đường ống DN200, với mục đích làm tăng chất lượng nước, tăng số người sử dụng nước và cung cấp nước được cho những khu vực có địa hình cao. Công trình này hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1974.

Năm 1976, Nhà máy được đầu tư khoan thêm 3 giếng và hoàn thành vào tháng 4 năm 1977, đưa công suất nhà máy lên 4.500 m3/ngày đêm.

Năm 1978, Nhà máy tiếp tục được đầu tư khoan thêm 2 giếng và được hoàn thành vào tháng 5 năm 1979, đưa công suất nhà máy lên 7.000 m3/ngày đêm, đảm bảo phần lớn nhu cầu nước của thành phố lúc bấy giờ.

Tháng 11 năm 1982, NMN Túc Duyên sau khi được đổi tên thành Công ty Cấp nước Bắc Thái đã tiếp nhận thêm NMN Sông Công có công suất 15.000m3/ngày đêm, nhưng không thể phát huy được hết công suất vì đường ống đã

Năm 1997, Công ty Cấp nước Bắc Thái do tách tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn lại một lần nữa được đổi tên thành Công ty Cấp nước Thái Nguyên, đồng thời triển khai thực hiện dự án Cấp nước và vệ sinh thành phố Thái Nguyên, nhằm nâng công suất Nhà máy, cải tạo đường ống cũ nát hiện có và có thể phục vụ thêm nhiều khách hàng.

Tháng 12 năm 2002, Dự án Cấp nước và vệ sinh thành phố Thái Nguyên hoàn thành, các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng. NMN Túc Duyên được nâng công suất từ 7.000 m3/ngày đêm lên 10.000 m3/ngày đêm, xây mới thêm 01 NMN Tích Lương có công suất 20.000 m3/ngày đêm với trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Lắp đặt thêm 50 km đường ống chuyền tải có đường kính từ 200 đến 700mm và trên 100 km đường ống phân phối có đường kính từ 63 đến 150mm.

Năm 2003, Công ty lắp đặt thêm 200 km đường ống phân phối, mở rộng phạm vi phục vụ, tăng số hộ được sử dụng nước sạch lên cao.

Một phần của tài liệu iải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.pdf (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)